Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Năm tác hại của máy tính bảng với trẻ em

Máy tính bảng màn hình cảm ứng cho trẻ nhỏ đã đứng đầu bảng các món quà được đặt dưới chân cây thông Noel năm 2013. Nhất là thị trường máy tính bảng năm đó còn rộn ràng hơn với sự ra đời của dòng sản phẩm dành cho các em bé dưới ba tuổi. Các ứng dụng dành cho giáo dục được tích lũy nhiều hơn trên máy tính bảng và hấp dẫn ngày càng nhiều các bậc phụ huynh. Thế nhưng, trên một diễn đàn tự do của nhật báo Le Monde số ra ngày 16/09/2015, một nhóm các nhà khoa học Pháp đã gióng lên hồi chuông báo động về những tác động tiêu cực của máy tính bảng. Các nhà khoa học kêu gọi: «Hãy để trẻ nhỏ tránh xa các máy tính bảng».

Năm tác hại của máy tính bảng cảm ứng dành cho trẻ nhỏThứ nhất, chúng có những tác động tiêu cực lên khả năng tập trung. Máy tính bảng thu bắt rất mạnh sự tập trung không chủ ý. Hình ảnh hấp dẫn, thay đổi nhanh và kèm theo âm thanh làm mê hoặc các trẻ.
Máy tính bảng là nguồn kích động. Công cụ này liên tục khuyến khích một sự thành công giả định, kể cả trong các hoạt động bạo lực. Bằng cách thu hút sự chú ý của trẻ, máy tính bảng làm chậm trễ sự trỗi dậy của nhiều năng lực chính yếu như sự dồi dào của ngôn ngữ, tính xã hội thích hợp, chức năng vận động hài hòa. Nói tóm lại, chúng cướp đi khoảng thời gian quý báu cho những hoạt động cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Tác động thứ hai, chính là ngôn ngữ. Các chuyên gia này nhận thấy là ngày càng có nhiều trẻ bị chậm nói. Quả thật, máy tính bảng có thể đem đến cho các bậc phụ huynh một quãng thời gian yên tĩnh trong ngày, nhưng lại gây thiệt hại cho sự tương tác về tiếng nói. Một hoạt động rất quan trọng trong giai đoạn đầu phát triển và cũng là hoạt động không thể thiếu cho việc học nói. Bởi vì những chương trình được cho có «tương tác» đó không cho phép sự trao đổi theo đúng nghĩa là giao tiếp người – người.
Điểm tác hại thứ ba là sự hình thành một khái niệm về thời gian và tính nhân quả. Qua những hoạt động lặp đi lặp lại trên những món đồ thực tế, trẻ sẽ rút ra được những quy luật vật lý chính yếu cho sự hội nhập của khái niệm nhân – quả. «Trái bóng lăn là vì con đã dùng chân đá vào nó». Thí nghiệm đó là điều không thể có được trên màn hình. Cũng thông qua quan sát mà trẻ sẽ cảm nhận được khái niệm về tính thời gian: lá cây vàng vào mùa thu…
Màn hình ảo chỉ cản trở cho sự khám phá quan trọng này. Hơn nữa, tính tức thì của những câu trả lời trên máy tính bảng chỉ làm tổn hại đến cách học hỏi đòi hỏi cách hoạch định, chiến lược, mưu mẹo, nghĩa là cách chấp nhận một sự phản đối tức thì hay một sự hài lòng chậm trễ.
Thứ tư, máy tính bảng làm hỏng chức năng vận động khéo léo và toàn thể. Đối diện trước máy tính bảng, trẻ không thể phát triển các chức năng vận động chung. Một mặt, các bé cứ ngồi ì tại chỗ mà không thể khám phá môi trường xung quanh. Mặt khác, đối diện trước một bề mặt bằng phẳng, đứa trẻ có ảo giác của một máy tính bảng khi vỗ vỗ lên trên. Nhưng trước các món đồ hiện hữu «thật», trẻ thường tỏ ra lúng túng, bị hạn chế và vụng về một cách đáng ngạc nhiên.
Cuối cùng là sự khó khăn trong viết chữ. Các chuyên gia tư vấn về tâm lý vận động ghi nhận: giữa bút vẽ và máy tính bảng, trẻ không ngần ngại chọn những gì lấp lánh, chiếu sáng và chuyển động. Các hoạt động đồ họa trên máy tính bảng không thể nào thay thế cho việc tập viết bằng bút – giấy. Cách điều chỉnh thế cầm viết, nỗi lo không tô lem ra ngoài, lực vẽ tương thích… là những ràng buộc cấu trúc, vốn dĩ không tồn tại trên máy tính bảng và giúp cho trẻ tự chỉnh sửa lấy những sai sót của chính mình.
-(Xem tiếp toàn bài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips