Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Bi kịch của một người - Thảm họa của cả dân tộc

Trang bìa tạp chí TIME số ra ngày 4 tháng 4 năm 1955 đề tựa “The hour is late, the odds are long” (Thời cơ đã muộn, tình thế lại bấp bênh), dưới bức hình ông Ngô Đình Diệm (bấy giờ là Thủ tướng Quốc gia Việt Nam) và lá quốc kỳ bị rách. Đây là thời điểm thi hành Hiệp định Genève, chính thể Quốc gia Việt Nam đứng trước nguy cơ tan rã vì nội chiến.
“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo." - Ngô Đình Diệm (Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)
Ngày 1 Tháng 11 năm 1963 tại Sài Gòn nổ ra cuộc binh biến do giới tướng lãnh và chỉ huy trưởng các đơn vị tác chiến chiến thuật QLVNCH tổ chức và thực hiện. Biến cố có kết thúc là Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ, Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát và nền Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung (1955- 1963). Và phải đến bốn năm sau, 1967 Đệ Nhị Cộng Hòa mới được thành hình với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu... Biến cố năm 1963 xa xôi kia tính đến hôm nay đã là 52 năm, thời gian đủ dài để tất cả tranh chấp, dị biệt, đối kháng nẩy sinh từ trước, và sau lần kết thúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa với lần bức tử của vị nguyên thủ.. Tất cả những mâu thuẩn đối nghịch từ những cá nhân, nhóm cá nhân của nhiều phía hôm nay cần phải được phân giải khách quan, trung thực để thấy ra một điều chung nhất là: Cùng lần với thảm kịch của cá nhân, gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm là hậu quả, hệ quả uất hận vô bờ của toàn dân tộc Việt Nam./Xem toàn bài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips