Dân Nga từng hưởng sự tăng trưởng kinh
tế dựa vào giá dầu thô xuất khẩu giá cao dưới thời Tổng thống Putin.
Ngày càng nhiều người Nga có thể nâng cao chất lượng cuộc sống, du lịch
nước ngoài và sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Nên họ bị sốc khi kinh tế đảo chiều...
Từ St. Petersburg đến Siberia, các đại lý đổi tiền đều cạn nguồn
ngoại tệ, và họ nâng tỷ giá hối đoái. Ngân hàng tiết kiệm nhà nước
Sberbank Alfa Bank (ngân hàng cho vay tư nhân lớn nhất Nga) đều nói họ
trải nghiệm một cơn khát đồng euro và USD.
“Nhu cầu mua ngoại tệ rất khủng khiếp. Người dân đem từng bao tiền
lớn đến đổi. Thật là điên rồ”, theo lời Kamila Asmalova, giám đốc một
chi nhánh Sberbank ở Moscow. Bà nói chi nhánh cạn ngoại tệ lúc 14 giờ
chiều 16.12.
Máy rút tiền ATM cạn sạch tiền, do thảm họa đồng rúp Nga rớt giá. Dân Nga ồ ạt rút tiền rúp để mua đồng USD và đồng euro, khiến tỷ giá hối đoái tăng cao.
Thảm họa đồng rúp Nga rớt giá đánh thức
lại nỗi sợ giá cả sinh hoạt tăng cho người tiêu dùng. Người phát ngôn
Hiệp hội các công ty bán lẻ nhận định giá lương thực, nước uống sẽ tăng
giá 15 % trong quý 1-2015.
Dân Nga vài ngày qua đổ xô tiêu hết số
đồng rúp mất giá nhanh, bằng cách mua đồ điện tử, xe con trước khi giá
các mặt hàng này sẽ tăng.
Theo báo The Wall Street Journal, khi đồng rúp Nga rớt giá kỷ lục 20 % so với đồng USD hôm 16.12, dân Moscow đổ xô mua hàng điện tử cùng các món hàng giá trị lớn.
Bài đầy đủ: Thảm
họa đồng rúp Nga rớt giá
Bài cũ: Thảm họa nước Nga bây giờ là vì có Putin
Bài cũ: Thảm họa nước Nga bây giờ là vì có Putin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét