Mới đây, khi bàn về chính sách pháp luật giảm nghèo, ông
Giàng Seo Phử - Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã nói “bán vé số có thu nhập
cao”.
“Chúng tôi nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, đến vùng này tôi thấy
tình hình đi làm thuê và bán vé số rất phổ biến nhưng có thu nhập cao,
họ đủ trang trải cho một ngày ăn..."
"Bán vé số tôi cho là có thu nhập cao, đóng góp cho ngân sách nhà nước rất cao, chúng ta cần phải nghiên cứu tiếp vấn đề này”.
“Các đồng chí ở đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu xem có xóa đói, giảm
nghèo không? Nếu chúng ta không tính những yếu tố này vào mà chỉ tính
những tiêu chí chung như của cả nước thì đây là vấn đề bỏ qua, bị sót,
trong khi đó người ta thu nhập chính từ vé số, tôi đề nghị chúng ta phải
tính toán”.
Phải nói rằng chưa bao giờ có một vị Bộ trưởng nhắc tới đời sống khổ sở
của những người bán vé số ngay tại Quốc hội và động viên họ “đấy là nghề
có thu nhập cao”. Nghe phát biểu của ông Phử hẳn là sẽ có nhiều người
mừng đến rớt nước mắt vì chắc là “nghề bán vé số” của họ cũng còn sung
sướng hơn khối những nghề khác/Xem
toàn bài/giaoduc.net
Nghe ông Bộ trưởng phát biểu, trong hội trường Quốc hội nhiều người không nhịn được đã phải bật cười thành tiếng. Những nụ cười mang tính mỉa mai cho cái suy nghĩ ấu trĩ của một ông Bộ trường. Đó có thể là phát minh của thế kỷ, nếu nó đưa vào chính sách phát triển kinh tế của đảng và nhà nước có thể hình thành việc “nhà nhà bán vé số, người người bán vé số” chứ chẳng chơi.
Trả lờiXóaNhưng qua việc phát biểu vô trách nhiệm trên mới thấy được sự thờ ơ với những vất vã, khổ cực của những người bán vé số. Ngay cả một ông Bộ trưởng mà còn nói “đấy là nghề có thu nhập cao” thì đủ thấy quan chức Việt Nam chẳng mấy quan tâm đến đời sống khổ cực của người dân.
Ở Miền Nam Việt Nam, sau năm 1975, dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước trẻ con thay vì được đến trường, được vui chơi thì rất nhiều trong số họ phải đi bán vé số để phụ giúp gia đình. Những đứa bé da đen nhẻm, mồ hôi nhễ nhại hàng ngày phải đi bộ hàng chục kilomet để bán những tấm vé số. Và thu nhập cũng chỉ vào khoảng 100 ngàn/ngày. Hay những thương phế binh VNCH từ sau chiến tranh, họ phải lê la trên khắp phố phường, ngõ xóm đề chào mua những tờ vé số trên đôi chân tật nguyền hoặc đôi mắt mù lòa. Thu nhập từ việc bán vé số có thể giúp họ độ thực qua ngày nhưng chẳng giúp họ trở nên giàu có hoặc đầy đủ về vật chất. Ấy vậy, ông Bộ trưởng Giàng Sèo Phử lại cho đó là nghè có thu nhập cao.
Sau khi ông Bộ trưởng có lời phát biểu trên, nhiều người đưa ra đề nghị, sao ông Giàng Sèo Phử không thử cuốc bộ đi bán vé số một ngày thử nhỉ? Nhưng chắc chắn với thân hình mập mạp, tròn trịa của ông, ông không thể nào đi bộ 100m chứ đừng nói gì đến cả mấy chục kilomet mà phải đi trong cả ngày.
Người Quan Sát
“VN ta đã được thế giới chứng nhận có nền kinh tế thị trường, thông qua chiến lược Buôn bộ trưởng và Bán vé số” (ĐTL).
Trả lờiXóaTin vui ngày Rằm rơi vào Thứ Sáu 13: Ku Tổng xác nhận là đã quá khớp khi tuyên bố trong hội nghị trung ương rằng chưa biết đến cuối thế kỷ này có thể kết thúc tiến trình hoàn tất XHCN hay không.
Công đầu là do nỗ lực của đa phần đảng viên hành nghề bộ trưởng.
Đâu đó trên Phây có một status phiếm, đại ý như sau:
Một bà đầm tây đi chợ Việt, không nói được tiếng Việt, chỉ ra hiệu. Bà vén váy chỉ vào đùi, chị bán hàng cắt ngay cho 1 ký thịt đùi. Qua hàng kế, bà ta kéo áo chỉ vào ngực, chị bán hàng cân ngay 1 ký ức ngan. Qua hàng kế nữa, bà hơi lúng túng, sau cùng, chỉ vào cái tivi, anh bán hàng lập tức gói ngay cho 1 ký óc heo. Lúc đó, tivi đang chiếu trực tiếp cảnh QH chất vấn các bộ trưởng.
Tác giả chuyện phiếm này có phần nào kỳ thị heo chăng?
Không rõ, nhưng cứ nhìn mặt Ku Giàng tên màn hình thì có thể hiểu ra sức liên tưởng của người xem.
ĐINH TẤN LỰC
(Click tiêu đề xem toàn bài)