Đọc lại báo cũ
Quân đoàn 27 là đội quân được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến 60% là mù chữ |
Trong cuộc thảm sát
này, Quân đoàn 27 là thủ phạm chính. Sau vụ thảm sát, ông Giang Trạch Dân được
ông Đặng Tiểu Bình tín nhiệm và cho thay thế ông Triệu Tử Dương. Ông Giang được
chọn là vì đã thẳng tay trừng phạt “Báo Kinh tế Thế giới” và biết nghe lời lãnh
đạo ra tay đàn áp phong trào dân chủ tại Thiên An Môn.
Trong “Nhật ký Lý
Bằng” cũng khẳng định, ông Giang là “kẻ lãnh đạo và quyết định” đàn áp tại
Quảng trường Thiên An Môn.
Khác biệt về số lượng thương vong trong tài liệu mật
Có nhiều số liệu khác
nhau liên quan đến số người thương vong trong sự kiện Thiên An Môn. Theo số
liệu của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, số người chết từ 2.600 ~ 3.000 người.
Vào ngày 16/6 năm đó,
Tổng Lãnh sự quán Mỹ trú tại Hồng Kông đã chia sẻ một thông tin có được từ tài
liệu nội bộ của chính quyền ĐCSTQ, theo số liệu này thì từ ngày 3 – 4/6, tại
Thiên An Môn và phố Trường An có 8.726 người bị giết; từ ngày 3 – 9/6, vùng ngoại
vi Thiên An Môn thuộc nội thành Bắc Kinh có 1.728 người bị giết.
Như vậy, tổng số người
chết là 10.454 người, còn số người bị thương thì lên đến 28.796 người. Người Mỹ
khẳng định, thông tin tình báo của họ đáng tin cậy, cho dù hiện không có cách
nào kiểm chứng được thông tin trong tài liệu gốc này.
Theo truyền thông Hồng
Kông, tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về số thương vong trong sự
kiện thảm sát Thiên An Môn và những chi tiết liên quan đến Quân đoàn 27 gây tội
ác thảm sát mà người Mỹ thu thập được là chưa từng được biết đến.
Theo Next Magazine,
tin tình báo của Mỹ có được qua tài liệu nội bộ của Trung Nam Hải đánh giá về
số người thương vong trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn lên đến 40 nghìn
người, trong đó 10.454 người bị giết.
Chứng cứ này trái
ngược hoàn toàn với công bố công khai của chính quyền ĐCSTQ với cộng đồng
quốc tế rằng “không có người chết trong Sự kiện Thiên An Môn 1989.”
|
Quân đoàn 27 gây ra vụ thảm sát
là đội quân mù chữ
Tối ngày 9/2 năm nay,
chương trình “Tin tức Quân sự” của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa
tin, Quân đoàn 27 đã từ Thạch Gia Trang chuyển tới Sơn Tây.
Vào tháng 12 năm
ngoái, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin, Quân đoàn 27 thuộc Quân khu Bắc Kinh
bị giải thể, vào tối ngày 29/12 đã chuyển một bộ phận quân đến doanh trại xe
tăng tại quận Giao, thuộc Thái Nguyên – Sơn Tây, đổi tên Sư Lục Quân đoàn 27,
Tổng bộ trú tại Thạch Gia Trang – Hà Bắc được chuyển đến Ban Lục quân Chiến khu
Trung bộ.
Next Magazine chia sẻ
thông tin theo hồ sơ mật của Washington, Quân đoàn 27 là đội quân chính ra tay
thảm sát khiến nhiều người thiệt mạng tại Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6.
Vào sáng sớm ngày 4/6,
đội quân này mang theo vũ khí tiến vào Quảng trường Thiên An Môn thực hiện cuộc
thảm sát, trong những người bị giết hại có cả lính của những đơn vị khác, vì
thế mà tại đây còn xảy ra một cuộc chiến trong nội bộ lực lượng quân đội Trung
Quốc.
Theo lời của gián điệp Mỹ,
Quân đoàn 27 là đội quân được tín nhiệm và luôn biết phục tùng, tướng chỉ huy
là Yang Jianhua, em trai cựu Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, còn Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị khi đó là con của tướng Dương Bạch Băng, còn gọi là Dương Thượng
Chính.
Nhưng nhân vật bí ẩn
này không thấy có bất cứ tài liệu nào nhắc đến, không thể tìm được tên gốc bằng
tiếng Trung Quốc.
Theo thông tin, Quân
đoàn 27 là đội quân đặc biệt được tuyển từ những nông dân vùng hẻo lánh, có đến
60% là mù chữ.
Doanh trại Quân đoàn 27
ở Thạch Gia Trang, cách Bắc Kinh khoảng 4 tiếng chạy xe, trước ngày vào thành
Bắc Kinh họ được thông báo tới Bắc Kinh để huấn luyện. Trên đường đi vào thành
Bắc Kinh, lại được thông báo được cho đi tham quan, ai nấy đều thích thú.
Vào ngày 20/5, sau khi
Bắc Kinh thực thi lệnh giới nghiêm, họ mới biết “có lực lượng làm loạn.” Khi đó
tiến vào Bắc Kinh còn có đội quân của Thẩm Dương và Thành Đô, nhưng chỉ có Quân
đoàn 27 mang theo vũ khí chiến đấu, bao gồm: xe tăng, xe thiết giáp, súng ống
đạn dược…
Nhưng hồ sơ của Nhà
Trắng còn kể lại tình hình nội bộ trong quân đội Trung Quốc khi đó, ví dụ như
một quan chức trong đội quân ở Thẩm Dương sau khi biết tin bạn mình bị Quân
đoàn 27 giết hại liền đến trước xe bọc thép của Quân đoàn 27 chửi mắng và lập
tức bị một phát súng vào đùi; một quân nhân Thẩm Dương về quê nhà lấy vũ khí
rồi trở lại Bắc Kinh liều chết với Quân đoàn 27.Hồ sơ nhắc đến vụ thảm
sát diễn ra vào sáng ngày 4/6, vụ thảm sát xảy ra tại Lục Bộ Khẩu (Liubukou) ở
phía tây Trung Nam Hải. Khi người dân cản trở đường đi của quân nhân, đội quân
mù chữ Quân đoàn 27 đã chạy xe tăng lao thẳng vào các quân nhân và người đi
đường, những họng súng cũng nhắm thẳng vào người dân khai hỏa.
Quân đoàn 27 đã nhận
được mệnh lệnh: “Không được cho bất cứ ai chạy thoát, không được cho bất cứ ai
sống sót.” Khi xe bọc thép chạy vào Quảng trường Thiên An Môn đã chuyển sang
lao vào các học sinh, sinh viên, phụ nữ và trẻ em, giết đến đâu thì dùng máy ủi
gom thi thể đến đó và dùng lửa hỏa thiêu.
Bọn lính man rợ được
thông báo có khoảng 1000 học sinh trốn ở gần khách sạn Bắc Kinh, khu đường
Chính Nghĩa, khi những học sinh này vừa kéo vào thì bị lính mai phục chờ sẵn và
nổ súng càn quét. Ngay cả xe cấp cứu của Quân đoàn 27 đến Thiên An Môn chi viện
cũng bị chính những tên đồng đội điên cuồng này xả súng vào.
Gián điệp của Mỹ
nằm trong Quân đoàn 27 còn cho biết, bọn chúng ra tay khủng khiếp như thế
là hoàn toàn là phục tùng mệnh lệnh của cấp trên.
Quân đội ở Tân Cương,
Giang Tây, Sơn Đông cũng đến Bắc Kinh đối đầu với Quân đoàn 27.
Giang Trạch Dân được chọn vì
“công lao” tắm máu người dân tại Quảng trường Thiên An Môn
Nhiều người đều biết,
ông Giang Trạch Dân được lên nắm quyền lực tối cao sau sự kiện Thiên An Môn. Hồ
sơ mật của Nhà Trắng cũng đề cập, Bí thư Thành ủy Thượng Hải đương nhiệm Giang
Trạch Dân được xem là kẻ được lợi nhiều nhất nhờ công tắm máu tại Thiên An Môn.
Năm 1989, ông Giang là
Bí thư Thành ủy Thượng Hải, vào trung tuần tháng 5/1989 làn sóng dân vận lan
tới Thượng Hải, mũi nhọn dân chúng chĩa vào ông ta, thời điểm đó báo Kinh tế
Thế giới ở Thượng Hải là tờ báo ủng hộ cải cách, vì đăng bài viết tưởng nhớ ông
Hồ Diệu Bang nên đã bị Giang đến chỉnh đốn và bị đình bản.
Sau sự kiện Thiên An
Môn, người Mỹ mới biết rằng, khi thực hiện lệnh giới nghiêm vào ngày 20/5 tại
Bắc Kinh, ông Giang đã được ông Đặng Tiểu Bình hứa sẽ cho lên thay ông Triệu Tử
Dương. Ông Giang được chọn là vì mạnh tay xử lý Báo Kinh tế Thế giới, và hùa
theo bài Xã luận 426 trên Nhân dân Nhật báo.
Trong đó, sự kiện của
Báo Kinh tế Thế giới là tâm điểm dẫn đến Phong trào Dân chủ Học sinh Sinh viên
năm 1989.
Trong “Nhật ký Lý
Bằng” viết, trong đêm xảy sự kiện Thiên An Môn, ông Giang Trạch Dân ở ngay gần
Thiên An Môn để chỉ huy “chiến trường”.
Cuốn Nhật ký còn chỉ
ra, ngày 3/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn phương án đàn áp phong trào
vào tối hôm đó, ông Giang “trú tại lầu 4 tòa nhà của lực lượng Cảnh vệ, có thể
quan sát mọi động thái tại Quảng trường Thiên An Môn qua cửa sổ.”
Tháng 1/2011, nhà đấu
tranh nhân quyền Ngụy Kinh Sinh sống lưu vong ở ngoài Trung Quốc Đại Lục đã có
bài viết tiết lộ, nhiều người không biết, trước sự kiện Thiên An Môn ngày
4/6/1989, ông Giang Trạch Dân đã được xem như là Tổng Bí thư, vì thế mới có thể
vào thành Bắc Kinh chỉ huy cuộc tàn sát. Tội ác của ông Giang trong vụ thảm sát
này là rõ như ban ngày
Cùng với việc ông
Giang lên nắm quyền, ông Triệu Tử Dương vì phản đối đàn áp phong trào dân chủ
Thiên An Môn 1989 nên đã bị mất chức, sau đó bị giam lỏng tại số 6 Hồ Đồng, Phú
Cường, Bắc Kinh, đến năm 2005 thì qua đời ở tuổi 85.
Vào năm 2002, khi
ông Giang mãn nhiệm kỳ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đưa ra một số
quy định cho các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó có quy định là
“không được lật lại vụ án tại Quảng trường Thiên An Môn.”
Nguyên nhân của Quy
định này là vì chính ông ta là nhân vật chủ mưu và cũng là kẻ giành được lợi
ích nhiều nhất.
|
Khoảng 6 tiếng trước, báo VnExpress có đăng bài “6 tuần biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước”. Bài báo ghi tên tác giả Vũ Hoàng, dẫn thông tin từ “đài địch” BBC, được mọi người khen ngợi. Thế nhưng, bài này chỉ sống được chưa đầy 5 tiếng thì đã bị gỡ bỏ.
Trả lờiXóaCũng may là Facebooker Nam Giang đăng lại, vì biết số phận của bài này không thể sống lâu trên VnExpress. Nam Giang viết: “Biết ngay kiểu gì nó cũng xóa bài mà. Nói tới TQ y như đào mả ông cố nội nó lên và đem đổ hầm cầu vậy. Nhục quá lũ đĩ bút ơi“. Cũng có thể Facebook sẽ gỡ bỏ bài đăng này, nên xin được đăng lại trên Tiếng Dân cho chắc ăn, trừ khi Tiếng Dân bị tin tặc hack.
Những ngày này, cả thế giới một lần nữa lại hướng ánh nhìn về Trung Nam Hải – trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi mà 30 năm trước, ngày 4/6/1989, các nhà lãnh đạo đất nước lớn nhất châu Á đã ra lệnh đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình đòi dân chủ của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn.
Trả lờiXóa30 năm đã trôi qua, song Đảng Cộng sản vẫn giữ im lặng về những gì đã xảy ra. Mặc cho những bằng chứng của báo chí thế giới, những lời kể của những sinh viên may mắn sống sót năm ấy, và cả những lời ân hận của các quân nhân Trung Quốc, Trung Nam Hải chưa từng lên tiếng thừa nhận sự kiện đàn áp và cũng chưa bao giờ công khai số người bị giết ngày hôm đó.
Trước thềm kỷ niệm sự kiện gây chấn động báo chí thế giới năm 1989, New York Times đã có cuộc phỏng vấn với bà Giang Linh (Jiang Lin), năm nay 66 tuổi – một cựu nhà báo, trung úy Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Bà Giang là người đã trực tiếp có mặt tại quảng trường Thiên An Môn vào đêm mà các đoàn tăng thiết giáp tiến vào đàn áp sinh viên Trung Quốc. Trong suốt ba thập kỷ, bà giữ im lặng về cuộc thảm sát đẫm máu mà tận mắt bà chứng kiến, song những ký ức vẫn luôn đeo theo dày vò tâm trí bà.
Bà Giang nói rằng mỗi khi nhắm mắt lại, hình ảnh những người lính xả súng vào đám đông trong bóng tối, những vũng máu, những sinh viên ngã xuống, và cảm giác khi quân đội đẩy bà ngã xuống quảng trường, lại hiện về rõ nét.
Chia sẻ với NYT, bà tiết lộ đây là lần đầu tiên bà quyết định kể câu chuyện của mình. Báo chí và truyền thông quốc nội dưới sự giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc không được phép đưa tin về sự kiện này, vì đây là điều cấm kỵ trong nước. Tuy vậy, bà Giang ray rứt rằng lương tâm thôi thúc bà phải nói lên những gì mình đã thấy, khi mà nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm cả Tập Cận Bình, đến giờ vẫn không bày tỏ chút hối hận nào về ngày kinh hoàng đó.