Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Chum và "cuộc chiến" mới

Cho đến bây giờ, người ta vẫn đang tranh cãi không ngớt về sắc lệnh được ông Trump ký ngày 27-1, trong khi viễn cảnh cho một phán quyết cuối cùng mang tính "chốt hạ" về tính hợp pháp của sắc lệnh này gần như bất định.
Bất kỳ kháng cáo nào đối với phán quyết đình chỉ thực thi sắc lệnh nhập cảnh của thẩm phán liên bang James Robart sẽ phải đối mặt với Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 đang bị "thống trị" bởi những thẩm phán mang tư tưởng tự do - những người khó có khả năng tán thành với những lý do ông Trump đưa ra để ban hành lệnh cấm.
Đây cũng là tòa án phúc thẩm liên bang có nhiều thẩm phán tại vị nhất được bổ nhiệm dưới thời các tổng thống thuộc đảng Dân chủ.
Quyết định đình chỉ tạm thời thực thi sắc lệnh cấm nhập cảnh trên toàn nước Mỹ được thẩm phán Robart đưa ra ngày 3-2, một động thái cho phép ông này có thêm thời gian xem xét trường hợp một cách cụ thể hơn nhưng cũng ngầm mang thông điệp rằng ông ta có thể áp một lệnh cấm vĩnh viễn đối với sắc lệnh gây tranh cãi của ông Trump...

2 nhận xét:

  1. Tòa phúc thẩm liên bang bác bỏ lập luận của các luật sư đại diện cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, từ chối khôi phục sắc lệnh cấm di dân của Tổng thống Donald Trump.

    Sau hai ngày nghe trình bày của luật sư đại diện cho Bộ Tư Pháp và luật sư của bên khởi kiện sắc lệnh cấm di dân, chiều thứ Năm 9/2/2017, Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 (9th US Circuit Court of Appeals) ở thành phố San Francisco, bang California đã ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của Bộ tư pháp Hoa Kỳ.

    Như vậy, với phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang, sắc lệnh tạm cấm di dân từ 7 quốc gia Hồi giáo trong vòng 90 ngày và tạm ngưng nhận người tị nạn trên thế giới trong vòng 120 do Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 27/1/2017 là không có hiệu lực.

    Ngay sau khi có phán quyết của Tòa Phúc thẩm Liên bang, Tổng thống Donald Trump cho biết chính phủ của ông sẽ tiếp tục kháng án lên Tối cao Pháp viện.

    Trả lờiXóa
  2. Theo báo New York Times, tối thứ tư giờ Mỹ (15-3), một thẩm phán liên bang của bang Hawaii đã ra phán quyết có phạm vi áp dụng trên toàn nước Mỹ, theo đó ra lệnh ngừng thực thi sắc lệnh hành pháp cấm nhập cảnh với công dân của 6 quốc gia có phần đông người Hồi giáo.

    Thẩm phán Derrick Watson của bang Hawaii quyết định ngăn chặn việc thực hiện sắc lệnh nhập cư mới của Tổng thống Donald Trump vì sắc lệnh này có nội dung kỳ thị những người Hồi giáo.

    Thẩm phán Watson một lần nữa trích dẫn lại những phát ngôn của ông Trump kể từ giai đoạn tranh cử như một bằng chứng cho thấy ý định muốn ngăn cản những người Hồi giáo không được nhập cảnh vào Mỹ.

    Quyết định này rõ ràng là một "trái đắng" chính trị tiếp theo đối với Nhà Trắng, báo hiệu trước một cuộc chiến pháp lý nhiều nguy cơ và sẽ kéo dài phía trước.

    Sự việc cũng đánh dấu một thất bại lớn thứ hai với tân Tổng thống Mỹ trong việc theo đuổi chính sách mà ông cho rằng có tính chất thiết yếu để bảo vệ an ninh quốc gia.

    Trước đó, tòa án liên bang ở Seattle quyết định tạm dừng thực thi sắc lệnh nhập cảnh đầu tiên do ông Trump ký ban hành sau khi chính thức nắm quyền.

    Sau thất bại đầu tiên, Nhà Trắng đã dành nhiều tuần để soạn thảo lại và cẩn trọng đưa ra sắc lệnh nhập cư chỉnh sửa ngày 6-3 và rất tự tin cho rằng nội dung sắc lệnh sửa đổi sẽ "chiến thắng" trước mọi thách thức pháp lý nếu có.

    Với phán quyết đảo chiều này của thẩm phán ở bang Hawaii, chắc chắn Nhà Trắng sẽ có những bước tiếp theo để lật ngược phán quyết, và nhiều khả năng vụ việc sẽ phải được phân xử tại Tòa án Tối cao Mỹ.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips