Cảnh sát Malaysia nói ông đang đợi tại sân bay Kuala Lumpur để bay đi Macau vào hôm thứ Hai thì bị một người phụ nữ dùng khăn vải ấp vào mặt khiến bị bỏng mắt.
Cảnh sát Malaysia nói họ đã thông báo cho sứ quán Bắc Hàn về cái chết của ông Kim. Kết quả giảo nghiệm hiện chưa được công bố.
Cảnh sát Malaysia nói họ đã thông báo cho sứ quán Bắc Hàn về cái chết của ông Kim. Kết quả giảo nghiệm hiện chưa được công bố.
Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-il và là anh trai cùng cha khác mẹ của đương kim lãnh đạo Kim Jong-un.
Jong-nam sinh tháng Năm 1971 ở Bình Nhưỡng. Mẹ ông là diễn viên Bắc Hàn Song Hye-rim, con gái gia đình trí thức Hàn Quốc di cư sang Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên.
Bà Song hye-rim lớn hơn chồng Kim Jong-il bốn hay năm tuổi. Khi hai người bắt đầu mối tình, bà vẫn còn đang kết hôn với một người đàn ông và có một con với ông ta.
Theo tiêu chuẩn bảo thủ của xã hội Bắc Hàn, đây là mối quan hệ không đàng hoàng. Suốt nhiều năm Kim Jong-il không nói với cha, Kim Nhật Thành, về người vợ và con trai.
Khi Kim Jong-nam chào đời, Kim Jong-il đang là ứng viên dẫn đầu để kế vị. Chi tiết về quan hệ với bà Song, nếu bị lộ, có thể gây hại cho tham vọng của ông (đặc biệt khi đối thủ chính trị gần nhất là mẹ kế của ông).
Kim Jong-nam bị che giấu trong trong dinh thự ở Bình Nhưỡng.
Mẹ của ông gặp nhiều vấn đề sức khỏe, cả về thể chất lẫn tinh thần, và phải ra nước ngoài điều trị. Kim Jong-nam sống với bà ngoại cùng dì, Song Hye-rang.
Khi Jong-nam còn rất bé, một người dì khác, Kim Kyong-hui (em gái Kim Jong-il) định lấy đi đứa bé và nuôi như con mình. Chuyện này không thành, nhưng bà Kim vẫn luôn hỗ trợ Kim Jong-nam.
Kim Jong-nam lớn lên trong bí mật, bị giấu đi trong cung đình.
Kim Jong-il rất yêu con trai - ngủ chung, ăn tối và gọi điện cho con khi vắng nhà.
Jong-nam rốt cuộc cũng được gặp và gầy dựng tình cảm với ông Kim Nhật Thành...
Hoàng thái tử Kim Jong-nam ngồi kế phụ vương Kim Ỉn - ảnh năm 1981 |
Kim Jong-nam bị ám sát trong một vụ đầu độc ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, hôm 13/2.
Trả lờiXóaHiện chưa rõ động cơ và danh tính của những kẻ tấn công.
Tuy nhiên một tường thuật độc quyền của tờ The Telegraph, Anh Quốc, dẫn nguồn cảnh sát Malaysia, nói họ cho rằng ông Kim bị hai gián điệp nữ nước ngoài, nghi là người Việt Nam, sát hại.
Một cảnh sát Malaysia tiết lộ với tờ báo này thông tin trên sau khi cảnh sát đã bắt tài xế taxi chở hai phụ nữ nghi đã gây án rời hiện trường sân bay KL.
Ông này nói hai điệp viên "dường như là người nước ngoài", nhưng từ chối bình luận liệu hai người này có phải do Kim Jong-un thuê mướn hay không.
Cho tới lúc này tất cả các tờ báo có đăng ký ở Việt Nam khi đưa tin về vụ bắt giữ nghi phạm giết hại Kim Jong Nam đều lờ đi chi tiết rất quan trọng là người này mang hộ chiếu Việt Nam với tên Doan Thi Huong sinh năm 1988 ở Nam Định, vốn được báo chí quốc tế nhấn mạnh trong các bản tin của họ.
XóaHiện tượng này là bất thường, vì xét theo tiêu chuẩn tin tức, chi tiết này lẽ ra phải được chú ý hàng đầu nếu các báo nhắm tới độc giả là người Việt Nam.
Viện An ninh Quốc gia Hàn Quốc hồi tháng 12 năm 2016 tố cáo Kim Jong Un đã hạ lệnh hành quyết 340 người kể từ khi ông ta lên nắm quyền vào tháng 12 năm 2011. Năm 2013, Kim ra lệnh tử hình chú của mình, ông Jang Song Thaek, từng được coi là người hướng dẫn tinh thần cho Kim Jong Un, và từng là nhân vật quyền lực thứ nhì của Bắc Hàn, về tội “phản bội”, theo Bình nhưỡng.
Trả lờiXóaGiáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, nói cái chết của ông Kim Jong Nam là thêm một chỉ dấu khác nữa về những lo âu chính trị ở Bắc Hàn.
Giáo sư Thayer: “Ngay cả khi người anh của ông ta bị loại trừ, và rõ rệt là sẽ không bao giờ trở về để thách thức ông ta, đây có thể là thêm một chỉ dấu về những sự lo âu của Kim Jong Un.”
Trong nhiều ngày tới, Bắc Hàn sẽ đánh dấu sinh nhật của lãnh tụ tiền nhiệm, ông Kim Jong Il, cha của hai anh em cùng cha khác mẹ Kim Jong Nam và Kim Jong Un. Lễ lớn rơi vào ngày thứ Năm tuần này (16/2) được gọi là “Ngày Sao Sáng”, sẽ có những màn trình diễn trượt băng và bơi nghệ thuật, pháo bông và các cuộc tập họp đông đảo.
Phản ứng từ Trung Quốc
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Tư (15/2) cho hay họ đang theo sát các diễn tiến trong vụ này, và lưu ý rằng nhà chức trách Malaysia đang tiếp tục điều tra cái chết của ông Kim Jong Nam.
Giới học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc không vội vàng đưa ra kết luận nào về cái chết của ông Kim Jong Nam trước khi cuộc điều tra kết thúc. Họ cũng tìm cách làm giảm tầm quan trọng của những mối liên hệ giữa người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong Un với Trung Quốc.
Đại sứ quán Triều Tiên xác nhận danh tính người đàn ông bị sát hại ở sân bay Kuala Lumpur hôm 13/2 là Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Trả lờiXóaChị Thảo Nguyễn, đang sinh sống và làm việc ở tỉnh Johor, miền nam Malaysia, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chị “không thể tin nổi”.
Trả lờiXóaChị nói thêm: “Nhiều người cũng quan tâm. Nhiều người người ta theo dõi cái chi tiết, cái cụ thể, cái sự việc. Nó rất là hoang đường. Một người Việt của mình mà tại sao lại dính líu tới vụ án nghiêm trọng như thế? Không biết trong nội tình nó như thế nào”.
Chị Thảo nói thêm rằng qua thông tin chị đọc được trên mạng, tình tiết của vụ án “giống như là bị oan hoặc là bị người ta gài hay sao ấy”.
Anh Nguyễn Vô Thường, một người làm dịch vụ đưa đón khách du lịch ở Kuala Lumpur, cho VOA Việt Ngữ biết rằng cộng đồng người Việt ở thủ đô Malaysia cũng quan tâm tới vụ việc, nhất là chuyện cô gái đó “có theo một nhóm nào đó hay không”.
Anh nói thêm về tình hình cộng đồng người Việt hiện nay ở Malaysia: “Người Việt ở bên đây cũng lộn xộn. Cũng có nhiều vụ việc liên quan tới người Việt mình. Cướp giật cũng có. Người Việt giết người Việt luôn cũng nhiều. Bạn bè giết nhau. Mâu thuẫn rồi giết nhau là có. Tình cảm cũng có”.
Chính vì từng xảy ra nhiều vụ việc như thông tin anh Thường nêu, nên chị Kim Huệ, một người Việt kinh doanh nhỏ lẻ ở tỉnh Penang, Malaysia, cho VOA Việt Ngữ biết rằng chị không bất ngờ khi nghe tin người có thể là công dân Việt dính líu tới vụ giết hại anh trai của lãnh tụ Bắc Hàn.
Chị nói thêm: “Bên Mã Lai (Malaysia) thì những vụ đó, thú thật, xảy ra thường xuyên. Nói chung người Việt mình ở đâu cũng phức tạp hết. Con trai thì rượu chè, cờ bạc nọ kia, còn con gái thì á… Nói tóm lại, ai suy nghĩ được thì công việc tốt, còn không suy nghĩ được thì khổ, thế thôi. Người Việt mình nói chung đi đến đâu bớt được ít nào hay ít đấy. Tránh được ai thì hay người đó”.
Báo chí Malaysia và Việt Nam trong thời gian qua đưa tin về nhiều vụ vi phạm pháp luật liên quan tới người Việt. Có thể tìm thấy những hàng tít như: “Người Việt bị đồng hương đâm chết ở Malaysia”, “Một người Việt bị chém chết ở Malaysia” hay “Malaysia bắt 47 người Việt sau đợt truy quét lớn”, "Malaysia bắt 18 cô gái Việt trong động mại dâm"…
Khi được hỏi vụ nữ nghi can mang giấy tờ Việt Nam bị bắt ảnh hưởng ra sao tới hình ảnh của người Việt ở Malaysia, chị Thảo Nguyễn cho rằng người địa phương sẽ nhìn người Việt bằng “cái nhìn khác nữa”.
Chị nói tiếp: “Dân ở bên đây nó nhìn người Việt mình không bằng nửa con mắt. Nó coi người Việt mình không ra cái gì. Thêm một cái vụ này chị thấy người Việt mình sống ở bên đây rất là thiệt thòi về cái mặt tinh thần với lại cách đối xử của người bản xứ với người dân của mình khi mà họ qua đây họ làm. Đó là thật lòng. Cái bản năng của chị suy nghĩ như thế”.