Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

TPP

 Hàng trăm cuộc họp "đón đầu"
Từ 4 năm qua và ngay cả sau khi có tin ông Donald Trump đã đắc cử TT Hoa Kỳ, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe là người đi vận động quảng bá cho hiệp định TPP năng nổ nhất trong các lãnh tụ là thành viên của TPP.
Nhưng sau khi tân TT Trump xác nhận sẽ cho hủy bỏ TPP ngay ngày đầu tiên ông làm việc chính thức, Thủ Tướng Abe có vẻ đã từ bỏ mọi hy vọng làm sống lại TPP, khi ông tuyên bố “TPP đã không còn lý do tồn tại và sẽ hết sức vô nghĩa nếu Hoa Kỳ vắng mặt
Trong lúc Thủ Tướng Abe luôn xem mục tiêu của TPP là khuyến khích mở mang giao thương và kềm chế Trung Quốc thì tân TT Trump có thành kiến nặng là TPP chỉ tổ làm người dân Hoa Kỳ mất việc làm ngay trong nước mà thôi.

4 nhận xét:

  1. Tôi nghĩ 6 tháng nữa chúng ta mới rõ được Donald Trump là ai? Sự khôn ngoan về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của ông ta sẽ được thể hiện thế nào? Sáu tháng nữa chúng ta mới có những thông tin đầu tiên. Người Việt mới chỉ có 1 - 2 tuần là đã sốt ruột, đưa ra nhiều dự đoán về ý đồ của ông ta.
    Trump nổi tiếng là người hay thay đổi ý kiến, hay nghe lời người cuối cùng mà ông ta nói chuyện. Ví dụ như khi tranh cử thì Trump tuyên bố là nếu đắc cử thì ông ta sẽ không ngần ngại cho phép CIA tra tấn nghi phạm. Nhưng vừa mới đây, sau khi nói chuyện với tướng James Mattis (biệt danh "Mad Dog", có thể sẽ là Bộ trưởng Quốc Phòng), nghe Mattis bảo rằng tra tấn không công hiệu gì cả, thì Trump lại đổi giọng: Ừ nhỉ! Có lẽ nên tiếp tục cấm tra tấn! Trump cũng có vẻ đổi ý kiến về vấn đề biến đổi khí hậu. Ngay Obama cũng nói (nhẹ nhàng!) với báo chí: "Trump sẽ thay đổi ý kiến khi đụng chạm với thực tế!"
    GS Trần Hữu Dũng

    Trả lờiXóa
  2. Phản ứng trước thông tin ông Trump tuyên bố sẽ dừng TPP ngay sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào đầu năm tới, chuyên gia kinh tế, ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, vấn đề này không quan trọng.

    Nếu tạm thời dừng TPP cũng là điều kiện thuận lợi, vì chúng ta có thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước, bởi vào TPP có lợi thế nhưng cũng có ngành bất lợi, ví dụ ngành nông nghiệp.

    Nếu chậm vào TPP sẽ giúp ngành nông nghiệp có thời gian cơ cấu lại, và chuyển dịch theo hướng sản xuất lớn chuyên nghiệp. Quốc hội đang bàn về việc cơ cấu lại nền nông nghiệp rất sâu, chúng ta có cả nghị quyết cơ cấu lại nông nghiệp gắn với nông thôn mới.

    Đây là điều kiện để đưa quá trình cơ cấu lại nền kinh tế của ta đúng hướng, góp phần nâng cao năng lực và nó thể hiện tính tự chủ. Nghị quyết Quốc hội và Nghị quyết của Trung ương cũng đều bàn đến vấn đề thị trường trong nước. Với 92 triệu dân là thị trường rất màu mỡ mà nhiều quốc gia thèm muốn.

    Tại sao các đại gia bán lẻ thế giới luôn muốn nhảy vào thị trường Việt Nam? Tại sao ta cứ hướng xuất ra nước ngoài, mà lại không đưa hàng hóa phục vụ nội địa, từ phía bắc vào các tỉnh phía nam?

    Tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt cho cả nền nông nghiệp và dệt may”, ông Ngân nói, đồng thời nhìn nhận, có thể TPP chỉ là tạm dừng, sau đó sẽ được ông Trump tiếp tục thực hiện khi thấy có lợi.

    Trả lờiXóa
  3. ...Tổng thống Obama, một người luôn ủng hộ cho quyền lợi của giới công nhân lại thúc đẩy mãnh liệt hiệp ước TPP, vì ông và những nhà phân tích, cố vấn đã nhìn thấy sự biến chuyển của thị trường việc làm trong xu thế mới, nên dù biết TPP có thể gây tổn thương cho thị trường việc làm của Hoa kỳ thời gian đầu, nhưng về lâu dài, thị trường sáng tạo mới là gốc của vấn đề, do đó ông mạnh mẽ thúc đẩy.
    Tuy nhiên ngược lại với ông Obama, tổng thống mới đắc cử Donald Trump thì tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi TPP, dự án mà chính Hoa kỳ là quốc gia khởi xướng.

    Nhìn từ bề ngoài rõ ràng ông Trump đang nhắm vào quyền lợi của giới lao động Hoa kỳ nhiều hơn, đây cũng là một nghịch lý, trong khi ông Trump thuộc giới chủ nhân, về nguyên tắc ông phải luôn bảo vệ quyền lợi của giới chủ nhân, thay vì quyền lợi của người lao động.

    Tuy nhiên nếu nhìn từ trong ra, ông Trump hoàn toàn hữu lý khi quyết định rút khỏi TPP, khi nhìn từ những cuộc thương thuyết, rõ ràng Hoa kỳ gặp quá nhiều trở ngại, thách thức, từ các chế độ bảo hộ mậu dịch giữa những quốc gia thành viên, đòi châm chước về thời hạn mua bản quyền phát minh, cho đến những quốc gia “láu cá vặc” như Việt Nam, không muốn đem công đoàn độc lập, quyền con người vào hiệp ước, thậm chí còn yêu cầu được châm chước trong vấn đề minh bạch nguồn gốc nguyên liệu sản xuất (tức là tạo cơ hội cho hàng Trung Quốc được nhập khẩu vào Hoa kỳ hợp pháp thông qua xuất khẩu từ Việt Nam).

    Nếu tiếp tục thương thảo theo chiều hướng mà Tổng Thống Obama đang tiến hành, cho thấy Hoa Kỳ đã nhượng bộ khá nhiều, nhưng vẫn không thể thỏa mãn hết các yêu cầu của những quốc gia thành viên, và thời hạn thương thuyết càng lúc càng kéo dài chưa có điểm dứt.

    Do đó việc tuyên bố rút khỏi TPP của ông Trump cũng hợp lý, vì chưa chắc trong nhiệm kỳ 4 năm của ông, TPP sẽ được thỏa thuận hoàn toàn, nhất là với cá tánh của ông, sẽ không dễ gì nhượng bộ như Tổng Thống Obama.

    Trả lờiXóa
  4. Bất luận thế nào, chắc chắn 2017 sẽ chưa có TPP, và nếu giả dụ có trong tương lai, nó cũng sẽ khác TPP đã ký. Việt Nam, trước tình hình bất định như vậy, cần theo dõi rất kỹ lưỡng chiều hướng và chủ động có những bước đi để đối mặt.

    Một số người nói có hay không có TPP cũng không vấn đề gì. Nếu nói như vậy, ta sẽ đặt câu hỏi: Vậy thì anh vào TPP làm gì, cố công đàm phán bao nhiêu năm trời, thậm chí có rất nhiều kỳ vọng, nhiều dự đoán lạc quan. Có người còn nói không có thì càng tốt, là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế. Cách nói như thế không chuẩn xác.
    VŨ KHOAN

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips