Một phần của Bức tường Berlin được trưng bày tại Seoul như một
lời gợi nhớ về mối quan hệ trắc trở với Bắc Hàn. Tuy nhiên, ý nghĩ về
việc thống nhất hai miền chưa bao giờ quá xa vời, và đã có cả một bộ
trong chính phủ Nam Hàn tập trung lo chuyện này...
Học sinh đứng nhìn chăm chú.
Chúng chạm vào khối bê tông gồ ghề và chụp hình selfie phía trước. Chúng bị mê hoặc bởi khối bê tông.
"Nếu như việc thống nhất có thể xảy ra tại Đức, thì tại sao Triều Tiên lại không?" là câu hỏi ám ảnh trong đầu chúng, và cả đất nước này.
Tại Nam Hàn những ngày này, người ta không nói nhiều về sự sụp đổ đến
nơi của miền Bắc, mà là hậu quả của chuyện đó, nếu như việc sụp đổ
diễn ra.
Cuộc triển lãm ở Seould với một phần của Bức tường Berlin cho thấy rõ về sự khác biệt giữa Triều Tiên và nước Đức.
Có
những bảng biểu thể hiện các thông tin, thậm chí cả trong những năm
cuối cùng trước khi thống nhất Đức, sáu triệu người đã được đoàn tụ với
người thân ở bên kia bức tường.
Tại Triều Tiên, trong vòng 14 năm qua, con số này là chưa tới 2.000
trường hợp. Người dân Bắc Hàn trên thực tế là không có liên hệ gì với
thế giới bên ngoài.
Toàn bộ Đông Đức, trừ vùng miền đông xa xôi quanh Dresden, đều xem được truyền hình Tây Đức vào mỗi tối, và qua đó nhìn thấy thế giới bên ngoài. Người Bắc Hàn không có được điều đó.Thu nhập của Nam Hàn cao gấp từ 10 đến 20 lần so với người Bắc Hàn, là mức cách biệt lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa Đông và Tây Đức.Điều đó có nghĩa là nếu như thống nhất đất nước, những xáo trộn kinh tế sẽ lớn hơn nhiều.Những người Bắc Hàn đào tẩu sang Nam Hàn đã nhận thấy các kỹ năng họ có thì không đủ để sử dụng ở Nam Hàn.Các bác sỹ từ miền Bắc chạy sang miền Nam thường không qua được các kỳ kiểm tra kiến thức y khoa của Nam Hàn.
Tất
cả những điều này cho thấy sẽ phải có những nỗ lực ghê gớm và những
khoản tiền khổng lồ đổ vào một khi diễn ra việc thống nhất hai miền
mới có thể giảm bớt những ảnh hưởng xáo trộn, đạt được như Đức...
-(Bài gốc - BBC)
-(Bài gốc - BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét