Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Mong muốn của một Đức Giám mục TQ: Giáo hoàng bắt tay Tập Cận Bình

Nếu không nhờ đọc lá thư cuả ĐGM Thaddeus Ma Daqin cuả Thượng Hải thì mọi người đã quên phắt đi là ông Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đang có mặt ở Hoa Kỳ. Không có báo chí nào đề cập tới việc ông đi công du Mỹ Châu trừ ra một vài tờ ở Seattle là nơi ông đến thăm.
Ông đã đến cùng một ngày như ĐTC, sự khác biệt là phi cơ cuả ĐTC đáp xuống ở bờ phiá Đông (Washington DC) còn phi cơ cuả ông thì ở bờ phiá Tây (Seattle).
Nhưng Đông và Tây không chỉ là sự khác biệt duy nhất. ĐTC Phanxicô, với tư cách là nguyên thủ cuả một quốc gia nhỏ nhất hành tinh, đã được cả hai vị Tổng Thống và Phó Tổng Thống HK ra đón tại chân cầu thang máy bay; còn ông Tập Cận Bình, vị chủ tịch cuả một nước lớn nhất và đông dân nhất hành tinh? Người đón ông là vị thống đốc tiểu bang Washington Jay Inslee, không thấy có tin về một viên chức Liên Bang nào trong phái đoàn đón rước cả.

Những sự kiện tiếp theo còn thêm nhiều khác biệt hơn nữa.

Dân chúng đón rước ông Tập, báo chí cho nay có khoảng 100 người đứng đợi trước khách sạn Westin hotel nơi ông tạm trú để... la ó vì số đông là những đệ tử cuả môn phái Falun Gong. Có một số nhỏ những người ủng hộ ông cũng ráng giơ cao một biểu ngữ duy nhất “Hello President Xi” viết bằng hán văn.
Còn ĐTC? Các phóng sự cho hay nhiều người đã ăn rầm ở rề trước cửa toà Khâm Sứ để tìm cơ hội thoáng nhìn thấy Ngài, và sáng hôm nay, các sân cỏ cuả National Mall và Ellipse đã đầy người từ lúc 5g sáng, để đợi cho đến 11g trưa khi Ngài đi ngang qua, trên đường tới Nhà Thờ St. Matthew’s Cathedral. Nhiều toà giải tội đã được lập lên trong những khu vực có dân chúng tụ tập, và có không ít người đã đến hoà giải với Chuá.
Ngày mai, ĐTC sẽ đọc thông điệp trước lưỡng viện Quốc Hội. Không thấy nói gì về ông Tập Cận Bình.
Dĩ nhiên những sự khác biệt đó là do ở cảm tình của chủ nhà là Hoa Kỳ và mục đích cuả vị khách.
Ông Tập có mục đích là giao thương cho nên chỉ có những doanh nhân lớn mới đôn đáo chạy theo ông, còn ĐGH có mục đích là mục vụ, tức là săn sóc cho người dân, cho nên dân chúng hồ hởi chạy theo Ngài cũng là lẽ đương nhiên.
Chúng tôi xin không giám bàn về tư cách cuả hai vị khách ở đây, sợ bị phạm tội phạm thượng thì nguy hiểm lắm!
Nhưng giữa ĐGH và ông Chủ Tịch Tập cũng có một sự trùng hợp, đó là cả hai vị đều có chương trình đọc diễn văn trước đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 25.
Và vì thế mà hai vị đều có mặt ở Washington DC vào ngày 24 và ở New York vào ngày 25, do đó mà Đức Giám Mục phó Thaddeus Ma Daqin cuả Thượng Hải (ảnh dưới) đã ước mơ hai người có một cái bắt tay với nhau.
Dù đang bị quản thúc tại gia vì rời bỏ tổ chức Công Giáo Yêu Nước cuả Nhà Nước ngay sau khi được thụ phong giám mục, ĐGM Ma vẫn là một người yêu quốc gia mình và vì thế mà người ta hiểu cái tâm trạng cuả Ngài là được nhỉn thấy một sự cải tiến có lợi cho đất nước, ngài viết:
Dựa vào ví dụ cuả mối quan hệ Mỹ-Tòa Thánh, "mặc dù tôn giáo có xu hướng đứng ẩn ở phía sau, nó có thể trở thành một thế lực lớn trong các trường hợp đặc biệt."
Hoa Kỳ đã hoàn toàn nhận thức được điều này và đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
ĐGM Ma cho biết một cái bắt tay thân thiện giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và ông Tổng thống Mỹ là một điều có thể tưởng tượng được dễ dàng.
Ngược lại, Ngài tự hỏi đã có bất kỳ tiến bộ nào trong quan hệ Trung Quốc-Tòa Thánh chưa?
Trung Quốc hiện đang có quan hệ ngoại giao với 165 quốc gia. Bộ trưởng ngoại giao từng nói với báo chí rằng sự hợp tác 'win-win' (cà hai cùng lợi) là một cốt lõi của quan hệ quốc tế mới của Trung Quốc, và rằng Bắc Kinh sẽ duy trì động lực của tiến bộ và mở rộng ngoại giao toàn diện của nó.
Đức Giám Mục Ma lưu ý rằng tuy Tòa Thánh không phải là một nhà nước. Nhưng nó có một vị trí quan sát thường trực tại Liên Hiệp Quốc.
"Toà Thánh chủ trương xây dựng quan hệ với các quốc gia," ĐGM Ma viết, "và một mối quan hệ như vậy có thể bảo vệ tự do tôn giáo của người Công Giáo ở bất kỳ quốc gia hoặc lãnh thổ nào.
"Toà Thánh duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với 179 quốc gia và lãnh thổ, và chính sách đối ngoại cơ bản của Tòa Thánh là tôn giáo và nhân đạo, không chính trị, không liên quan đến thương mại và quân sự".
"Chủ Tịch Tập và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đều có mặt ở Mỹ hiện nay, sẽ có thể có một cơ hội bất ngờ, và như vậy họ sẽ có một cái bắt tay thân thiện?", vị Giám mục tự hỏi.
"Tôi mong muốn cái bắt tay của họ," Ngài nói thêm. "Nếu hai nhà lãnh đạo có ảnh hưởng và nổi bật trong thế giới này, thực sự có một cái bắt tay thân thiện, thì không chỉ có tôi, một người đàn ông nhỏ ở chân đồi Sheshan, ngoại ô Thượng Hải, cảm thấy vui sướng, mà sẽ là toàn thể thế giới".
-
Trần Mạnh Trác/vietcatholic

1 nhận xét:

  1. Nếu so sánh về số lượng người dân mà 2 nhân vật này có tầm ảnh hưởng trực tiếp thì đúng là ngang ngửa. Trên thế giới có khoảng 1.5 tỷ người Trung Quốc, thì giáo dân Công Giáo cũng có khoảng 2 tỷ người. Về vị trí quốc gia thì Tập Cận Bình đứng đầu Trung Quốc, Đức Giáo Hoàng Francis đứng đầu Vatican, cũng là 1 khu vực tự trị độc lập trên nước Ý. Chỉ khi so về quân đội và vũ khí thì Đức Giáo Hoàng phải chịu thua, vì Ngài chỉ có 1 đội quân nhỏ mấy chục người và ít khẩu súng để bảo vệ Tòa Thánh mà thôi, trong khi Tập Cận Bình chỉ huy 1 quân đội với nhiều loại vũ khí hiện đại và số quân đến hơn 1 triệu.

    Ấy vậy mà khi 2 người này cùng đến Mỹ một lúc thì Tổng thống Mỹ Obama lại cùng phu nhân và 2 con ra tận sân bay đón Đức Giáo Hoàng, còn ngài họ Tập với quân đội hùng hổ kia lại chỉ có Thống đốc tiểu bang ra đón. Tại sao vậy?

    Nhiều người cho rằng đó là vì Tổng thống Obama biết Tập Cận Bình lần này sang Mỹ là vì lý do kinh tế, lại muốn xin xỏ, nhờ vả gì nữa đây khi 2 tháng trước thị trường chứng khoán của Trung Quốc tuột dốc thảm hại và không cách nào cứu vãn, và đây là 1 cách để dằn mặt Cận Bình.

    Sự thật không hẳn như thế, mà lý do chính là vì NGƯỜI DÂN MỸ MUỐN NHƯ THẾ và Tổng thống Mỹ đương nhiên là phải chiều theo ý dân. Hãy cứ nhìn số lượng người dân Mỹ hân hoan ra chào đón Đức Giáo Hoàng là biết. Hàng ngàn người chầu chực chờ từ ngoài phi trường, rồi hàng chục ngàn người nữa túc trực 2 bên đường suốt dọc hành trình từ sân bay đến Nhà Trắng, reo hò hoan hô mừng rỡ. Người dân Mỹ tụ tập ở đâu, thì Tổng thống Mỹ phải có mặt ở đó, nếu còn muốn được sự ủng hộ của họ.

    Vì sao dân Mỹ lại hết lòng thương mến Đức Giáo Hoàng Francis, trong khi đa số dân Mỹ theo đạo Tin Lành chứ không phải Công giáo và Vatican với Mỹ từng nhiều năm có những việc xung đột, bất hòa?

    Đó là vì trong mấy năm gần đây, theo dõi tin tức và báo chí, người dân Mỹ đã được nhìn thấy 1 vị Giáo Hoàng nhân từ, vị tha, thông cảm và hết lòng phụng sự người nghèo khổ, người đau bệnh. Hình ảnh Ngài ôm hôn người dị tật, quỳ xuống rửa và hôn chân người nghèo khó, cùng sự thành khẩn và nụ cười hiền lành của Ngài đã làm xúc động lòng người dân Mỹ. Qua Ngài, họ đã thấy được hình ảnh của đấng Giesu Kito. Họ đã thực tâm yêu quý, kính trọng Ngài và thật sự vui mừng khi Ngài đến thăm nước Mỹ.

    Trong khi đó, Tập Cận Bình làm toàn những chuyện mà người dân của các quốc gia tự do dân chủ đều ghét cay ghét đắng. Tập Cận Bình đến Mỹ mà đi lạng quạng ngoài đường, dân Mỹ gặp có khi còn liệng cho vài trái cà chua thối chứ đừng nói gì đến chuyện vui mừng tiếp đón!

    Và chính phủ Mỹ, đương nhiên là phải theo ý dân!
    NGỌC NHI NGUYỄN

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips