Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Lộ mặt những con nợ khó đòi

 7 đứa trẻ nheo nhóc này, mỗi đứa nợ gần 20 triệu đồng...
 Ăn xin vỉa hè cũng mang nợ, mỗi đứa 868 USD...

 Thiểu năng trí tuệ, tật nguyền cũng mắc nợ với số tiền tương tự...
 Ông Đinh Đăng Định vừa được đặc xá để chờ chết, ắt chẳng bao giờ trả được nợ, còn ai nữa? - Nhiều; nhiều lắm...

2 nhận xét:

  1. Hãy trả lời dân Việt chúng tôi: Chính phủ Nhật Bản bang giao và viện trợ hơn 25 tỉ USD trong 20 năm qua, thì người dân Việt Nam thật sự hưởng được bao nhiêu so với số nợ mỗi chúng tôi đang gánh chịu hơn 887 USD/ người để trả thay cho chính những kẻ đang cướp quyền dân và bịt miệng không cho chúng tôi nói?

    Người Việt có lẽ không cần những khoản viện trợ vô bổ, vô ích của Nhật Bản, bởi 20 năm qua nó chỉ phục vụ lợi ích cho cộng đồng những người cộng sản Việt Nam và những kẻ hưởng lợi dính chặt vào chế độ độc đảng toàn trị.

    Chính phủ Nhật Bản không công bằng, thiếu sáng suốt khi chọn những kẻ cướp quyền dân làm "đối tác chiến lược". Đó là điều mỉa mai đối với dân tộc thấm đẫm truyền thống nhân bản, văn minh và hòa bình. Chính phủ Nhật Bản đồng thời phải chịu trách nhiệm trước hơn 80 triệu người dân Việt Nam vô tội.
    NGUYỄN NGỌC GIÀ
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  2. Nợ to như thế, lấy gì mà trả? Ai trả? Dân trả. Dân lấy gì trả? Quanh đi quanh lại chỉ thấy bến nước thời sự đang xôn xao chuyện các “quan cách mạng” (chữ của cụ Hồ nói về một số cán bộ biến chất ngay sau CM tháng Tám 1945) hạ cánh an toàn xuống đủ loại cung vua phủ chúa, các quan cách mạng không trả nhà công vụ - toàn biệt thự vài chục tỷ, sau khi đã “cáo quan về điền viên”; rồi hết chuyện vina... đuôi “sin”, đuôi “lai” coi như “chìm xuồng”, vụ siêu lừa Huyền Như bốn ngàn tỷ, chuyện Bô xít Tây Nguyên lỗ to vân vân và vân vân... nay lại đến chuyện quan chức Tổng cục đường sắt nhận hối lộ khiêm tốn 16 tỷ . Trông vào đâu để thấy ánh sáng cuối đường hầm kinh tế khi mà nói như một chuyên gia kinh tế lão làng, bộ máy đồ sộ, nói năng quyết liệt, nhưng vẫn không sao ngăn chặn được nạn tham nhũng? Không tối thiểu ngăn được tham nhũng thất thoát kinh tế thì nói nôm na làm kinh tế từ vi mô đến vĩ mô có khác gì đánh bùn sang ao, gió vào nhà trống. Trông vào đâu để tăng trưởng bền vững, giảm dần nợ, tiến tới xóa nợ? Lại là dầu thô chăng?. Hay về lâu về dài trông vào Bô-xít !
    Nói thật tình trạng nợ xấu của nền kinh tế, nợ nước ngoài chồng chất của nền kinh tế như VN ta thì đến người đủ tâm đủ tầm quốc kế dân sinh giá có xuất hiện như là cứu tinh thì cũng đã khó mà xoay chuyển tình thế, nói gì đến một thất phu nhiều khi đành tiêu cực...vô trách. Chỉ biết ngậm ngùi ông cha không trả được nợ đời thì theo luật đời, con cháu phải đành hứng lấy trả nợ đậy, còn biết làm sao. Mà nợ đẻ ra nợ, nợ chồng lên nợ tiền tấn như thế, con cháu ta cõng nợ đến bao giờ? Đến cuối thế kỷ này còn không biết CNXH hoàn thiện có xuất hiện như cầu vồng bẩy sắc trên dải đất hình chữ S này không; nghĩa là tối thiểu con cháu mình không còn phải còng lưng cõng nợ, chỉ mơ thế thôi. Đâu kẻ thất phu... vô trách dám hão huyền mơ tưởng ngày nhân loại đang sống ở phần đất ngàn vạn lần dân chủ kém cỏi hơn ta được mơ một lần nữa, sáng ra ngủ dậy thành người Việt, như thời “lịch sử chọn ta làm điểm tựa”.
    ĐÀO DỤC TÚ

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips