Đoàn Thị Hương thoát án tử hình, nhận mức án 3 năm 4 tháng tù giam tại phiên tòa ở Malaysia sáng nay 1/4.
Đoàn Thị Hương đã mỉm cười và nói "Tôi hạnh phúc" sau khi các công tố viên trình bày với đội ngũ pháp lý của cô về cáo trạng mới tại tòa thượng thẩm Shah Alam của Malaysia hôm 1/4. Theo đó, cô được hủy cáo trạng giết người và thay vào đó là tội danh gây thương tích bằng vũ khí nguy hiểm với mức án tối đa là 10 năm tù.
Sau thời gian tòa tạm dừng để Hương xem xét có đồng ý với tội danh này hay không, tòa tiếp tục. Tại tòa, cáo trạng mới được đọc và Hương chấp nhận tội danh đó.
Đoàn Thị Hương đã mỉm cười và nói "Tôi hạnh phúc" sau khi các công tố viên trình bày với đội ngũ pháp lý của cô về cáo trạng mới tại tòa thượng thẩm Shah Alam của Malaysia hôm 1/4. Theo đó, cô được hủy cáo trạng giết người và thay vào đó là tội danh gây thương tích bằng vũ khí nguy hiểm với mức án tối đa là 10 năm tù.
Sau thời gian tòa tạm dừng để Hương xem xét có đồng ý với tội danh này hay không, tòa tiếp tục. Tại tòa, cáo trạng mới được đọc và Hương chấp nhận tội danh đó.
Hương rời tòa sau khi xét xử, cô tươi tắn không ủ rủ như lúc bị dẫn vào |
Bài cũ:
-Tòa Mã Lai vẫn không thả Hương
-Vụ Kim Jong-nam: Siti Aisyah tự do, Hương thì không
-Kim Jong Un đến Hà Nội: bóng dáng Hương mờ nhạt !?
Đoàn Thị Hương mỉm cười trước các phóng viên khi rời khỏi Tòa Thượng thẩm Shah Alam. Trả lời các phóng viên khi rời Tòa, Hương cho biết cô cảm thấy “rất hạnh phúc.” Cô đã gửi lời cảm ơn tới những người luôn ủng hộ cô thời gian qua. “Đây là một phán quyết công bằng đối với tôi,” truyền thông trích lời cô phát biểu.
Trả lờiXóauy nhiên, đại sứ Việt Nam tại Malaysia Lê Quý Quỳnh trả lời hãng tin AP trong một tâm trạng hoàn toàn khác với bị cáo: “Việc phía công tố thay đổi tội danh vẫn khiến tôi thất vọng. Tôi không hài lòng với kết quả này. Tôi hy vọng cô Hương được trả tự do ngay hôm nay. Điều này thật bất công đối với cô Hương. Chúng tôi sẽ tiếp tục yêu cầu Malaysia trả tự do cho cô Hương”.
Hương là nghi can duy nhất còn lại trong vụ sát hại anh trai của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sau khi một đồng phạm trong vụ này, Siti Aisyah, công dân Indonesia, đã được trả tự do. Hôm Siti Aisyah được thả, chắc Hương buồn lắm. Còn hôm nay, cô vui thật: “Đây là một phán quyết công bằng đối với tôi”; ngược lại với ngài đại sứ: “Tôi không hài lòng với kết quả này”.
Tại sao có sự tréo ngoe nói trên? Đoàn Thị Hương nở nụ cười rất hạnh phúc, vì cô đã hoàn thành (tuy là một cách vô thức) trách nhiệm công dân – tù nhân. Vô hình chung, em đã cho người dân trong nước và thế giới biết, uy tín của chính quyền Việt Nam cao đến đâu? (“Thế nước” có cao như triều cường ở Sài Gòn hay “Hà Lội” giữa lòng thủ đô sau mỗi trận mưa rào?)
Còn vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền nọ không hài lòng với phán quyết (mà bị can lại tuyên bố là “công bằng” đối với bản thân mình) thì cũng phải thôi. Trong một nền ngoại giao của thế giới dân chủ, ông đại sứ ấy rất có thể đã bị triều hồi về nước trước phiên toàn cuối cùng hôm nay. Đáng bị triệu hồi, vì ông ấy đã không hoàn thành trách vụ “đặc mệnh” (extraordinary).
Còn “toàn quyền” (plenipotentiary) là ở chỗ, đáng ra ông phải dồn toàn tâm toàn lực kiến nghị với chính phủ về các kịch bản để giải cứu cho công dân bị nạn. Đằng này, đợi đến khi phiên toà tha bổng “đồng phạm” của Hương là Siti, đại sứ mới “điện khẩn” về nước để ông Phạm Bình Minh gần như độc thoại với người đồng nhiệm Malaysia mà không đạt được kết quả gì.
Đó thực chất là một cú “đại nhảy hụt” hoàn hảo của ngoại giao Việt Nam. Trên mạng xã hội các ý kiến bình luận tới tấp được đưa ra trong mấy tuần qua. Tất cả đều cho thấy, Hà Nội đã không thực sự chủ động và quyết tâm vận động giúp Đoàn Thị Hương. Trong trường hợp này, rõ ràng chính quyền hầu như phó mặc cho công dân mình làm con vật tế thần không chút xót xa.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong hôm 2/4 đặt câu hỏi về khả năng “Triều Tiên tìm cách ám sát Đoàn Thị Hương” và dẫn lời các chuyên gia nói rằng nghi can người Việt “sẽ không bao giờ thực sự tự do kể cả khi được phóng thích khỏi nhà tù ở Malaysia vào tháng tới”.
Trả lờiXóaTờ báo ở Hong Kong hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba của Trung Quốc trích nhận định của các nhà phân tích nói rằng cô Hương và đồng nghi can người Indonesia Siti Aisyah, vốn được phóng thích tháng trước, có thể trở thành mục tiêu của của các điệp viên Bắc Hàn vì họ là nhân chứng và người thực hiện vụ ám sát ông Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un, năm 2017.
Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời ông Sung-Yoon Lee, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Tufts ở Mỹ, nói rằng nếu một trong số họ sau này tiết lộ những gì họ biết về kế hoạch ám sát thì mạng sống của họ sẽ bị đe dọa.
“Điều Bình Nhưỡng lo ngại đó là sau vài năm, một trong hai người hoặc cả hai người phụ nữ có thể thay đổi ý định vì bị ép thuộc hoặc vì đề xuất tài chính từ một nhà xuất bản mà kể lại câu chuyện thật sự, làm phim, lên truyền hình và nói về sự trao đổi của họ với ‘các người chủ’ Bắc Hàn”, ông Lee nói, theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.
“Truyền thông sẽ không để họ yên. Họ sẽ bị cám dỗ lên tiếng. Vì thế, vâng, họ sẽ không hoàn toàn an toàn. Họ nên tránh sự chú ý và sống lặng lẽ”.
Tờ báo cũng dẫn lời ông Benny Mamoto, cựu tổng thanh tra cảnh sát Indonesia, nói rằng hai người phụ nữ có thể gặp nguy hiểm vì các điệp viên Bắc Hàn có thể tìm cách “triệt tiêu các mối đe đọa, trong đó có các nhân chứng”.
Bốn người Bắc Hàn bị truy tố trong vụ sát hại ông Kim Jong Nam, nhưng tất cả đã trốn chạy khỏi Malaysia ngay sau khi vụ việc xảy ra.
Luật sư của cô Hương, ông Hisyam Teh Poh Teik, nói rằng công lý sẽ không bao giờ được thực thi cho tới khi nào tìm được bốn người đàn ông đó và đưa họ ra tòa.
Nữ nghi can người Việt hôm 1/4 nhận bản án 3 năm 4 tháng tù, thoát án tử hình, và có khả năng được trả tự do vào ngày 4/5/2019, theo Reuters.
Bình luận sau đó trên Facebook, blogger Trương Huy San tức Osin Huy Đức viết: “Em thoát án nặng thì mừng cho em. Hy vọng là em vô tình làm chết người. Nhưng em về nhà vẫn phải vô cùng cẩn trọng. Nếu em biết bí mật nào đó của họ, họ cũng không muốn em tự do”.