Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tổng thống Đức nhắc giới trẻ TQ về tai họa của chủ nghĩa Marx

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu với các sinh viên Trung Quốc hôm 7/12 rằng có những “tai họa” đã xảy ra ở Đức và Đông Âu nhân danh Karl Marx, nhưng ông Marx cũng đã đấu tranh cho một số điều trong đó có tự do báo chí.
Phát biểu với các sinh viên tại Đại học Tứ Xuyên ở tây nam Trung Quốc, ông Steinmeier ghi nhận việc Trung Quốc đã tặng một bức tượng lớn của người sáng lập chủ nghĩa cộng sản cho quê hương ở Đức của ông là Trier.

"Trong năm kỷ niệm này, tôi thấy dường như người Đức và người Trung Quốc có lẽ có những quan điểm rất khác nhau không chỉ về các vấn đề thời sự, mà cả về những tư tưởng lịch sử và hàn lâm", ông Steinmeier nói, theo bản sao bài phát biểu do đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh cung cấp.
Chắc chắn ông Marx là một nhà trí thức vĩ đại, một triết gia, kinh tế gia, sử gia và nhà xã hội học có ảnh hưởng của Đức, song cũng là“một nhà giáo và lãnh tụ công nhân không thành công lắm”, Tổng thống Đức nói.

Tại quê nhàTrier, mừng sinh nhật 200 năm của Mác
dân Đức làm các chú vịt Mác bán gần 6 euro/một ông con
“Tuy nhiên, cũng có một điều chắc chắn là ông Marx là một người hết sức ủng hộ nhân văn. Ông đòi phải có tự do báo chí, điều kiện làm việc nhân đạo, giáo dục phổ thông, quyền chính trị cho phụ nữ và bảo vệ môi trường”, ông Steinmeier phát biểu.

Nhưng tư tưởng của ông Marx không chỉ là lý thuyết, ông Steinmeier nói.

"Chúng tôi, những người Đức, không thể nói về ông Marx mà không nghĩ đến những tai họa xảy ra nhân danh ông ở Đông Đức và Đông Âu trong thời kỳ khốn khổ sau Bức màn Sắt".
Trong thời gian đó, chủ nghĩa Marx là tất cả mọi thứ và các cá nhân bị coi là con số 0, các gia đình bị xé lẻ, hàng xóm hại lẫn nhau, và “con người bị giam giữ sau các bức tường còn những người cố gắng bỏ trốn đều bị sát hại”, ông nói.

Ông Steinmeier không đưa ra những lời chỉ trích cụ thể nhằm vào Trung Quốc.
Lịch sử của Đức, ông nói, trong nhiều năm được đánh dấu bởi "chế độ độc tài và đàn áp".
Steinmeier nói: “Điều này khiến chúng tôi đặc biệt nhạy cảm và nhận thức được những gì xảy ra với những người không có chung ý kiến với số đông, những người thuộc sắc dân thiểu số, muốn thực hành tôn giáo của họ, hoặc vận động ôn hòa về các tư tưởng và đức tin của họ”.(VOA)
Bài cũ:
-Bọn tư bổn dãy chít đã làm những gì Mác xồm nói
-Các giáo sĩ Mác Lê đừng thui chột tài năng này

Cũng trong dịp mừng sinh nhật các đèn giao thông ở Trier
quê hương Mác, đều có hình ông
Việt cộng bắt buộc phải hình Mác - Lê trong lễ kết nạp
Tàu cộng thoạt đầu ngang tàng đưa Mao ngang hàng Mác - Ăng ghen - Lê Nin
Từ từ cho Ăng ghen ra rìa và cuối cùng chỉ còn Mác Mao

2 nhận xét:

  1. Một tin tức quan trọng mà ít có báo đài nào đưa tin đã được đưa bởi VOA, Đài tiếng nói Hoa Kỳ, là việc tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nói chuyện với sinh viên Đại học Tứ Xuyên Trung Quốc về chủ nghĩa Marx-Lenin và cảnh báo về tác hại của nó.

    Thoạt đầu ông Frank-Walter Steinmeier ca ngợi Marx là một nhà trí thức vĩ đại, một triết gia, kinh tế gia, sử gia và nhà xã hội học có ảnh hưởng của Đức.

    Ông Steinmeier nói tiếp:

    “Cũng có một điều chắc chắn là ông Marx là một người hết sức ủng hộ nhân văn. Ông đòi phải có tự do báo chí, điều kiện làm việc nhân đạo, giáo dục phổ thông, quyền chính trị cho phụ nữ và bảo vệ môi trường”.

    Nói về điều này tổng thống Đức rõ ràng nhắc nhở chính quyền Trung quốc cũng như các nước lấy chủ nghĩa Marx làm kinh thánh rằng nếu theo Marx mà bóp nghẹt tự do báo chí, tước đoạt quyền chính trị của người dân thì là sai lầm.

    Và điều quan trọng nhất là những hệ lụy từ chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa Marx – Lenin gây ra như ông nói:
    "Chúng tôi, những người Đức, không thể nói về ông Marx mà không nghĩ đến những tai họa xảy ra nhân danh ông ở Đông Đức và Đông Âu trong thời kỳ khốn khổ sau Bức màn Sắt".

    “Trong thời gian đó, chủ nghĩa Marx là tất cả mọi thứ và các cá nhân bị coi là con số 0, các gia đình bị xé lẻ, hàng xóm hại lẫn nhau”, và “con người bị giam giữ sau các bức tường còn những người cố gắng bỏ trốn đều bị sát hại”

    Chủ nghĩa Marx là học thuyết của triết gia người Đức, khơi nguồn cho các chủ thuyết sau:

    - Chủ nghĩa Marx - Lê Nin
    - Phong trào dân chủ xã hội.
    - Chủ nghĩa Tân Marxist

    Và một số chủ nghĩa khác mà khi khác tôi sẽ nói sâu về vấn đề này, chỉ biết là sau năm 1945, chủ nghĩa Marx-Lenin đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước ở Đông và Trung Âu, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Việt Nam và tạo nên nền chính trị chủ nghĩa xã hội ở các nước này.

    Cần phân biệt chủ nghĩa Marx khác với chủ nghĩa Marx – Lê Nin. Chủ nghĩa Marx chỉ là tiền đề để xây dựng chủ nghĩa Marx – Lenin. Vì thế hiện nay ở Đức người ta vẫn tôn sùng Maxr nhưng bài xích chủ nghĩa Marx – Lenin.

    Sự kiện này không lớn nhưng tôi cho rằng nó rất có ý nghĩa, nhất là trong tình hình hiện nay. Cần nhớ là bài phát biểu này của tổng thống Đức được đánh máy và cung cấp cho báo chí nên tôi nghĩ nó cũng phải được các cơ quan hữu quan của Trung quốc xem qua nếu họ quan tâm.

    Chúng ta nhớ rằng ở Liên Xô thời Gorbachov cũng thường có những cuộc nói chuyện tương tự như thế này.
    TRẦN ĐÌNH THU

    Trả lờiXóa
  2. Sự kiểm soát giáo sư và học sinh ở các trường đại học Trung Quốc ngày càng nặng nề. Theo dõi và tố cáo trở thành chuẩn tắc. Chế độ kiểm duyệt áp dụng cho cả những nhà nghiên cứu người nước ngoài cũng như các tạp chí quốc tế.


    Một buổi sáng tháng 11, mười sinh viên tươi cười đứng hiên ngang trước cửa hàng Apple Store ở Bắc Kinh, trong tay mỗi người một tờ giấy. Mã Yên (*), sinh viên cử nhân kinh tế Trường Đại học Nhân dân, giải thích : « Chúng tôi chẳng làm điều gì sai trái, nên không ngại sẽ gặp nguy hiểm ». Trên biểu ngữ là một dòng ủng hộ sinh viên Trùng Khánh (miền nam Trung Quốc) bị bắt buộc phải làm việc không công cho những công ti làm gia công cho Apple, nếu không sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp. Công an lập tức ập tới, tịch thu các biểu ngữ và bắt đi hai sinh viên. Ngày hôm sau, mươi mười hai người bạn của họ họp nhau ngoài giờ học để nghiên cứu những luận đề của Kark Marx, nhằm áp dụng cho công nhân, sẽ bị những người mặc thường phục bắt cóc. Thật trớ trêu, lí tưởng mác-xít về đấu tranh giai cấp và sự hội tụ các cuộc đấu tranh đã trở thành mối đe doạ đối với một chế độ chính trị mà hai chữ « cộng sản » chỉ còn là một cái danh hiệu. Lãnh tụ tối cao của chính thể, Tập Cận Bình, lên cầm quyền từ năm 2013, ca tụng một thứ chủ nghĩa tư bản cứng rắn nhất, dành cho mình độc quyền diễn giải các luận điểm của nhà triết học Đức, và e ngại bất luận phòng trào nào có khả năng phá hoại uy quyền của mình. Mã Yên chưa bị bắt, nhưng sẽ khó ghi tên trở lại ở trường đại học. Trong tất cả các trường đại học ở Trung Quốc, sinh viên mác-xít bị canh chừng và có thể bị trừng phạt.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips