Tạp chí “Máy Móc Phổ Thông” (Popular Mechanics) đã phân tích nguồn gốc chiếc vỏ ngư lôi dạt vào bờ biển Phú Yên hôm Thứ Ba, 18 Tháng Mười Hai vừa qua.
Chiếc ngư lôi dài 6.8 mét, đuôi có một cặp chong chóng quay ngược chiều để giữ thăng bằng. Đây là cách thông thường khi chế tạo ngư lôi ngày nay. Đằng sau các chong chóng có lỗ cho dây liên lạc nhận lệnh từ tàu ngầm chỉ huy.
Đường kính 54 cm cho thấy đây là thứ thủy lôi trang bị cho loại tầu ngầm hạng nặng. Cùng loại này nhưng nhỏ hơn có các ngư lôi 32 cm, thường chỉ phóng trên mặt các chiến hạm, từ trực thăng hay máy bay.Màu da cam sơn trên đầu ngư lôi chứng tỏ đây là một loại dùng để tập dượt chứ không phải để chiến đấu; giống như các vũ khí của Mỹ và khối NATO.Như vậy, chiếc ngư lôi có đủ các bộ phận, nhưng không mang đầu đạn có thể phát nổ.
Báo Popular Mechanics đoán rằng một tiềm thủy đĩnh Trung Cộng mới bắn thử ngư lôi gần đây. Khi chiếc ngư lôi hết dầu đốt, nó tiếp tục trôi vì bên trong trống rỗng. Coi bên ngoài không thấy dấu han gỉ thì biết ngư lôi này mới được bắn rất gần đây.
Thông thường, sau khi bắn thử, vỏ các ngư lôi sẽ nổi và được thu hồi lại. Tàu ngầm của Hải Quân Trung Cộng bắn chiếc ngư lôi này nhưng để lạc, nên trôi theo dòng nước biển.
Thông thường, sau khi bắn thử, vỏ các ngư lôi sẽ nổi và được thu hồi lại. Tàu ngầm của Hải Quân Trung Cộng bắn chiếc ngư lôi này nhưng để lạc, nên trôi theo dòng nước biển.
Từ năm 2013 Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã thử nghiệm thành công ngư lôi phiên bản mới nhất và tên lửa phòng không Hongqi-16 (HQ-16). |
Bài trước: Vớt
được con c... có chữ lạ
Việc Trung Quốc rải mìn và cài ngư lôi khắp biển Đông đã diễn ra từ nhiều năm nay...
Trả lờiXóaĐiều đáng “lạ” ở đây là những thông tin như vậy chỉ có thể tìm thấy ở báo chí và chuyên san quân sự nước ngoài. Tờ Quân Đội Nhân Dân suốt ngày ra rả “nguy cơ suy thoái” lẫn “cảnh giác” và “đề phòng” “bọn phản động”, trong khi bọn ngoại bang đánh cướp chủ quyền biển đảo thì tịt mồm thin thít. Cho đến nay, gần như tất cả thông tin về tình hình lấn chiếm biển Đông cũng như các chiến lược quân sự hóa biển Đông của Trung Quốc vẫn chỉ được biết từ báo chí nước ngoài chứ không phải trong nước. Báo chí trong nước, cùng lắm, là lược dịch đăng lại, chứ chẳng bao giờ có bài viết độc lập nào của riêng mình. Dĩ nhiên lỗi không phải của báo chí. Nếu (báo chí) được phép, tôi tin không ít tờ báo trong nước sẵn sàng đưa phóng viên ra biển Đông để tường thuật chính xác những gì đang xảy ra.
Điều “lạ” ở đây là tại sao cái sự hèn nó kéo dài đến vậy, bất luận duyên hải quốc gia bị đe dọa ngày càng nghiêm trọng và ngày càng rõ rệt như thế nào. Điều “lạ”, chưa tìm được lời giải thích, là cái sự khiếp nhược này nó được “ra lệnh” bởi ai?
MẠNH KIM