Vào một buổi sáng cuối năm 2016, tôi thấy mình ngồi sau một chiếc taxi từ Cần Thơ tới Kiên Giang. Tôi mới hoàn thành Thiện, Ác và Smartphone, cuốn sách về văn hóa lăng nhục và những cơn bão căm ghét trên mạng.
Nguyễn Lê Thiên Lý, quê ở Kiên Giang, là một trong những nhân vật xuất hiện trong sách. Cách đây ba năm, cô cùng Đông Phương, một người cô họ của cô, bị bắt và tuyên án ba năm tù vì tội bạo hành trẻ.
Từ căn gác nhà hàng xóm, một người phụ hồ quay lại được cảnh hai bảo mẫu này đánh trẻ khi cho chúng ăn. Trong clip có cảnh Đông Phương tát liên tiếp một trẻ (số lượng tát sau này được xác định là 28 cái), cảnh Thiên Lý doạ tống một bé biếng ăn khác vào thùng phuy đựng nước.
Từ căn gác nhà hàng xóm, một người phụ hồ quay lại được cảnh hai bảo mẫu này đánh trẻ khi cho chúng ăn. Trong clip có cảnh Đông Phương tát liên tiếp một trẻ (số lượng tát sau này được xác định là 28 cái), cảnh Thiên Lý doạ tống một bé biếng ăn khác vào thùng phuy đựng nước.
Cư dân mạng và truyền thông gọi họ là các “bảo mẫu ác thú”. Một bài báo đăng tải lại hình lấy ra từ clip nhận được 68 ngàn like và gần 7 ngàn share. Do ít thể hiện cảm xúc hơn, Thiên Lý được cho là hành hạ trẻ “bằng những ngón nghề kinh khủng với gương mặt lạnh lùng”. Lúc đó cô 19 tuổi.
Khi đi qua hàng trăm những bình luận của cư dân mạng về Lý, tôi thấy mình có nhu cầu gặp và lắng nghe cô. Một trong những đặc trưng của những phiên toà của đám đông cuồng nộ là nạn nhân bị tước đi giọng nói của mình. Trong cả năm 2016 tôi cố gắng tìm địa chỉ liên lạc của Lý nhưng không thành công. Đến khi bản thảo cuốn sách đã được gửi tới nhà xuất bản thì tình cờ qua một mối quen tôi biết được tên huyện, xã và ấp của gia đình cô. Tôi lên đường mà không biết địa chỉ chính xác hay tên bố mẹ cô.
Chuyến đi dài và qua nhiều chặng, máy bay, taxi, xe ôm, tôi phải hỏi thăm nhiều lần, và nhiều lúc tôi đâm ra hoài nghi về quyết định của mình. Liệu tôi có tìm ra nhà họ không, liệu họ còn ở đó không, liệu tôi có gặp họ không, liệu họ có cho tôi vào nhà không, tôi và họ sẽ nói gì với nhau?
Cuối cùng, tới chiều ngày hôm đó, tôi đứng ở sân nhà Thiên Lý, trong một xóm đạo yên tĩnh và xanh tốt của miền Tây Nam Bộ. Đằng trước nhà là một con kênh lớn, bên trái là một con kênh khác nhỏ hơn, những chiếc ghe gỗ neo rải rác dọc kênh. Nhà cửa ở đây gọn gàng, nhà nào cũng có hàng hiên rộng và sân sạch sẽ. Cách đó một đoạn, một người đàn ông đang dùng nhựa đường vá một miếng trên mặt cây cầu bắc qua kênh. Trời đã xế chiều, mùa mưa đã qua, không khí mát và lặng gió. Trước đó, một người trong xóm cho tôi biết Thiên Lý đã được ra tù.
May mắn cho tôi là Lý có nhà. Trong lúc cô pha nước ở dưới bếp, tôi quan sát phòng khách. Tủ kính bày ảnh Chúa Jesus và tượng Đức Mẹ Maria. Trên tường treo một bằng khen của giáo xứ, chữ vàng trên nền đỏ, mừng ông ngoại của Lý “thượng thọ cửu nhập nhứt niên”. Tên thánh của ông là Phero. Bằng khen ca ngợi ông sống trọn vẹn theo câu “Tam Cung Ngũ Thường”, ba quan hệ chủ chốt trong xã hội và năm đức cơ bản của con người theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo, và là “Một tấm gương sáng đời đời cho con cháu về sau”.
May mắn cho tôi là Lý có nhà. Trong lúc cô pha nước ở dưới bếp, tôi quan sát phòng khách. Tủ kính bày ảnh Chúa Jesus và tượng Đức Mẹ Maria. Trên tường treo một bằng khen của giáo xứ, chữ vàng trên nền đỏ, mừng ông ngoại của Lý “thượng thọ cửu nhập nhứt niên”. Tên thánh của ông là Phero. Bằng khen ca ngợi ông sống trọn vẹn theo câu “Tam Cung Ngũ Thường”, ba quan hệ chủ chốt trong xã hội và năm đức cơ bản của con người theo chuẩn mực đạo đức Nho giáo, và là “Một tấm gương sáng đời đời cho con cháu về sau”.
Tôi tự hỏi nếu tấm bằng mừng thọ này được các cư dân mạng trong cơn bão căm ghét hồi đó biết tới thì họ sẽ chế giễu tới mức nào. Nó được viết năm 2015, một năm sau khi Thiên Lý bị đưa vào tù. Vậy là khi đặt làm nó, xứ đạo này hẳn đã biết hết câu chuyện của cô. Và họ vẫn quyết định viết như vậy.
Một nghi lễ tái hòa nhập
Thiên Lý từ nhà sau ra ngồi trước mặt tôi. Cô mặc bộ đồ vải mỏng sẫm mầu, in hoa, kiểu con gái nông thôn Nam Bộ hay mặc. Cô khá gầy, tóc bết mồ hồi vuốt chặt ra sau. Cái kính chữ nhật hơi bị lệch sang bên phải. Trong lúc nói chuyện, Lý không tránh cái nhìn của tôi. Vài bình luận tôi đọc được trên mạng khi tìm hiểu về câu chuyện của cô chạy thoáng qua đầu tôi.
Thiên Lý từ nhà sau ra ngồi trước mặt tôi. Cô mặc bộ đồ vải mỏng sẫm mầu, in hoa, kiểu con gái nông thôn Nam Bộ hay mặc. Cô khá gầy, tóc bết mồ hồi vuốt chặt ra sau. Cái kính chữ nhật hơi bị lệch sang bên phải. Trong lúc nói chuyện, Lý không tránh cái nhìn của tôi. Vài bình luận tôi đọc được trên mạng khi tìm hiểu về câu chuyện của cô chạy thoáng qua đầu tôi.
“Thật tàn ác. Tôi không tưởng tượng được họ là người nữa”
“Cô ta là một loài động vật máu lạnh”
Tôi nghĩ lại khoảnh khắc phiên tòa lưu động xử hai bảo mẫu ở Thủ Đức kết thúc. Lúc đó, người ta chen lấn nhau ở bên ngoài để hòng nhìn được họ một cái, nhưng hai người đã được dẫn ra bằng một lối khác. Lý kể lại là từ phòng giam ở quận, thành phố tới trại tù cuối, ở đâu người ta cũng đồn nhau “có con bảo mẫu sắp lên” và nhiều người tới để “nhòm mặt mình”. Hình dạng của cái mà người ta cho là hiện thân của ma quỷ luôn có một sự hấp dẫn đặc biệt, kích thích tò mò pha lẫn ghê sợ cùng kinh tởm.
Cuộc nói chuyện của tôi và Lý không có gì đặc biệt. Không có chi tiết nào chấn động, không có nước mắt. Tôi không ướm lời, và tự cô cũng không tìm lời thanh minh hay đổ lỗi. Cô nói về những xáo trộn trong gia đình khi “chuyện xảy ra”. Bà nội cô bị sốc phải đi cấp cứu mấy lần. Ông ngoại Lý nghễnh ngãng và không còn đọc được báo nên thỉnh thoảng hỏi tại sao không thấy cô ở nhà. May mắn là công việc của ba cô tại xã không bị ảnh hưởng. Cô nói về cuộc sống trong tù, sáng đi cạo mủ cao su, chiều trồng trọt hay nhổ cỏ, tối được xem ti vi tới 10 giờ. Tới giờ thỉnh thoảng cô vẫn lên trại thăm một số bạn tù, đặc biệt những người bị gia đình bỏ rơi. Trại ở xa, đi hai ngày mới tới.
Thiên Lý không bình luận gì nhiều về công việc ở nhà trẻ trước khi cô bị bắt, ngoài việc cô chưa giữ trẻ bao giờ, và việc mợ Phương (tức bảo mẫu Đông Phương), người đã có kinh nghiệm làm việc trong cả nhà trẻ công và tư, nói rằng công việc này bị “áp lực ghê lắm” khi đưa cô vào làm. Tuy gia đình cô “bỏ qua hết với mợ Phương”, người có thể coi là “làm mẫu” cho cô cách đối xử với những đứa trẻ được gửi, nhưng hai vợ chồng Phương cắt đứt hoàn toàn quan hệ với họ hàng. Tôi đoán với họ nỗi nhục là quá lớn.
Ra tù, Thiên Lý tìm đọc cái bài báo về mình. “Lên mạng kiếm lại, thấy nổi tiếng quá. Gõ tên nó ra một đống bài luôn.” Facebook của cô ứ đọng các tin nhắn chửi rủa của người lạ. Thiên Lý không có thái độ hằn học. “Cũng buồn lắm, nhưng mà biết làm sao. Đặt mình vào vị trí của họ thì thấy họ nói đúng chứ không có sai nên con không có trách móc, nhưng không trả lời.”
Câu nói mang tính chỉ trích người ngoài duy nhất của cô trong cả cuộc nói chuyện là dành cho báo chí. “Đọc những bài báo thì có lúc rớt nước mắt. Nhiều lúc con thấy báo nói quá sự thật quá. Cũng tức lắm nhưng biết sao giờ.”
Lý có người yêu vài tháng trước khi cô bị bắt. Người yêu cô và gia đình anh đã không quay lưng lại với cô. Đám cưới được tổ chức một năm sau khi Lý ra tù.
Tôi không kể với cô về sự dán nhãn, về những nghi lễ hạ nhục, về lịch sử của làm nhục công cộng, về sự độc ác của cái thiện cuồng tín, những khái niệm tôi đề cập tới trong cuốn sách. Không nói với Thiên Lý, nhưng với tôi, cuộc gặp gỡ này là một nghi lễ tái hòa nhập, như tôi đã tìm hiểu trong quá trình viết sách. Nó là một cử chỉ chào đón Lý quay lại với cộng đồng, một hành vi mang tính biểu tượng để đặt niềm tin vào cô. Nghi lễ tái hòa nhập nâng người phạm chuẩn lên, nó ngược lại với nghi lễ hạ nhục mà xã hội đã làm với cô cách đây ba năm qua phiên tòa lưu động và hàng trăm phiên tòa cuồng nộ khác trên mạng. Nó nói rằng mặc dù hành vi phạm chuẩn bị lên án, nhưng con người phạm chuẩn không bị hắt hủi. Một nghi lễ rất nhỏ, chỉ có tôi và cô, ngay cả ông xe ôm ngồi đợi ngoài hiên cũng không biết được mục đích cuộc viếng thăm của tôi.
“Chúc con ra về bình an”
Sau tất cả những gì tôi viết trong Thiện, Ác và Smartphone, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi gặp được Thiên Lý và thực tập lắng nghe trong thấu cảm. Tôi không muốn mình chỉ nói về sự khoan dung và lòng trắc ẩn qua bàn phím, trong một quán cà phê ở Hà Nội. Ngoài những người trong gia đình và giáo xứ của cô, ngoài một số bạn tù, tôi không rõ cô đã gặp bao nhiêu người sẵn sàng lắng nghe cô với thiện chí, nhìn cô như nhìn một con người, với tất cả những khiếm khuyết của cô. Tôi muốn mình là một trong những người đó.
“Chúc con ra về bình an”
Sau tất cả những gì tôi viết trong Thiện, Ác và Smartphone, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi gặp được Thiên Lý và thực tập lắng nghe trong thấu cảm. Tôi không muốn mình chỉ nói về sự khoan dung và lòng trắc ẩn qua bàn phím, trong một quán cà phê ở Hà Nội. Ngoài những người trong gia đình và giáo xứ của cô, ngoài một số bạn tù, tôi không rõ cô đã gặp bao nhiêu người sẵn sàng lắng nghe cô với thiện chí, nhìn cô như nhìn một con người, với tất cả những khiếm khuyết của cô. Tôi muốn mình là một trong những người đó.
Thiên Lý chắc chắn không phải là thiên thần, nhưng cô cũng không phải ác quỷ. Tôi muốn Lý cảm nhận mà không cần tôi nói ra là tôi khước từ coi cô là hiện thân của cái ác, với toàn bộ ý thức về những lỗi lầm của cô. Tôi muốn cô nhận được những câu nói từ người ngoài, dù chỉ là lời hỏi thăm sức khỏe, khác với những câu như thế này:
“Không thể cải tạo những con người như thế này”
“Ở sau song sắt mãi mãi là cách tốt nhất để em đóng góp cho đời.”
Thiên Lý được ân xá vì hạnh kiểm tốt vào ngày 2 tháng 9 năm 2015, sau 20 tháng trong trại. Chủ nhật đầu tiên sau khi ra tù, Lý tới nhà thờ. Cô tới bàn xưng tội đặt ở cuối nhà thờ và quỳ xuống. “Thưa cha, con xin xưng tội. Trong hai năm qua con không đi lễ nhà thờ”. Cha hỏi lý do. Lý nói trong thời gian đó cô bị cách ly với xã hội.
Cách một vách gỗ, cha không biết Lý là ai. Ông cũng không hỏi gì thêm. Hai người im lặng vài giây.
Rồi Lý kể thêm vài tội cô đã phạm. Cô đã không đọc kinh buổi tối, cô đã không đọc kinh buổi sớm. Có lúc cô đã kêu tên Chúa một cách bất kính. Cô đã nói dối ba mẹ.
Khi Lý xưng xong, cha giải tội cho cô. “Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của Con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho con ơn tha thứ và bình an. Vậy cha tha tội cho con nhân danh Cha, Con và Thánh thần.”
Lý làm dấu thánh và nói “Amen.”
“Hãy cảm tạ Chúa, vì Người nhân từ,” cha tiếp tục.
Lý đáp: “Vì lòng từ bi của Người tồn tại muôn đời.”
“Chúa đã tha tội cho con. Chúc con ra về bình an,” cha nói./Bài gốc
Lý làm dấu thánh và nói “Amen.”
“Hãy cảm tạ Chúa, vì Người nhân từ,” cha tiếp tục.
Lý đáp: “Vì lòng từ bi của Người tồn tại muôn đời.”
“Chúa đã tha tội cho con. Chúc con ra về bình an,” cha nói./Bài gốc
Những nạn nhân của làm nhục công cộng thường chọn sự lẩn tránh, im lặng. Nhiều người giữ vết thương đó trong nhiều năm và không bao giờ muốn nhắc lại chuyện. Điều này đúng với đứa trẻ bị bạn cùng lớp bắt tụt quần ở sân trường; nó đúng với người ngoại tình bị kiểm điểm trước toàn cơ quan. Vợ chồng bảo mẫu Đông Phương, mợ của bảo mẫu Thiên Lý, cắt đứt mọi quan hệ với gia đình và chưa bao giờ về thăm lại bố từ khi ra tù.
Trả lờiXóaCòn đám đông, những người trực tiếp làm nhục và những người chứng kiến, tất nhiên là đã quên chuyện từ lâu. Và nhiều người cho rằng sự quên lãng này là một ân huệ cho người bị làm nhục.
Cũng với triết lý đó, một số người chỉ trích rằng việc tôi tới gặp Thiên Lý và viết về cuộc gặp gỡ trong cuốn “Thiện, Ác và Smartphone” là một chiêu bài của tác giả, một hành vi độc ác giả đò tốt đẹp để làm mủi lòng những độc giả dễ mủi lòng. Lý luận của họ dựa trên mặc định rằng Thiên Lý chọn sự im lặng, “lặng lẽ” sống cuộc sống sau khi ra tù của mình, nhưng nay lại bị tôi lôi ra bên ngoài.
Những người này đã không thể hình dung ra khả năng chính Thiên Lý chọn để lên tiếng, chính cô chọn rời bỏ bóng tối.
Sau cuộc gặp gỡ, Thiên Lý tiếp tục trao đổi với tôi qua mạng, cung cấp thêm thông tin cho chương sách. Yêu cầu duy nhất của cô là bài viết không tiết lộ tên ấp, xã, huyện của cô, và tôi đã làm theo yêu cầu đó.
Tôi gửi cô bài phỏng vấn “Trên mạng, người ta quên nhau là con người” của tôi trên Tuổi Trẻ cách đó mấy tháng; cô share lại bài trên tường nhà mình. Tôi gửi cô chương sách “Xét xử lưu động hay show diễn công lý”, đăng trên trang Luật khoa, trong đó mô tả tỉ mỉ phiên tòa của cô. Hai tiếng sau, cô viết lại: “Thiệt sự là từ ngày cháu về lần đầu cháu được đọc một bài như cháu mong đợi. Bản thân cháu đã có cái suy nghĩ giống như vậy từ phiên tòa xét xử vụ của cháu.”
Khi sách ra, tôi gửi tặng cô một cuốn. Buổi ra mắt ở TP HCM, cô tới sớm, ngồi lẫn trong đám đông, nghe có lúc người ta nói về mình. Chồng cô tới muộn vì phải đi làm, nhưng cuối buổi hai người nán lại đợi tôi tới chót. Lý kể là chồng cô đã đem sách tới công ty cho mọi người coi.
Nếu hai vợ chồng Thiên Lý coi hành vi của tôi là ác đối với họ, chắc họ đã cư xử khác.
Hôm qua, Tuổi Trẻ đăng một bài phỏng vấn dài cả trang khổ lớn với Thiên Lý. Trong bài, cô nói với phóng viên:
“Tôi đã từng bị coi không phải là người nữa. Tôi đồng ý trò chuyện hôm nay là để muốn khẳng định rằng điều đó không đúng. Tôi là một con người. Tôi đã sai lầm. Tôi đã phải trả giá. Tôi đáng được tha thứ.
Xin hãy lên án hành vi tôi đã làm, sai lầm tôi đã phạm để những người khác không lặp lại. Xin đừng chà đạp con người tôi để tôi còn được tiếp tục làm một người tốt.”
Đó là những lời lẽ chín chắn và ôn hòa của một người đã vấp ngã nhưng tìm lại được bản thân. Sau gần 24 tiếng, bài đã có gần 10 nghìn lượt like và hàng trăm shares. Đại đa số các bình luận đều tích cực và mang tính xây dựng.
Monica Lewinski cần 17 năm để có thể bước ra ánh sáng và tìm lại giọng nói của mình. Khi các nạn nhân của làm nhục công cộng đủ dũng cảm để phá vỡ sự im lặng và nói về câu chuyện của mình, chắc chắn họ được chữa lành và trở nên khoẻ mạnh hơn. Thiên Lý đã làm được điều này.
ĐẶNG HOÀNG GIANG