Mùa xuân năm nay đã trở thành một mùa xuân “đỏ lửa”, nóng bỏng hơn thường lệ bởi hai sự kiện đặc biệt:
1/ 90 ngàn công nhân của Pou Yuen đình công chống lại một luật mới về Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ có hiệu lực từ 1.1.2016.
2/ Hàng ngàn công dân thủ đô tuần hành liên tiếp vào hai ngày chủ nhật để phản đối Dự án hạ sát 6700 cây xanh.
Hai sự kiện này có gì bình thường và bất bình thường?
Bình thường là bởi hơn chục năm trở lại đây chuyện đình công đòi quyền lợi, phản đối giới chủ đã trở thành chuyện cơm bữa, cũ như trái đất. Bình thường là bởi chuyện chặt cây, phá rừng là chuyện “thường ngày ở huyện” của Việt Nam.
Nhưng nếu quan sát kỹ thì quả là nó bất bình thường.
Trước hết đây là vụ đình công khổng lồ “vĩ đại” hơn vô luận vụ đình công nào từ trước đến nay. Nhưng điều này còn đáng chú ý hơn: Lần đầu tiên cuộc đình công không chống lại giới chủ như thường lệ mà chống lại một đạo luật của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về BHXH.
Được biết quỹ bảo hiểm xã hội đang có nguy cơ tan vỡ vì người ta đã dùng 1052 tỷ đồng của quỹ đem đi đầu tư ra ngoài để kiếm lời!
Về vụ hạ sát 6700 cây xanh đường phố:
Chưa bao giờ người ta thấy có một sự đồng tâm nhất trí đông đảo, rộng rãi như vậy của các công dân thủ đô trong việc chống lại một chủ trương mờ ám của các đày tớ của nhân dân.
Qua hai sự kiện trên, chúng ta có thể thấy rằng người dân đã cam chịu, đã nhẫn nhục quá lâu, nhưng cuối cùng thì họ cũng đã thức tỉnh. Đất dưới chân của những kẻ độc tài đã bắt đầu rung chuyển. Sẽ không có gì là bất thường nếu một ngày đẹp trời nào đó, không phải 90.000 mà 100.000, 200.000... con dân đất Việt xuống đường đòi xóa bỏ điều 79, 88 và 258 của Bộ luật hình sự nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./Boxitvn
Ngày 1-4, Bộ Lao động - thương binh và xã hội có công văn gửi UBND TP.HCM. Công văn cho biết bộ vừa có báo cáo gửi Thủ tướng, kiến nghị Thủ tướng báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, giải quyết những vấn đề liên quan đến điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trả lờiXóaTheo đó, kiến nghị của Bộ Lao động - thương binh và xã hội theo hướng: cho phép người lao động được lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (giữa những lần mất việc), sau đó khi có việc làm lại thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để khi hết tuổi lao động được lãnh lương hưu.
Công văn cũng cho biết từ nay đến khi Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực, trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, bộ sẽ tiếp tục tiếp nhận ý kiến đóng góp, kiến nghị, phản ảnh của người dân liên quan đến các quy định của luật để luật đi vào cuộc sống tốt hơn, có lợi nhất cho người lao động.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 chiều 1-4, trả lời về ý kiến của Chính phủ liên quan đến nguyện vọng của công nhân, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nêu:
“Chính phủ thấy rằng ý kiến đề nghị của đa số công nhân là chính đáng. Từ nay đến ngày 31-12-2015, mọi chế độ đang thực hiện không có gì thay đổi.
Ngày 20-5, Chính phủ họp và sẽ kiến nghị Quốc hội, khi có sự đồng tình của Quốc hội thì sẽ thể theo nguyện vọng chính đáng của đa số người lao động.
Chúng tôi kêu gọi người lao động đang có những lo lắng, vướng mắc về vấn đề này hãy yên tâm trở lại làm việc bình thường, bình tĩnh, không nghe những lời kích động.
Chính phủ sẽ làm đầy đủ, đúng tinh thần theo nguyện vọng của người lao động”.
Ngày 1/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký công văn hỏa tốc gửi Chánh Thanh tra TP, Giám đốc Sở Xây dựng về việc chỉ đạo xử lý việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Trả lờiXóaCông văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị ở Hà Nội, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Chánh Thanh tra TP cùng đoàn thanh tra liên ngành khẩn trương tiến hành thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh, làm rõ, kết luận và báo cáo, đề xuất UBND TP xử lý nghiêm trách nhiệm của các tổ chức,cá nhân theo quy định.