Tuần báo trào phúng Charlie Hebdo hôm thứ tư đã chính thức trở lại sạp báo một
cách bình thường, kể từ số báo đặc biệt ra cách đây 6 tuần sau vụ tòa
soạn bị tấn công khủng bố hôm 7 tháng Giêng.
Nhân viên Charlie Hebdo làm việc trong văn phòng tạm thời trên tầng
cao nhất của trụ sở báo Libération
|
Suốt 6 tuần qua ban biên tập của Charlie Hebdo đã phải rất khó khăn
vượt qua những hoài nghi, sợ hãi cùng những dự định trong tương lai để
đưa tờ báo trở lại hoạt động bình thường.
Cũng với phong cách "Điếc không sợ súng" tờ bìa lần này cũng không kém phần "khiêu khích" - Một bầy chó lớn; hung dữ tượng trưng cho những thế lực thù ghét tờ báo (dân Hồi giáo, quân khủng bố, bà Marine Le Pen... thậm chí cả Giáo hoàng) đang hè nhau rượt chú chó nhỏ ngậm tờ Charlie Hebdo.
Nhân sự kiện này diễn đàn tranh luận của Liberation có bài viết chạy tựa đáng chú ý: «Đúng, ta có quyền báng bổ». Tác giả bài viết là bà Christine Chanet, Cố vấn danh dự của Tòa phá
án, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Liên hiệp quốc. Theo tác giả thì
đúng «là luật của Pháp hoàn toàn cho phép chỉ trích các tôn giáo.
Nhưng luật cũng trừng phạt những hành vi gây kỳ thị và thù hằn đối với
một người hay một nhóm người vì lý do tôn giáo của họ».
Về luật điều chỉnh hành vi báng bổ, tác giả bài viết dẫn ra Tuyên bố phổ quát về nhân quyền của Liên hiệp quốc đã được 168 nước phê chuẩn có điều đề cập đến tự do ngôn luận. Tuy vậy, quyền tự do đó không tuyệt đối và có thể hàm chứa những ràng buộc. Tác giả giải thích, quyền tự do ngôn luận phải có mục địch hoặc bảo vệ uy tín của nhiều người, hoặc tuân thủ theo những mệnh lệnh lợi ích công cộng.
Về luật điều chỉnh hành vi báng bổ, tác giả bài viết dẫn ra Tuyên bố phổ quát về nhân quyền của Liên hiệp quốc đã được 168 nước phê chuẩn có điều đề cập đến tự do ngôn luận. Tuy vậy, quyền tự do đó không tuyệt đối và có thể hàm chứa những ràng buộc. Tác giả giải thích, quyền tự do ngôn luận phải có mục địch hoặc bảo vệ uy tín của nhiều người, hoặc tuân thủ theo những mệnh lệnh lợi ích công cộng.
Theo quan điểm của Ủy ban nhân quyền Liên hiệp quốc, những hạn chế
trên không bao gồm hành vi báng bổ. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia vẫn
phạt các hành vi báng bổ. Thậm chí ở một số nước châu Âu, trong một số
văn bản hiến pháp hoặc luật pháp có quy định biện pháp chế tài này nhưng
trên thực tế điều luật không được áp dụng nữa.
Với trường hợp nước Pháp, chuyên gia Christine Chanet cho biết luật
của Pháp không thừa nhận chuyện bang bổ. Trái lại Luật của Pháp lại phạt
nặng những hành vi lăng mạ và gây kỳ thị thù hằn, bạo lực đối với một
người hay một nhóm người bất kể vì lý do tôn giáo hay không. Tương tự
thì cổ vũ tội phạm như giết người hay hành động khủng bố cũng bị nghiêm
trị. Điều này cho thấy ranh giới của tự do ngôn luận là rất mong manh
và vụ Charlie Hebdo sẽ còn gây tranh luận dài ở Pháp./(RFI)
Bài cũ: Charlie Hebdo số mới, đắt hơn tôm tươi
Bài cũ: Charlie Hebdo số mới, đắt hơn tôm tươi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét