Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Chuyện Đông tóc đỏ và Flappy Bird

Bẩm các cụ.
Mấy ngày nay xứ Lừa xôn xao chuyện ku Đông với cái game Flappy Bird. Bố khỉ! Bọn Lừa suốt 2 ngàn năm tồn tại không hề có 1 cái chó gì đáng để tự hào nên chúng thường phải vơ lấy những thứ rất tào lao. Bọn báo chí Tây có đề cập đôi chút thì chúng vội túm lấy, xé ra, thêm mắm cộng muối, đánh son trát phấn, rồi trình cho bọn Lừa hỉ hả: Đấy bọn Tây phục lăn bọn Lừa nhé!

Đồ họa 3D game VLTK
Báo chí xứ Lừa nổ om trời về cái game Flappy Bird, cứ như là 1 kiệt tác của nhân loại mà chúng không hề xem cái game ấy nó thế nào. Mẹ kiếp! Cái game ấy nó đơn giản đến mức không thể đơn giản hơn, còn không bằng 1/1000 của Võ Lâm Truyền Kỳ, mà tầm này thì bọn Tàu Chệt có đầy. Thế mà chúng cứ oang oang, làm ku Đông ngượng chín cả người.
 
Với đám Lừa thì khỏi nói rồi, chúng coi ku Đông là anh hùng dân tộc, rồi luôn miệng ông ổng "tự hào quá Việt Nam ơi". Mẹ kiếp! chỉ 1 cái game bé tí mà chúng đã "tự hào quá" thì nếu bọn Lừa mà làm được cái game kiểu Võ Lâm Truyền Kỳ thì chắc chúng sẽ lăn đùng ra chết vì... "quá tự hào".
Chúng cứ tối ngày đi tìm kiếm, nhặt nhạnh các tin tức về Flappy Bird của tụi báo Tây, không có thì chúng lùng sục vào các tờ lá cái, miễn có Flappy Bird là được bất kể thế nào. Hay có chú Tây nào vui miệng hay khách sáo mà nói tới Flappy Bird là chúng gom ngay, đem về để trên bàn thờ rồi cùng nhau... "tự hào quá".
Cái đầu của chúng xem ra là dư thừa. Bọn báo Tây giật gân câu khách rằng ku Đông kiếm được 50.000 đô mỗi ngày nhờ cái game ấy, thế mà chúng tin đến sái cổ. Chúng quên mất cái game Flappy Bird là hoàn toàn miễn phí, ku Đông chỉ có tiền khi bọn chơi game nhấn vào quảng cáo, mà số tiền này cũng bị bọn google thiến mẹ phần lớn rồi. Cả ngàn thằng chơi game, chắc gì có 1 thằng nhấn quảng cáo (chưa kể thằng google sẽ loại đi những thằng nhấn đểu).
Nếu chúng chịu khó tự mình cộng trừ nhân chia chút xíu thì sẽ thấy ngay là ku Đông kiếm được 50 đô mỗi ngày đã là có thêm may mắn. Sự khác biệt từ 50 đô với 50.000 đô mà chúng không nhận ra thì chó thật.
Còn bọn "đầy tớ của nhân dân" thì như kên kên, nghe mùi đô là là cứ cẫng lên, nhảy vào kiếm chút cháo, bàn ngay chuyện truy thuế linh tinh, mà không biết cái số liệu 50.000 đô là trò giật gân của bọn báo Tây. Còn ku Đông thì dùng số ảo này để khuyếch trương thân thế.
Chính vì thế mà ku Đông không ngần ngại nhổ nước bọt vào mặt bọn Lừa. Ku Đông bảo bọn Lừa rằng hắn rút Flappy Bird xuống vì game của hắn gây nghiện, không tốt cho người chơi. Nói thế là chưởi cha bọn Lừa còn gì. Thế mà bọn Lừa vẫn khoan khoái, còn cho rằng ku Đông đã có tài lại còn có đức.
Dù gì thì ku Đông quả là may mắn, may mắn trong việc làm game, và nhất là may mắn vì xứ Lừa có quá nhiều thằng ngu.
Hắn đúng là "Đông tóc đỏ" của Vũ Trọng Phụng thời nay.
Hehe... Thế Mới Tài !!! (Ma Xó/TTX Vịt cồ)

1 nhận xét:

  1. Cái tin Flappy Bird và thành công của người thiết kế game này suốt mấy ngày qua xuất hiện lan tràn trên Internet, một số thì khen, một số thì chê. Nhưng người chê chả hiểu tại sao chê, người khen cũng chả hiểu tại sao khen. Đọc những lời chê bai thì mới thấy hết độ ngoa ngoắt của dân Việt, đọc những lời khen thì cũng thấy hết được độ lừa mị của truyền thông: tự lừa mình và cũng tự lừa người.
    Ở góc độ người chê, ta có thể thấy hết sự bực bội khi chơi game này. Vấn đề không phải game này được thiết kế khó chơi mà thiết kế để người chơi khó thắng. Hai khái niệm này nên được phân biệt rõ ràng. Bất cứ game nào, để ăn khách và phục vụ mục đích cuối cùng là kinh tế sẽ luôn để người chơi khó thắng hơn. Không nhất thiết sự khó thắng này kích thích trí thông minh của người chơi. Để thắng được, người chơi chỉ cần quen tay và quen với nhịp điệu của trò chơi. Những game thông minh và có giá trị tác động tốt tới xã hội là những game vừa khó thắng nhưng cũng vừa khó chơi, đòi hỏi không chỉ kỹ thuật mà còn cả khả năng tư duy và quan sát tổng thể.
    Flappy Bird không phải một game khó chơi và người chơi không được lợi gì từ game này. Những chê bai về tạo hình và âm thanh của game này đã tràn ngập trên Internet, nên tôi sẽ không đề cập đến điều đó nữa. Tôi muốn nói rằng game này là một game có cơ chế chơi đòi hỏi một sự lặp đi lặp lại đơn giản để thắng. Dần dần, nó tạo thành một thói quen máy móc, làm nghèo nàn hóa tư duy của người chơi đến mức người chơi không cần suy nghĩ vẫn có thể thắng.
    Những người tung hô game này hẳn là chưa bao giờ chơi những game thông minh hoặc nếu không thì cũng đang tham gia vào một ý định truyền thông rõ ràng. Có nhiều người, kể cả những người vô cùng nổi tiếng, còn nói rằng đây là một game “rất có tính Phật giáo”. Đây là sự sỉ nhục với Phật giáo và tự lừa bản thân mình. Họ cho rằng để chơi thắng game này cần sự bình tĩnh, thực sự thì để chơi thắng bất cứ game nào cũng cần sự bình tĩnh mới có thể chiến thắng. Họ nhầm lẫn giữa tư duy đơn giản và tư duy máy móc. Có người còn “cuồng ngôn” nói rằng sự kiện của Flappy Bird còn quan trọng hơn sự kiện Ngô Bảo Châu đạt giải FIELD vì họ cho rằng nó có ích cho nhiều người hơn. Nhưng phải thấy rằng, Ngô Bảo Châu có ý nghĩa trong việc truyền cảm hứng cho thanh niên sống hết mình trong tìm tòi tri thức, còn Flappy Bird, giống như Angry Bird ngày nào chỉ giúp đông người tiêu diệt tế bào não hơn.
    Thị trường game Việt Nam nếu ca ngợi và kích thích những loại game này thì đây là một dấu hiệu đáng buồn, chứng tỏ chúng ta chẳng làm được gì hơn cái việc cứ ấn vào con chim và nó kêu “Flap Flap”.
    NGUYỄN MINH

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips