Trong lúc nhiều người Việt háo hức xếp
hàng và chờ dài cổ có khi đến hàng giờ để được vào thưởng thức các món bánh mỳ kẹp kiểu McDonald's, thì tại Mỹ ông Tổng thống Obama cũng đang gặm rất ngon lành một ổ bánh mỳ "kiểu Việt Nam" và hơn thế nữa "Bánh mỳ Saigon" cũng được một tờ báo nổi tiếng "vinh danh":
Ở Sài Gòn, đâu đâu cũng có những cửa hiệu hoặc xe bán rong bánh mì, báo Wall Street Journal viết. Bánh mì du nhập vào Sài Gòn từ thời thực dân. Đó là những chiếc bánh baguette được bổ dọc, bên trong kẹp sốt mayonnaise, pate, thịt, bơ, hoặc cá đóng hộp, kèm theo các loại rau củ quả như hành, dưa chuột, cà rốt, rau mùi… rưới tương ớt và nước tương Maggie.
Loại bánh mì kẹp lấy cảm hứng từ nước Pháp này ban đầu có ở miền Bắc, nhưng sau đó xuất hiện ở miền Nam theo chân những người làm bánh sau năm 1954 - thời điểm Việt Nam giành độc lập từ tay thực dân Pháp.
Bà Hoàng Thanh Mai là chủ một xe đẩy bán bánh mì “đặc biệt”, làm từ các nguyên liệu là thịt lợn chiên và nướng, cùng với giò lợn, bì lợn, dưa chua và rau mùi tươi.
Trứng chiên cũng là một nguyên liệu để làm nhân kẹp bánh mình ở quầy di động của bà Mai.
Nhiều người ăn bánh mì ở hàng bà Mai bóp cho chiếc bánh bẹt ra trước khi ăn để ngăn vụn bánh rơi vào áo.
Còn đây là bà Lê Thị Hạnh, chủ hiệu bánh mì Hòa Mã. Đây là hiệu bánh do ông của bà Hạnh mở từ năm 1960.
Khách hàng ăn bánh mì ốp la trong quán Hòa Mã.
Bánh mì trong quán Hòa Mã được làm từ loại bánh ngắn ăn cùng với thịt nguội, giò heo và dưa muối. Khách thường gọi thêm pate và mayonnaise do chính quán làm.
Bà Hạnh trước cửa quán bánh mì của gia đình
Bánh mì có mặt ở khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn
Anh Trần Linh Sơn đã làm việc chục năm trong nhà bếp của các khách sạn trước khi mở hiệu bánh mì Số 1 vào năm 2008. Anh đã sáng tạo ra phong cách bánh mì mới với các thành phần hành lá, nước mắm và lạc rang giã nhỏ để thay thế cho sốt mayonnaise, tương ớt và nước tương.
Thịt ướp gia vị nướng trên bếp than cũng là món ăn kèm với bánh mì ở Sài Gòn (DIỆP
VŨ)
Bài trước: Từ Mác-Lênin đến Mắc-Đônan: Con đường dài đẫm máu
Bài trước: Từ Mác-Lênin đến Mắc-Đônan: Con đường dài đẫm máu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét