Sáng 4/11/2013, tại Trại giam Vĩnh Quang (Bộ Công an), Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao đã công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án đối với
phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn bị kết án tù chung thân về tội giết người. - (Petrotimes)
Tranh của họa sĩ Trung quốc Kuang Biao - "Luật pháp chỉ để bọn cầm quyền chùi..." |
Phản ứng dư luận:
* Tin chấn động nhất chính là khi sáng nay, bị can Nguyễn
Thanh Chấn với án tù chung thân về tội giết người, nay sau 10 năm thụ án, công
dân Nguyễn Thanh Chấn tự do. Tự do của ông Nguyễn Thanh Chấn không chỉ mang lại
cho ông và gia đình niềm vui vô bờ bến, vui không chỉ là ông được thoát án về
nhà, vì 10 năm qua ông và gia đình liên tục kêu oan, vui là vì cuối cùng chân
lý đã thắng, sự thật đã thắng, và một vết nhơ đáng xấu hổ vô cùng cho cơ quan
điều tra tỉnh Bắc Giang và các ngành xét xử từ tỉnh đến trung ương thời cách
đây 10 năm. Rõ ràng là ép cung.
Và sau đó, là những phiên xử vội vã, ấu trĩ, quan liêu, vô lương tâm của một dây cán bộ mang trên ve áo mình danh dự của một Quốc gia nhưng đã làm việc như những kẻ mù lòa về pháp luật, xô đẩy một con người vô tội trở thành có tội. Đây là tội ác. Tội ác này còn khủng khiếp hơn tội ác vì nó đã góp phần cho việc làm mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống pháp luật và vào những người cầm cân nảy mực.
Đừng có nói là "nhờ" giải oan, giải oan cái con khỉ, nếu cái tên
giết người ấy không đầu thú, thì có khi ông Chấn chết trong tù cũng nên. Hãy
lôi cổ những kẻ đã ép cung và xử oan ông Chấn ra, nhẹ thì cách chức, đuổi cổ về,
nặng thì bỏ tù. Và phải đền bù, bắt cái dây cán bộ khốn nạn này đền, không lấy
tiền nhà nước nha. Và đừng có đưa tiêu chí tính bằng lương tối thiểu, tối thiểu
cái con khỉ, tối đa, tối đa, tối đa nha, tối đa mấy cũng không bù đắp nỗi 10
năm án oan cay nghiệt, tối đa mấy cũng không bù nỗi bao nhiêu nước mắt của vợ
con ông, tối đa mấy cũng không bù được sự mất mát tổn thương của 4 đứa con của
ông, và hơn tất cả những điều đó, bù sao được, rửa sao hết vết nhơ tư pháp
này?. Đừng có phi tang hậu quả này, đừng có phi tang tội lỗi của những kẻ gây
ra cái án 10 năm cho ông Chấn, phi tang nó là phi tang nhân cách, phi tang danh
dự đất nước. Rứa đó.
* 10 năm trước, một “tên giết người” bị phán quan của đủ các cấp tuyên án chung thân về một hành vi mà vợ con ông không dám ngẩng mặt nhìn đời, một tội ác 3 đời chưa rửa hết nhục.
10 năm qua, “tên giết người lương thiện” đó không ngừng kêu oan.
Tiếng kêu oan thấu trời xanh đó, chắc chắn sẽ chỉ vô vọng, lọt thỏm trong tường đá nếu như hung thủ thực sự không ra đầu thú.
Không có một bức thư với những lời lẽ ăn năn hối cải, kẻ sát nhân thực sự chỉ lẳng
lặng nộp mình. Anh đã sống trong dằn dặt với hành vi cướp của giết người? Anh
ta ân hận vì hành động xấu xa của mình đã tước đoạt mạng sống của người khác?
Hay anh day dứt khi vô tình đẩy một người lương thiện vào lao lý với nỗi oan
khuất suốt 10 năm qua?
Có lẽ là tất cả.
Và trước lời sám hối, dẫu là muộn mằn đó, đã khiến những giọt nước mắt rơi. Giọt nước mắt oan khuất, tủi nhục của người tù oan. Giọt nước mắt của lương tri xã hội trước những phán quan nhân danh pháp luật từng giết chết lẽ công bằng của công lý bằng sự thiếu trách nhiệm của mình. Và cả những giọt nước mắt cảm phục của người dưng, khi biết rằng hóa ra lương tâm vẫn là thứ có thật ở trên đời khi ngay một kẻ giết người từng giết người cũng còn biết sám hối.
Nhưng khi lương tâm kẻ cướp lên tiếng, cũng chính là lúc dư luận xã hội đặt ra một câu hỏi lương tâm khác.
Vì sao người ngay vẫn bị tống vào tù khi mà có đến 3 cơ quan tố tụng ăn lương chỉ để làm mỗi việc là “không bỏ sót tội phạm nhưng cũng không làm oan người ngay”?
Họ điều tra, tuy tố và xét xử thế nào mà buộc được một người vô tội tay chưa từng vấy máu phải nhận tội giết người?
Có thể, chỉ ngay ngày mai, Bắc Giang sẽ đổ thừa tại “Kẻ sát nhân vô tội” có lúc vẫn ký tên thừa nhận tội giết người trong những bản khai.
Có lẽ là tất cả.
Và trước lời sám hối, dẫu là muộn mằn đó, đã khiến những giọt nước mắt rơi. Giọt nước mắt oan khuất, tủi nhục của người tù oan. Giọt nước mắt của lương tri xã hội trước những phán quan nhân danh pháp luật từng giết chết lẽ công bằng của công lý bằng sự thiếu trách nhiệm của mình. Và cả những giọt nước mắt cảm phục của người dưng, khi biết rằng hóa ra lương tâm vẫn là thứ có thật ở trên đời khi ngay một kẻ giết người từng giết người cũng còn biết sám hối.
Nhưng khi lương tâm kẻ cướp lên tiếng, cũng chính là lúc dư luận xã hội đặt ra một câu hỏi lương tâm khác.
Vì sao người ngay vẫn bị tống vào tù khi mà có đến 3 cơ quan tố tụng ăn lương chỉ để làm mỗi việc là “không bỏ sót tội phạm nhưng cũng không làm oan người ngay”?
Họ điều tra, tuy tố và xét xử thế nào mà buộc được một người vô tội tay chưa từng vấy máu phải nhận tội giết người?
Có thể, chỉ ngay ngày mai, Bắc Giang sẽ đổ thừa tại “Kẻ sát nhân vô tội” có lúc vẫn ký tên thừa nhận tội giết người trong những bản khai.
Vụ án Nguyễn Thanh Chấn cho thấy một sự thật khủng khiếp, rằng bất cứ ai cũng có thể bị tuyên phạm tội giết người.
"Dân chủ XHCN" - tranh Kuang Biao |
* Cả ngày
hôm nay nhiều báo đưa tin “10
năm ngồi tù oan”. Tôi đọc
nhiều báo, kể cả trên VTV tôi vẫn không tin. Tại sao thế kỷ XXI, với bao công
cụ hiện đại, học hành tử tế, đạo đức sáng ngời mà: Truy tố, điều tra, xét hỏi
kém đến như thế. Cũng may
cho ông Chấn nhờ có “thân nhân tốt” mới thoát khỏi án tử hình. Vừa về đến nhà anh đã khóc: "Nhờ có bố mà
con không bị xử tử, còn sống được đến ngày nay để về thắp hương cho bố đây…!”
Bao nhiêu người không quen biết đến xem cũng khóc theo. Họ khóc cho anh, khóc cho chính mình một ngày nào đó cũng sẽ ngồi tù oan như vậy.
Bố anh ông Nguyễn Hữu Phấn liệt sỹ mà cũng
chẳng giúp được gì? Ngày ông cầm súng ra đi bảo vệ Tổ quốc cũng mong sao cho
đất nước hòa bình, dân chủ, công minh. Nay chính con ông phải gánh chịu những
điều mà ông không hề nghĩ tới.
Trong tâm trạng còn xúc động vì trải qua một cơn ác mộng dài, ông Chấn nói: “Đêm qua không ngủ được, hai vợ chồng ôm nhau khóc. Hai - ba ngày tôi không ăn được gì, người cứ lâng lâng”.
Trả lờiXóaÔng Chấn cho biết vẫn còn thấy kinh hoàng khi nghĩ về những ngày bị thẩm vấn trong trại giam. “Cán bộ người thì hỏi, người cầm búa dọa nếu không khai thì cho chết. Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3-4 buồng. Trong hơn 1 tuần, tôi không được ngủ nên đầu óc quay cuồng, lâng lâng và không còn muốn phản kháng nữa. Chưa kể còn bị bạn giam chung buồng dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bắt hát...” - ông Chấn uất nghẹn. Ông Chấn kể sau khi bị đe dọa thì được điều tra viên đọc cho viết đơn xin thú tội và đọc cả nội dung viết thư về cho vợ.
Cũng ở tòa án cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều kể lại câu chuyện trên song không được xem xét. “Để thực nghiệm hiện trường, các điều tra viên cho 1 tù nhân giả cô Nguyễn Thị Hoan (nạn nhân của vụ án - PV). Cán bộ còn đưa cho lúc cái thìa, khi cái lược để giả làm hung khí. Tôi phải tập nhiều lần cho đến khi thành thạo. Sau đó, họ đưa tôi đến một nhà dân để thực nghiệm hiện trường, bắt tôi diễn lại và quay phim” - ông Chấn nhớ lại.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Về vụ việc này, trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Năng (chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm vụ án này vào năm 2004) nói: “Tôi quên phiên xét xử đó rồi. Hồi xưa xét xử thì dựa trên chứng cứ, tài liệu vụ án, chứ giờ vụ án đã lâu không nhớ nổi".
Trả lờiXóaTrả lời về trách nhiệm trong vụ việc xử án oan cho phạm nhân Nguyễn Thanh Chấn, ông Năng nói: "Giờ bị cáo bị oan sai thì trách nhiệm là do Quốc hội chứ biết sao được”.
Cũng trên báo này, ông Trần Văn Duyên (69 tuổi, nguyên thẩm phán TAND tỉnh Bắc Giang, thẩm phán phiên xét xử sơ thẩm năm 2004, đã nghỉ hưu từ năm 2006) nói: “Đã có sự phân cấp rồi, chúng tôi xử sơ thẩm mà cấp phúc thẩm y án thì chứng tỏ có đủ căn cứ kết tội bị cáo về tội giết người. Cấp phúc thẩm tuyên y án thì có nghĩa chúng tôi xử đúng rồi và chúng tôi cũng không có trách nhiệm gì, giờ vụ án có sai thì trách nhiệm thuộc về cấp phúc thẩm của tòa tối cao”.
Trao đổi trên báo Giáo dục Việt Nam, ông Vũ Đức Khiển – Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao, cũng cho rằng: "TAND Tối cao có trách nhiệm bồi thường cho anh Nguyễn Thanh Chấn, cả về vật chất lẫn tinh thần theo Luật bồi thường của Nhà nước. Hội đồng xét xử của TAND Tối cao đã xử anh Chấn cũng phải có trách nhiệm trong việc này".
Ông Khiển cũng nhấn mạnh: "TAND Tối cao đã xử phúc thẩm bản án của TAND tỉnh Bắc Giang, phán quyết anh Chấn tù chung thân, và trên thực tế anh Chấn đã phải ngồi tù 10 năm rồi. Nay, TAND Tối cao có trách nhiệm bồi thường cho anh Chấn cả về vật chất và tinh thần. Họ đã xử oan cho anh Chấn và gián tiếp làm tan nát cả một gia đình".
Cũng theo nguồn tin của báo này, một vị nguyên là cán bộ cấp cao của Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, việc oan sai xảy ra trong quá trình tố tụng không phải bây giờ mới có.
Vị này cho rằng, đây là một “lỗ hổng” trong hệ thống pháp luật của chúng ta. Việc điều tra, khởi tố, truy tố, kết án ẩu, thiếu kỹ lưỡng đã dẫn đến không ít vụ oan sai. Theo ông được biết, đã từng có trường hợp đi tù 17 năm rồi mới được minh oan.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Hôm qua, 4 tháng 11 dư luận lại một phen rúng động khi Viện kiểm sát tối cao ra lệnh trả lại tự do cho anh Nguyễn Thanh Chấn vì đã bị oan sai trong vụ án giết chị nguyễn Thị Hoan cách đây hơn 10 năm. Hơn 10 năm ngồi tù khi không có tội là một khoảng thời gian rất dài trong đời một con người. Trong khi đó người vợ ở nhà thành tâm thần, bốn đứa con đều thất học. Nếu không phải là con liệt sĩ, chắc Nguyễn Thanh Chấn đã gặp người cha nơi suối vàng. Và Viện kiểm sát tối cao sẽ không có cơ hội sửa sai.
Trả lờiXóaVậy hãy xem họ sửa sai như thế nào?
Hôm nay ngày 5 tháng 11, bà Nguyễn Thị Yến Vụ trưởng Vụ 3 Viện KSNDTC cho biết sẽ xử tái thẩm vụ “chung thân do giết người” vào ngày mai tức 6-11. Đối tượng bị mang ra xét xử là Lý Nguyễn Chung, sau 10 năm lẩn tránh tội phạm, khi không chịu nổi sự trừng phạt của Tòa án lương tâm đã ra đầu thú. Còn ông Chánh văn phòng Viện KSNDTC Nguyễn Việt Hùng thì nói một câu xanh rờn “Đây là sai sót khách quan. Viện KSNDTC sẽ họp tất cả các ban ngành để rút kinh nghiệm”
Không xin lỗi, không bồi thường, đổ tại khách quan, chỉ rút kinh nghiệm. Lũ quan lại vô lương ở một cơ quan tư pháp tối cao chỉ có thể nói vung nói vít như vậy khi Hiến pháp Việt Nam chưa thông qua Tam quyền phân lập. Tất cả xử theo chỉ thị của Đảng – cái mà ta hay gọi là “án bỏ túi”. Và như vậy sẽ còn có nhiều bản án oan sai như Nguyễn Thanh Chấn.
Vì thế không lấy gì làm lạ khi hôm nay trả lời phỏng vấn của một tờ báo, tù nhân lương tâm Nguyễn Thanh Chấn đã mở đầu câu chuyện bằng lời “cảm ơn Đảng và Chính phủ”. Thật là chua chát. Cứ làm như nếu không có Đảng và Chính phủ ra tay thì Chấn còn tù dài dài. Cứ làm như là người xử oan sai là mấy ông chánh án, thẩm phán nay đã nghỉ hưu và các công bộc một thời của dân đã trơ trẽn nói “lên Tòa án tối cao mà hỏi. Chúng tôi xử, Tòa án tối cao công nhận tức là chúng tôi xử đúng”. Đảng, Chính phủ không liên quan gì đến phi vụ này. Còn lời thú tội của Lý Nguyễn Chung mà nếu không có nó sẽ không bao giờ Chấn nhìn thấy ánh sáng của tự do thì bị lờ tịt! Đoàn Văn Vươn sau khi bị mức án theo anh là tương đối nhẹ cũng đã nói lời biết ơn Đảng, Chính phủ. Anh có biết chăng Đảng và Chính phủ đã run sợ trước trái bom Đoàn Văn Vươn và xử nhẹ để làm giảm sức ép của dư luận như thế nào không. Phương Uyên cũng vậy. Nhưng Phương Uyên là người có học, có chính kiến nên đã không nói lời cám ơn thể hiện khí phách của một người trẻ. Vậy mà Tòa phải xử án treo cho cô ta đó. Sở dĩ Uyên dám dũng cảm như vậy vì cô biết việc làm của cô là chính nghĩa và đằng sau cô là cả triệu người Việt Nam yêu nước.
Sau năm 1954, Đảng chủ trương cải cách ruộng đất theo mô hình cách mạng thổ địa của người bạn 16 chữ vàng và bốn tốt. Hàng vạn “địa chủ, phú nông” đã bị giết oan. Sau đó Đảng đã tiến hành sửa sai nhưng đã quá muộn và vết nhơ xử bắn những người đồng chí sẽ không bao giờ xóa được trong lịch sử bạo lực cách mạng Việt Nam.
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến bài hát “Người Mèo ơn Đảng” do một nhạc sĩ người Kinh sáng tác. Tác giả đã “nói hộ” tình cảm “người Mèo ơn Đảng suốt đời” không biết còn sống không để chứng kiến xe công an hốt trong đêm bà con người Mèo ở các tỉnh phía Bắc về tập trung ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng để đòi lợi quyền. Những dân oan này không biết có biết tiếng Kinh để nói câu “ơn Đảng ơn Chính phủ” không khi nhịn đói nhịn khát từ Cao Bằng Bắc Kạn quê hương cách mạng về đây khiếu kiện.
Lạy trời, ngày mai khi chính thức được trả lại tự do, tại Tòa, Nguyễn Thanh Chấn không nói câu cám ơn Đảng và Chính phủ mà đòi bồi thường xứng đáng cái mà anh ta đã mất vì những sai trái Đảng và Chính phủ thông qua các quan chức quan liêu đã gieo rắc lên gia đình anh ta. Để họ phải rút kinh nghiệm bằng hình thức kỉ luật nặng nề và nhiều tỉ đồng đến bù.
LƯƠNG KHÁU LÃO
Một trong những ký ức kinh hoàng nhất khiến cuộc đời ông Nguyễn Thanh Chấn bị đánh cắp chính là giai đoạn bị ép cung. Hai ngày về nhà, ông mới đủ bình tĩnh để nhớ và kể lại cho PV Báo Giáo dục Việt Nam nghe về những điều tra viên đã đẩy ông vào tù tội.
Trả lờiXóaNăm 2005, trong đơn kêu cứu gửi Thanh tra Bộ Công an, ông Chấn cũng nêu rõ: “Ngày 30-8-2003 tôi nhận được “giấy mời lần 1” về công an huyện Việt Yên để gặp và làm việc. Cụ thể là lấy dấu chân và dấu vân tay của tôi, đồng thời hỏi tôi có biết gì về cái chết của cô Hoan không? Tôi trả lời không biết gì cả. Đến 20-9-2003 tôi lại nhận được giấy triệu tập lần 2.
Tôi lên để gặp làm việc và tiếp tục lấy dấu vân tay, dấu chân nhiều lần. Tôi vẫn trả lời không biết gì về cái chết của cô Hoan cả. Sáng hôm sau tôi đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn Hữu T lại lấy dấu chân, dấu tay của tôi nhiều lần rồi tra hỏi, đánh tôi rất đau. Cán bộ Nguyễn Hữu T bảo cho mày uống thuốc lú cho mày cãi khỏe, mày không biết rồi mày khắc phải nhận. Tôi vẫn bảo: tôi không giết người sao lại cứ gọi tôi?”...
Điều tra viên Nguyễn Hữu T đã bị chết trong một tai nạn giao thông thảm khốc trên đường ở cơ quan về. Một số nguồn tin khác cũng cho biết, một điều tra viên hiện đang làm Trưởng công an của một huyện Bắc Giang, một người làm Phó trưởng Công an một huyện Bắc Giang.
Còn HĐXX chủ tọa phiên sở thẩm là ông Nguyễn Minh Năng (chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004). Tuy nhiên, ông Năng bị tai nạn giao thông năm 2010 vẫn đang phải điều trị do bị ảnh hưởng đến não.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Sau nhiều giờ họp kín, chiều 6/11, Hội đồng tái thẩm TAND Tối cao đã chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao, tuyên hủy bản án phúc thẩm đã tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn tù chung thân về tội Giết người.
Trả lờiXóaLuật sư Nguyễn Đức Biền (người bào chữa cho ông Chấn ở cả hai cấp xét xử) xúc động thốt lên: "Cuối cùng thì sự thật đã được chứng minh. Có người nói VKSND Tối cao đã dũng cảm nhận sai, nhưng theo tôi nói dũng cảm là hơi quá, bởi vì sự thật khách quan đã phơi bày ra trước mắt. Hung thủ thật sự đã ra đầu thú, Chấn không có tội thì đương nhiên phải hủy án oan, không thể làm khác".
Theo ông Biền, vụ án này là bài học cảnh tỉnh với các cơ quan tiến hành tố tụng; cần tôn trọng sự thật, không áp đặt ý chí chủ quan vào vụ án.
Theo nhiều chuyên gia pháp lý, với phán quyết trên, ông Chấn đã được công nhận là không phạm tội. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao, cơ quan xét xử cuối cùng vụ án, sẽ phải bồi thường oan sai theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Ngày 25-1, tại trụ sở UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Nguyễn Thanh Chấn (53 tuổi, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung)
XóaNhư vậy, ông Nguyễn Thanh Chấn chính thức được công nhận vô tội. Các cơ quan tố tụng sẽ phải tiến hành xem xét đền bù, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đối với ông Chấn trong suốt thời gian bị bắt giam cho đến khi được trả tự do.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Sáng 9/5, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm nhân dân Tối cao đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam đối với 2 cán bộ trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn - Bắc Giang.
Xóa2 người bị bắt là:
- Ông Trần Nhật Luật, Phó Trưởng Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang), nguyên điều tra viên thụ lý chính trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn.
- Ông Đặng Thế Vinh, Trưởng phòng 10, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, là kiểm sát viên thụ lý chính vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn.
2 bị can bị khởi tố về tội “Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo điều 300 Bộ Luật hình sự.
Vì chú mày kém tao 3 tuổi nên tao gọi chú mày là cu cho nó thỏa đáng và thông báo cho chú mày biết, chết mẹ mày rồi cu Chấn ơi!
Trả lờiXóaTheo cái lý mà tao hiểu, chú mày đếu giết người, họ vu cho mày rồi ép mày nhận... Giờ bắt có thằng nó ân hận, tự thù. Tức là mày không và 100% không có tội. Đáng lý họ phải thả mày ra, thả ngay lập tức, đền bù, xin lỗi mày...
Thế nhưng họ đếu làm theo cái lẽ phải tao nghĩ mà họ "tái" cái vụ mày. Họ điều tra lại từ đầu, họ khôi phục tang chứng, vật chứng...
Và họ có quyền hoãn 4 lần mỗi lần 4 tháng, vị chi mày mất mẹ nó một năm. Rồi họ xử sơ thẩm, phúc thẩm... mỗi lần 1-2 năm nữa. Rồi họ giám đốc thẩm... Và khí đó, biết đâu lại chả có tình tiết mới. Thế là mày chờ đấy cu Chấn ạ.
Thoắt cái, 1o năm nữa như chơi. Mà cái tấm thân tù tội của mày, chắc đếu gì đã sống được 10 năm nữa.
Thôi, mày lại chung thân thôi con ạ. Thà rằng mày đếu cần cái "tái như cục... D" này thì 8 năm nữa, mày 60 có khi người ta cũng ân xá cho mày.
Dây vào cái vụ "tái - chín" này, không khéo vụ của mày 10 năm nữa vẫn đếu xong.
Hu! hu! Hu! Thành ngữ mới đây: "Ngu như anh cu Chấn!".mỗi lần 1-2 năm nữa. Rồi họ giám đốc thẩm... Và khí đó, biết đâu lại chả có tình tiết mới. Thế là mày chờ đấy cu Chấn ạ.
Thoắt cái, 10 năm nữa như chơi. Mà cái tấm thân tù tội của mày, chắc đếu gì đã sống được 10 năm nữa.
Dây vào cái vụ "tái - chín" này, không khéo vụ của mày 10 năm nữa vẫn đếu xong.
Hu! hu! Hu! Thành ngữ mới đây: "Ngu như anh cu Chấn!".
BÙI HOÀNG TÁM