Lần đầu tiên kể từ năm 1959, người Cuba được tự do xuất cảnh mà không phải
xin visa từ chính nhà nước mình. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 14/1/2013. Mỗi người Cuba, nếu muốn, đều có thể tự do ra nước ngoài và
tự do trở về.
Trước đó, trong hơn nửa thế qua, chính quyền Cuba kiểm soát chặt chẽ việc xuất cảnh. Muốn xuất cảnh phải có giấy phép đặc biệt của bộ Nội vụ. Đây là sự thay đổi “mang tính cách mạng” với một nhà nước bảo thủ như Cuba.
Tuy vậy, sự thay đổi này vẫn có những hạn chế để nhà nước có thể tùy nghi áp dụng theo cách của mình với các trường hợp nhạy cảm, nếu xét thấy sự ra đi của họ gây “chẩy máu chất xám” hay “ảnh hưởng tới an ninh quốc gia”.
Những người nằm trong tầm ngắm này của cơ quan an ninh sẽ vẫn khó có cơ hội nhận hộ chiếu để xuất cảnh.
Trước đó, trong hơn nửa thế qua, chính quyền Cuba kiểm soát chặt chẽ việc xuất cảnh. Muốn xuất cảnh phải có giấy phép đặc biệt của bộ Nội vụ. Đây là sự thay đổi “mang tính cách mạng” với một nhà nước bảo thủ như Cuba.
Tuy vậy, sự thay đổi này vẫn có những hạn chế để nhà nước có thể tùy nghi áp dụng theo cách của mình với các trường hợp nhạy cảm, nếu xét thấy sự ra đi của họ gây “chẩy máu chất xám” hay “ảnh hưởng tới an ninh quốc gia”.
Những người nằm trong tầm ngắm này của cơ quan an ninh sẽ vẫn khó có cơ hội nhận hộ chiếu để xuất cảnh.
Người Cuba đã chờ đợi cơ hội này từ lâu, nhiều người bán cả nhà cửa để ra
đi. Có người muốn rời bỏ đất nước để định cư ở quốc gia khác, đặc biệc là Mỹ,
nơi có cộng đồng gốc Cuba đông đảo. Nhưng, nhiều người muốn tận dụng cơ hội này
để ra nước ngoài kiếm tiền nhằm thay đổi cuộc sống gia đình.
Ngay từ sớm đầu tiên (14/1) khi visa xuất cảnh được dỡ bỏ, hàng ngàn người Cuba đã
rồng rắn xếp hàng trước các điểm cấp hộ chiếu để của chính quyền. Thủ tục này
hiện chưa được đơn giản hóa mà vẫn đòi hỏi khá nhiều thời gian.
Nền kinh tế tập trung quan liêu báo cấp cùng với những hạn chế đi lại của
người dân khiến đất nước rơi vào tình trạng kiệt quệ. 2 năm trước, khi Fidel
Castro chuyển quyền lực sang cho người em là Raul, một làn sóng cải cách đã diễn
ra đầu tiên là ở lĩnh vực kinh tế theo hướng tự do hóa, thị trường hóa. Nhiều
doanh nghiệp nhà nước buộc phải đóng cửa và hàng ngàn doanh nhiệp tư nhân ra
đời.Cuba, theo một số nhà quan sát quốc tế, đang đi theo con đường của Việt Nam và Trung Quốc, tức thả lỏng về kinh tế nhưng vẫn bóp nghẹt tự do.
Blogger nổi tiếng Sánchez nhận định trên Blog của mình rằng, động thái này của chính quyền “tiến lên 2 bước nhưng lùi xuống 1 bước”. Bản thân bà cũng xếp hàng xin hộ chiếu, nhưng không mấy hy vọng vào việc xuất cảnh.
Trong năm qua chính quyền Cuba đã bắt giữ hơn 6000 người, có người bị bắt
nhiều lần, con số này năm 2011 là hơn 4000 - ĐCV
II/ TẠI SAO CHÚNG TÔI XẤU HỔ VÌ HỘ CHIẾU CUBA
Yoani Sáncher - Phạm Nguyên Trường dịch
Cuốn sổ hộ chiếu có 32 trang, bìa màu xanh và có dấu quốc huy. Hộ chiếu Cuba làm người ta dễ liên tưởng tới cái thẻ ra vào chứ không phải là chứng minh thư. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi rời khỏi hòn đảo, nhưng có nó không có nghĩa là chúng tôi chắc chắn sẽ được ngồi lên máy bay.
Chúng tôi sống trong đất nước duy nhất trên thế giới mà để được nhận cuốn sổ nói trên chúng tôi phải thanh toán không phải bằng loại tiền mà người ta trả cho chúng tôi trong ngày phát lương. Giá của nó là “55 đồng Peso chuyển đổi được”: đối với người công nhân bình thường thì đấy là khoảng ba tháng lương. Mặc dù việc sở hữu cuốn sổ đó là quyền không thể tương nhượng của mỗi người dân sinh ra trên đất nước này, nhưng nó lại là đặc quyền của những người có đồng tiền mạnh. Đồng tiền này phải kiếm bằng cách khác chứ không phải như chính quyền vẫn hứa.
1970-1980: Sự bất động của nhân dân Cuba
Dù sao mặc lòng, đầu thế kỷ XXI, một người Cuba có hộ chiếu đã là hiện tượng có thực, trong khi trong những năm 1970 và 1980 đây là sự kiện cực kỳ hiếm. Thời đó chỉ có một số ít quan chức là có thể có quyền ngồi vào máy bay và bay sang sân bay nước khác mà thôi. Chúng tôi trở thành dân tộc bất động, còn những người hiếm hoi kia, tức là những người có dịp đi ra nước ngoài, thì hoặc đấy là những chuyến công tác hoặc là vĩnh viễn bỏ nước ra đi. Đi ra khỏi biên giới là phần thưởng cho những kẻ đã leo lên được những nấc thang của quyền lực, còn đối với đa số những người “không đáng tin” thì rời bỏ hòn đảo chỉ là giấc mơ.
Những năm 1990: mở cửa cho khách du lịch
May là trong những năm 1990 tình hình đã bắt đầu thay đổi. Có thể làn sóng khách du lịch đã làm cho chúng tôi quan tâm tới thế giới bên ngoài, còn sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa thì cho chính phủ thấy rằng họ không thể cứ dùng mãi những “chuyến đi mang tính động viên” chỉ dành cho những người trung thành được nữa. Cái chính là trong những năm đó đã hình thành cơ chế đi ra khỏi hòn đảo. Cơ hội tiếp cận với đồng tiền chuyển đổi được (tiền do mình kiếm được một cách hợp pháp hay bất hợp pháp) cũng góp phần tạo điều kiện cho chúng tôi tìm ra những chân trời mới. Nhưng đa phần là nhờ họ hàng và bạn bè ở nước ngoài, đấy là những người gánh vác phần lớn chi phí cho chuyến đi.
Hiện nay chính phủ vẫn hạn chế nghiêm ngặt việc đi ra nước ngoài
Bây giờ không chỉ những người được lựa chọn mới có quyền đi du lịch, nhưng chính phủ vẫn nắm trong tay bộ lọc tư tưởng nhằm không cho những người phê phán họ được hưởng món quá quý giá đó. Hiện nay chính quyền vẫn hạn chế việc xuất nhập cảnh. Chúng tôi, tức là những người hiện ở trong nước không được đi vì không có “giấy phép xuất cảnh”. Mà giấy này lại được cấp theo các tiêu chuẩn chính trị. Ngoài ra, muốn trở về quê hương, kiều bào ở nước ngoài cũng phải trải qua những thủ tục như du khách vậy.
Quyết định cuối cùng (cả xuất lẫn nhập) là của cơ quan quân sự, họ có quyền từ chối mà không cần giải thích lý do. Như vậy nghĩa là trong những văn phòng, nơi người ta xin giấy phép xuất cảnh và lãnh sự, nơi người ta xin nhập cảnh, luôn luôn diễn ra những bi kịch của con người, còn những quyết định tùy tiện thì đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Những người lên tiếng phê phán, thuộc nhóm đối lập hay làm báo tự do, hiếm khi được phép xuất cảnh.
Các nhân viên y tế cũng bị kiểm soát rất ngặt nghèo, phải được phép của bộ chủ quản thì họ mới được phép xuất cảnh. Hoàn cảnh của những kiều bào này đúng là một bi kịch, sau khi ở nước ngoài một thời gian, họ không được về thăm gia đình hay con cái. Một số người phải chết nơi đất khách quê người mà không có cơ hội trở về hôn người mẹ già hay nhìn lại ngôi nhà xưa.
Cuốn hộ chiếu mà chúng tôi xấu hổ
Đảng cầm quyền và hệ tư tưởng tự giành lấy quyền quản lý dòng người ra vào như thể hòn đảo của chúng tôi không phải là ngôi nhà, không phải là Tổ quốc mà là nhà tù, trại giam hay chiến hào vậy. Những người may mắn, tức là những người được cho đi, bước vào giai đoạn thử thách đầy đau khổ. Họ phải ra sân bay và trình cái hộ chiếu đó, nhiều người nhìn nó với ánh mắt ngờ vực. Tháng nào cũng có nhiều người Cuba chạy trốn khắp thế giới, điều này có nghĩa là chúng tôi luôn luôn nằm trong danh sách những kẻ đáng ngờ mỗi khi nói đến chuyện cấp thị thực. Như vậy nghĩa là ngay khi những người đồng bào của chúng tôi định cư ở nước ngoài là họ thở phào vì có quyền sử dụng một chứng minh thư khác hẳn.
Một cuốn sổ với mấy trang giấy với cái bìa bằng da và quốc huy của nước khác có thể thay đổi mọi sự. Còn cuốn sổ màu xanh, chứng thực rằng chúng tôi sinh ra ở Cuba, thì được dấu kỹ trong ngăn kéo. Trong khi chờ đợi cái ngày mà nó sẽ trở thành niềm tự hào chứ không phải là sự xấu hổ.
Yoani Sáncher - Phạm Nguyên Trường dịch
Cuốn sổ hộ chiếu có 32 trang, bìa màu xanh và có dấu quốc huy. Hộ chiếu Cuba làm người ta dễ liên tưởng tới cái thẻ ra vào chứ không phải là chứng minh thư. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi rời khỏi hòn đảo, nhưng có nó không có nghĩa là chúng tôi chắc chắn sẽ được ngồi lên máy bay.
Chúng tôi sống trong đất nước duy nhất trên thế giới mà để được nhận cuốn sổ nói trên chúng tôi phải thanh toán không phải bằng loại tiền mà người ta trả cho chúng tôi trong ngày phát lương. Giá của nó là “55 đồng Peso chuyển đổi được”: đối với người công nhân bình thường thì đấy là khoảng ba tháng lương. Mặc dù việc sở hữu cuốn sổ đó là quyền không thể tương nhượng của mỗi người dân sinh ra trên đất nước này, nhưng nó lại là đặc quyền của những người có đồng tiền mạnh. Đồng tiền này phải kiếm bằng cách khác chứ không phải như chính quyền vẫn hứa.
1970-1980: Sự bất động của nhân dân Cuba
Dù sao mặc lòng, đầu thế kỷ XXI, một người Cuba có hộ chiếu đã là hiện tượng có thực, trong khi trong những năm 1970 và 1980 đây là sự kiện cực kỳ hiếm. Thời đó chỉ có một số ít quan chức là có thể có quyền ngồi vào máy bay và bay sang sân bay nước khác mà thôi. Chúng tôi trở thành dân tộc bất động, còn những người hiếm hoi kia, tức là những người có dịp đi ra nước ngoài, thì hoặc đấy là những chuyến công tác hoặc là vĩnh viễn bỏ nước ra đi. Đi ra khỏi biên giới là phần thưởng cho những kẻ đã leo lên được những nấc thang của quyền lực, còn đối với đa số những người “không đáng tin” thì rời bỏ hòn đảo chỉ là giấc mơ.
Những năm 1990: mở cửa cho khách du lịch
May là trong những năm 1990 tình hình đã bắt đầu thay đổi. Có thể làn sóng khách du lịch đã làm cho chúng tôi quan tâm tới thế giới bên ngoài, còn sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa thì cho chính phủ thấy rằng họ không thể cứ dùng mãi những “chuyến đi mang tính động viên” chỉ dành cho những người trung thành được nữa. Cái chính là trong những năm đó đã hình thành cơ chế đi ra khỏi hòn đảo. Cơ hội tiếp cận với đồng tiền chuyển đổi được (tiền do mình kiếm được một cách hợp pháp hay bất hợp pháp) cũng góp phần tạo điều kiện cho chúng tôi tìm ra những chân trời mới. Nhưng đa phần là nhờ họ hàng và bạn bè ở nước ngoài, đấy là những người gánh vác phần lớn chi phí cho chuyến đi.
Hiện nay chính phủ vẫn hạn chế nghiêm ngặt việc đi ra nước ngoài
Bây giờ không chỉ những người được lựa chọn mới có quyền đi du lịch, nhưng chính phủ vẫn nắm trong tay bộ lọc tư tưởng nhằm không cho những người phê phán họ được hưởng món quá quý giá đó. Hiện nay chính quyền vẫn hạn chế việc xuất nhập cảnh. Chúng tôi, tức là những người hiện ở trong nước không được đi vì không có “giấy phép xuất cảnh”. Mà giấy này lại được cấp theo các tiêu chuẩn chính trị. Ngoài ra, muốn trở về quê hương, kiều bào ở nước ngoài cũng phải trải qua những thủ tục như du khách vậy.
Quyết định cuối cùng (cả xuất lẫn nhập) là của cơ quan quân sự, họ có quyền từ chối mà không cần giải thích lý do. Như vậy nghĩa là trong những văn phòng, nơi người ta xin giấy phép xuất cảnh và lãnh sự, nơi người ta xin nhập cảnh, luôn luôn diễn ra những bi kịch của con người, còn những quyết định tùy tiện thì đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Những người lên tiếng phê phán, thuộc nhóm đối lập hay làm báo tự do, hiếm khi được phép xuất cảnh.
Các nhân viên y tế cũng bị kiểm soát rất ngặt nghèo, phải được phép của bộ chủ quản thì họ mới được phép xuất cảnh. Hoàn cảnh của những kiều bào này đúng là một bi kịch, sau khi ở nước ngoài một thời gian, họ không được về thăm gia đình hay con cái. Một số người phải chết nơi đất khách quê người mà không có cơ hội trở về hôn người mẹ già hay nhìn lại ngôi nhà xưa.
Cuốn hộ chiếu mà chúng tôi xấu hổ
Đảng cầm quyền và hệ tư tưởng tự giành lấy quyền quản lý dòng người ra vào như thể hòn đảo của chúng tôi không phải là ngôi nhà, không phải là Tổ quốc mà là nhà tù, trại giam hay chiến hào vậy. Những người may mắn, tức là những người được cho đi, bước vào giai đoạn thử thách đầy đau khổ. Họ phải ra sân bay và trình cái hộ chiếu đó, nhiều người nhìn nó với ánh mắt ngờ vực. Tháng nào cũng có nhiều người Cuba chạy trốn khắp thế giới, điều này có nghĩa là chúng tôi luôn luôn nằm trong danh sách những kẻ đáng ngờ mỗi khi nói đến chuyện cấp thị thực. Như vậy nghĩa là ngay khi những người đồng bào của chúng tôi định cư ở nước ngoài là họ thở phào vì có quyền sử dụng một chứng minh thư khác hẳn.
Một cuốn sổ với mấy trang giấy với cái bìa bằng da và quốc huy của nước khác có thể thay đổi mọi sự. Còn cuốn sổ màu xanh, chứng thực rằng chúng tôi sinh ra ở Cuba, thì được dấu kỹ trong ngăn kéo. Trong khi chờ đợi cái ngày mà nó sẽ trở thành niềm tự hào chứ không phải là sự xấu hổ.
Hình ảnh ghi nhận ngày 14/1/2013 ngày đầu tiên quyết định cho người dân tự do xuất cảnh có hiệu lực. Hàng ngàn người xếp hàng hoặc ngồi chờ đợi tại các văn phòng cấp thị thực.
Ivan Lee, 12 tuổi chia tay người thân trước khi lên máy bay tại sân bay quốc tế Jose Marti - Havana, Cuba đến Miami, Florida, nơi cậu sẽ đoàn tụ với mẹ của mình, đã sống ở đó trong nhiều năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét