"Công nghệ" luộc bắp: Bà Ba Ỏn ở Gò Vấp có thâm niên
14 năm nấu bắp đi bán nhưng đã bỏ nghề, chuyển sang nấu phở. Bà cũng khẳng định,
hiện nay đa số những người luộc bắp đi bán đều luộc bằng hóa chất. Một số chủ lò
còn sử dụng pin để nấu cho bắp nhanh chín.
Công thức nấu là 200 trái bắp cho
khoảng một ít hương bắp, 2-3 muỗng muối diêm và 2-3 muỗng đường ngọt, cộng một
cục pin. Khi ra lò, nhìn bắp rất tươi, thơm ngon và ngọt, người ăn rất khó phát
hiện có hóa chất. Nếu muốn bắp lâu ôi thiu, chỉ cần cho chất bảo quản vào thì
bắp ngày hôm nay bán không hết, mang về luộc lại vẫn thơm ngon.
Cầm trái bắp mua với giá 10.000
đồng 5 trái, bà Ba Ỏn nhíu mày rồi lẳng lặng lảy một hạt cho vào miệng và lập
tức nhả ra. Bà khẳng định, trái bắp này đã ngấm hóa chất vì có vị ngọt rất lạ và
cùi rất mềm, nhất là mùi thơm của bắp đã không còn nữa.Xem toàn bài
P/s: Hình ảnh minh họa từ Internet, người luộc & bán bắp có thể tin là những con người lương thiện.
Tại Hội nghị quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm diễn ra sáng qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đưa ra những con số báo động: Hiện cơ quan thú y mới chỉ kiểm soát giết mổ được trên 8,05% trong tổng số trên 11.500 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại 12 tỉnh, thành trọng điểm phía bắc.
Trả lờiXóaĐiều này đồng nghĩa với việc khoảng 92% số cơ sở giết mổ còn lại vẫn đang nằm ngoài vòng kiểm soát, hằng ngày tuồn ra thị trường hàng ngàn tấn thịt chưa qua kiểm dịch, phần lớn là mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).
Điều đáng nói, theo bà Thu, tại các cơ sở giết mổ có sự kiểm soát của lực lượng thú y nhưng nhiều nơi, nhân viên thú y “chốt” ở ngoài cửa, chờ đóng dấu, cấp “giấy thông hành” cho những con heo được giết thịt trên nền gạch nhơ nhớp máu, lông, thậm chí cả phân heo... Chưa hết, vẫn còn tình trạng nhân viên thú y đóng dấu “đảm bảo chất lượng” cho heo, gà ngay tại các sạp bán thịt ở chợ dù không hề biết con heo, con gà ấy được giết mổ ở đâu, vận chuyển có đúng quy định hay không.
Những ngày cận tết, lò chế biến nguyên liệu lạp xưởng hoạt động hết công suất. Cứ vào thời điểm rạng sáng, các nhân viên của bà Hòa chạy xe máy đến các lò mổ heo trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh thu gom phế phẩm như ruột, mỡ... về phân loại. Mỗi ngày, cơ sở này thu gom gần 1 tấn phế phẩm về chế biến tại xưởng.
Trả lờiXóaSáng 11-1, một người tên Cường chạy xe máy chở hai bao tải lòng heo... về “lò”. Tới cổng, hai người làm quẳng phịch bao tải xuống nền đất bẩn thỉu. Chất bầy nhầy từ bao tải ngấm lẫn với cát và bụi bẩn. Một phụ nữ tiếp tục lôi các bao tải mỡ vào trong cơ sở để phân loại. Phân loại xong, số mỡ này được tống thẳng vào lò mà không cần tẩy rửa. Nồi mỡ bốc hơi nghi ngút lẫn lộn với bụi bặm từ củi và bột cưa. Mùi hôi nồng nặc, ruồi muỗi bám đầy. Sau khi ép xong, mỡ được đổ ra một thau nhựa lớn chờ lắng đọng.
Mỡ sau khi chưng cất với công đoạn siêu “dơ bẩn” này sẽ được nhân viên của bà Hòa đóng vào loại can 20-25 lít đi bỏ mối khắp nơi. Một nhân viên nói: “Mỗi ngày lò này có thể nấu 400-500 lít mỡ. Dầu mỡ sẽ được giao cho các cơ sở sản xuất thực phẩm như lò sản xuất lạp xưởng, lò chiên giòn. Các loại khác như ruột heo dùng để bọc lạp xưởng được phân loại và bán với giá 230.000 đồng/kg cho các cơ sở làm lạp xưởng”.
(Click tiêu đề xem toàn bài)
Vô vàn chất độc hại được tẩm ướp vào trà (chè)
Trả lờiXóaHiện nay trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đang liên tục đưa ra những lời cảnh báo về các loại đồ ăn, thức uống mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây nhiều loại bệnh khác nhau nhất là trong những ngày giáp Tết. Trong số đó, trà cũng không phải là ngoại lệ. Phần lớn hãng trà bày bán, đóng gói đều ghi chữ Hán, chỉ một số ít có ghi địa chỉ nhà sản xuất trong nước. Các sản phẩm này đều không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như thành phần...
Tại chợ hóa chất Kim Biên (Quận 5, TPHCM), hầu như sạp nào cũng có các loại hóa chất hương lài, hương sen để tẩm trà. Chỉ cần hỏi mua hương lài, hương sen thì người bán nói ngay "để ướp trả hả?". Ông H., chủ một sạp hóa chất tại chợ, khoe các mối ở tỉnh đặt hàng mỗi lần cả trăm kg, nhất là vào thời điểm cận Tết như hiện nay.
Ngoài những mối ở tỉnh, ông H. còn có hàng chục mối tại TPHCM mua về tẩm ướp trà. Hương lài, hương sen có giá bán trên 200.000 đồng một kg, còn hóa chất chống mốc chỉ 25.000 đồng. Để giữ mùi hương và màu trà, tại đây còn bán cả hóa chất giữ mùi hương, giữ màu.
"Không chỉ trong quá trình chế biến, trà mới bị tẩm ướp hóa chất mà cả những cánh đồng trà cũng bị "đầu độc", một chuyên gia trong lĩnh vực hóa học cảnh báo.
Đọc tiếp
Hơn 80 phần trăm thực phẩm trên thị trường có hàn the
ThS. Lê Quốc Thịnh, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện T.Ư 71 Thanh Hóa cho biết: Hàn the có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Khi vào cơ thể chỉ đào thải khoảng chừng 80% còn lại sẽ tích tụ trong người vĩnh viễn. Vì vậy, nếu sử dụng ít hàn the trong một thời gian dài cũng nguy hiểm như dùng nhiều hàn the trong một lần.
Triệu chứng dễ nhận biết là rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi khó chịu. Với trẻ em sẽ gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí não. Ngoài ra, hàn the còn làm tổn thương các tế bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư.
Một lượng hàn the rất thấp (khoảng 5 gr trở lên) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình muối ướp của người buôn bán thì lượng hàn the trong thực phẩm thường không đủ cao nên ít gây ra ngộ độc cấp tính, mà nó sẽ gây tình trạng ngộ độc mãn tính với số lượng mỗi ngày đưa vào cơ thể một ít, cơ thể tích tụ dần dần khó mà hay biết.
Hàn the khi vào cơ thể sẽ tích tụ ở gan, rất khó bị đào thải ra ngoài; khi tích tụ số lượng đủ lớn chúng sẽ bộc phát ra ngoài gây bệnh mạn tính. Trong cơ thể người, hàn the gây nên những tác động xấu làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, gan, gây biếng ăn, suy nhược cơ thể...
Hàn the là một hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Người buôn bán cần biết, không nên sử dụng hàn the để ướp thực phẩm nhằm tránh gây tổn hại sức khỏe người sử dụng.
Đọc tiếp
Để sợi bún óng đẹp, lâu hỏng, một số cơ sở sản xuất tại Tây Ninh đã sử dụng chất tẩy trắng huỳnh quang (tinopal) cho thêm vào bún bất chấp các hóa chất này có khả năng gây bệnh ung thư cho người sử dụng. Đáng sợ hơn là chuyện này đã được các cơ sở làm bún đưa vào quy trình sản xuất từ cách đây vài ba năm, còn lực lượng chức năng thì đến giờ mới phát hiện ra.
Trả lờiXóa(Click tiêu đề xem toàn bài)
Cơm tấm ngấm thuốc độc đầy rẫy ở TP.HCM và miền Tây
Trả lờiXóaBất ngờ ập vào một căn nhà ở quận 8, cơ quan chức năng phát hiện tại đây có tới 3 cơ sở sản xuất bì lợn “siêu bẩn” do 3 người quê Bến Tre làm chủ. Theo cách thức chế biến của những người này thì da heo sống được mua về làm sạch phần mỡ, sau đó chỉ cần luộc sơ qua một lần với nước nóng rồi cho số lượng da trên vào ngâm với một loại hóa chất dạng bột màu trắng. Bì lợn nổi “bồng bềnh” trong thùng hóa chất.
Theo trình bày của ông Nguyễn Văn Chánh với lực lượng chức năng thì cả 3 cơ sở nêu trên đều nhập lượng da heo sống ở các chợ đầu mối Bình Điền và một số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ khác trên địa bàn TP.HCM với giá 13.000 đồng/kg. Sau khi đem nguồn hàng về, các chủ cơ sở sẽ cho người làm sạch lớp mỡ dính trên da theo phương pháp thủ công. Sau công đoạn nói trên, các chủ cơ sở sẽ tiến hành luộc da heo qua một lượt bằng nước nóng để da heo nở ra, và công đoạn cuối cùng sẽ là công đoạn “tắm” da heo với hóa chất. Công đoạn “tắm” da heo với hóa chất sẽ giúp da heo tăng trọng lượng và tẩy da heo thành màu trắng trông rất bắt mắt. Sau khi số da heo ngâm hóa chất đủ “tiêu chuẩn” các chủ cơ sở này sẽ tiến hành cắt da heo ra thành từng sợi để làm bì lợn.
Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thu Ba cho biết: “Sau khi hoàn thành các công đoạn chế biến, chúng tôi thường giao hàng cho các tiệm cơm tấm ở các tỉnh miền Tây và một số tiệm ở trên địa bàn TP.HCM. Hầu hết những tiệm này có nhu cầu mua là bởi chúng tôi thường giao hàng với số lượng nhiều và giá rẻ hơn các cơ sở khác...”.
Được biết, các cơ sở sản xuất bì lợn nêu trên đã tồn tại nhiều năm nay, trước khi chuyển đến hoạt động tại đường số 41, phường 16, quận 8 các cơ sở này đã có một thời gian dài hoạt động ở quận 6. Với phương thức sản xuất mất vệ sinh như đã nêu trên, hoạt động của các cơ sở này khiến một số người dân địa phương hết sức bức xúc.
(Click tiêu đề xem toàn bài)