Tôi nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, trước tiên, từ một người bạn, sau đó, qua các bản tin trên báo chí. Cảm giác của tôi, thoạt đầu, là dửng dưng; sau đó, là sự ngạc nhiên về sự dửng dưng của mình.
Tính tôi vốn sợ cái chết, máu me cũng như bất cứ cái gì liên quan đến cái chết. Ngay cả khi xem phim hay tivi, thấy những cảnh máu me chết chóc là tôi quay mặt đi. Dự đám tang, điều tôi sợ nhất là nhìn gương mặt của người chết trong quan tài. Nếu tránh được, bao giờ tôi cũng tránh. Và bất cứ cái chết nào của người thân quen cũng đều để lại trong tôi những dư âm thật nặng nề. Cái chết của những người trong giới văn nghệ, những người tôi đã tiếp xúc hoặc thường đọc lại càng gây ấn tượng mạnh, thường làm tôi nghĩ ngợi trong nhiều ngày, nhiều tháng, có khi, nhiều năm. Cảm giác chung là, bao giờ tôi cũng thấy một chút sững sờ, rồi hoang mang. Với tôi, nghệ sĩ nào cũng chết trẻ. Có chết lúc đã trên 70, 80, hoặc ngoài 90 như Phạm Duy, vẫn là chết trẻ. Có lẽ lý do chính là, nhìn qua lăng kính của tác phẩm, bao giờ tôi cũng thấy họ trẻ trung, thậm chí, trẻ thơ, đặc biệt với các nhà thơ.
Nhưng tại sao nghe tin Phạm Duy mất, tôi lại vẫn dửng dưng?
Thú thực, đến bây giờ, lúc ngồi viết những dòng này, tôi vẫn không hiểu được. Chắc chắn không phải vì tôi xa lạ với ông, ghét ông hay khinh thường ông. Không phải. Về phương diện cá nhân, tôi gặp Phạm Duy vài lần. Có thời gian, lúc tôi còn ở Pháp và lúc ông mới xuất bản một số tập trong bộ hồi ký của ông, ông hay gọi điện thoại cho tôi. Có lần, gọi từ Mỹ, ông kể huyên thuyên về tình bạn của ông với nhà thơ Quang Dũng , điều được ông kể tỉ mỉ trong cuốn hồi ký ông viết sắp xong. Nổi hứng, ông đọc cho tôi nghe cả mấy trang về Quang Dũng trong cuốn ấy. Tôi hiểu hậu ý của Phạm Duy: Ông muốn tôi viết cái gì đó về bộ hồi ký của ông. Tôi khéo léo thoái thác. Sau đó, tôi qua Úc sống. Một dịp qua Úc, ông đến nói chuyện ngay trong trường đại học nơi tôi đang dạy, và ngày hôm sau, rủ tôi đi ăn sáng. Chuyện trò vẫn vui vẻ. Rồi thôi. Gặp nhau ít, nhưng ấn tượng của tôi về Phạm Duy rất tốt đẹp.
Vậy mà, nghe tin ông mất, tôi vẫn dửng dưng. Tại sao?
Vì tôi ít quan tâm đến âm nhạc ư? Cũng có thể. Trong các loại hình nghệ thuật, sau văn học, lãnh vực tôi cảm thấy gần gũi nhất là hội họa. Còn âm nhạc, với tôi, là một cái gì xa lắc. Tôi không hiểu, và thú thực, tôi cũng không thích, nhất là nghe các ca khúc. Tuy nhiên, tôi vẫn không nghĩ đây thực sự là lý do. Không thích, nhưng, thật ra, tôi vẫn nghe. Với Phạm Duy, tôi nghe từ nhỏ. Nhiều bản nhạc của Phạm Duy vẫn ám vào tôi. Có khi không nhớ cả bài, tôi vẫn nhớ từng câu; có khi không nhớ cả câu, tôi vẫn nhớ vài chữ, thường thì gắn liền với một giọng ca nào đó, để, khi đọc hay khi viết, đụng đến chữ ấy, tôi lại nghe vang lên trong đầu, trong lỗ-tai-bên-trong của tôi, âm hưởng ngân vang hay dìu dặt của một tiếng hát từ nhạc của Phạm Duy.
Vậy thì tại sao tôi lại dửng dưng?
Tôi lờ mờ nhận ra một lý do: Tôi không nghĩ là ông đã chết. Tôi không tin là ông đã chết. Mà thật, với một nghệ sĩ lớn như Phạm Duy, cái chết vật lý chỉ là một cái chết giả. Sự sống thực sự của một nghệ sĩ không nằm trong thể xác. Mà là ở tác phẩm. Bao giờ tác phẩm còn được đọc, được nghe, được ngắm, người nghệ sĩ vẫn còn sống. Để nói về nghệ sĩ và tác phẩm của họ, chúng ta hay dùng hai chữ “bất tử” và “bất hủ”. “Bất hủ” là điều kiện của “bất tử”: Bắt chước cách nói của Phạm Quỳnh khi bàn về mối quan hệ giữa Truyện Kiều và tiếng Việt cũng như vận mệnh của dân tộc Việt Nam, chúng ta cũng có thể nói: Tác phẩm còn thì người còn…
Cho đến nay, dường như chưa ai hoài nghi về tài năng âm nhạc của Phạm Duy; chưa ai phủ nhận những giá trị lấp lánh trên cả ngàn ca khúc mà ông sáng tác. Nhưng không phải ai cũng thanh thản thưởng thức những tác phẩm ấy. Nhiều người, rất nhiều người vẫn thấy có cái gì lấn cấn khi nghe đến nhạc Phạm Duy. Chính quyền ở trong nước vẫn không quên những bài hát chống cộng của ông trước đây nên dù ông đã lớn tuổi và đã về nước sống hẳn, họ vẫn tìm mọi cách để ngăn chận những tác phẩm ấy. Giấy phép cho các tác phẩm của ông chỉ được cấp một cách dè dặt. Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, quyết định về nước của Phạm Duy gây không ít bất mãn. Từ cả hai phía, nơi nào cũng thấy ít nhiều bị Phạm Duy phản bội. Ở đây, tôi không bàn đến chuyện cảm giác ấy đúng hay sai. Tôi không kết án hay bênh vực cho Phạm Duy. Tôi chỉ ghi nhận một sự kiện: chính những cảm giác ấy đã ngăn cản việc người ta tiếp cận với nhạc Phạm Duy.
Bây giờ Phạm Duy đã qua đời. Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất mãn sẽ dần dần chìm vào quên lãng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không còn án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ đến Phạm Duy, người ta sẽ không còn nhớ đến những chuyện đi kháng chiến rồi dinh tê, chuyện vào miền Nam rồi vượt biên hay chuyện sống ở Mỹ rồi quay về Việt Nam; người ta cũng không còn nhớ những câu phát biểu nhiều khi rất tùy hứng và tùy tiện của ông. Lúc ấy, nghĩ đến Phạm Duy, người ta chỉ nghĩ đến những bài hát do ông sáng tác.
Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại. Nguyễn Hưng Quốc
Tôi nghe tin nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, trước tiên, từ một người bạn, sau đó, qua các bản tin trên báo chí. Cảm giác của tôi, thoạt đầu, là dửng dưng; sau đó, là sự ngạc nhiên về sự dửng dưng của mình.
Trả lờiXóaTính tôi vốn sợ cái chết, máu me cũng như bất cứ cái gì liên quan đến cái chết. Ngay cả khi xem phim hay tivi, thấy những cảnh máu me chết chóc là tôi quay mặt đi. Dự đám tang, điều tôi sợ nhất là nhìn gương mặt của người chết trong quan tài. Nếu tránh được, bao giờ tôi cũng tránh. Và bất cứ cái chết nào của người thân quen cũng đều để lại trong tôi những dư âm thật nặng nề. Cái chết của những người trong giới văn nghệ, những người tôi đã tiếp xúc hoặc thường đọc lại càng gây ấn tượng mạnh, thường làm tôi nghĩ ngợi trong nhiều ngày, nhiều tháng, có khi, nhiều năm. Cảm giác chung là, bao giờ tôi cũng thấy một chút sững sờ, rồi hoang mang. Với tôi, nghệ sĩ nào cũng chết trẻ. Có chết lúc đã trên 70, 80, hoặc ngoài 90 như Phạm Duy, vẫn là chết trẻ. Có lẽ lý do chính là, nhìn qua lăng kính của tác phẩm, bao giờ tôi cũng thấy họ trẻ trung, thậm chí, trẻ thơ, đặc biệt với các nhà thơ.
Nhưng tại sao nghe tin Phạm Duy mất, tôi lại vẫn dửng dưng?
Thú thực, đến bây giờ, lúc ngồi viết những dòng này, tôi vẫn không hiểu được. Chắc chắn không phải vì tôi xa lạ với ông, ghét ông hay khinh thường ông. Không phải. Về phương diện cá nhân, tôi gặp Phạm Duy vài lần. Có thời gian, lúc tôi còn ở Pháp và lúc ông mới xuất bản một số tập trong bộ hồi ký của ông, ông hay gọi điện thoại cho tôi. Có lần, gọi từ Mỹ, ông kể huyên thuyên về tình bạn của ông với nhà thơ Quang Dũng , điều được ông kể tỉ mỉ trong cuốn hồi ký ông viết sắp xong. Nổi hứng, ông đọc cho tôi nghe cả mấy trang về Quang Dũng trong cuốn ấy. Tôi hiểu hậu ý của Phạm Duy: Ông muốn tôi viết cái gì đó về bộ hồi ký của ông. Tôi khéo léo thoái thác. Sau đó, tôi qua Úc sống. Một dịp qua Úc, ông đến nói chuyện ngay trong trường đại học nơi tôi đang dạy, và ngày hôm sau, rủ tôi đi ăn sáng. Chuyện trò vẫn vui vẻ. Rồi thôi. Gặp nhau ít, nhưng ấn tượng của tôi về Phạm Duy rất tốt đẹp.
Vậy mà, nghe tin ông mất, tôi vẫn dửng dưng. Tại sao?
Vì tôi ít quan tâm đến âm nhạc ư? Cũng có thể. Trong các loại hình nghệ thuật, sau văn học, lãnh vực tôi cảm thấy gần gũi nhất là hội họa. Còn âm nhạc, với tôi, là một cái gì xa lắc. Tôi không hiểu, và thú thực, tôi cũng không thích, nhất là nghe các ca khúc. Tuy nhiên, tôi vẫn không nghĩ đây thực sự là lý do. Không thích, nhưng, thật ra, tôi vẫn nghe. Với Phạm Duy, tôi nghe từ nhỏ. Nhiều bản nhạc của Phạm Duy vẫn ám vào tôi. Có khi không nhớ cả bài, tôi vẫn nhớ từng câu; có khi không nhớ cả câu, tôi vẫn nhớ vài chữ, thường thì gắn liền với một giọng ca nào đó, để, khi đọc hay khi viết, đụng đến chữ ấy, tôi lại nghe vang lên trong đầu, trong lỗ-tai-bên-trong của tôi, âm hưởng ngân vang hay dìu dặt của một tiếng hát từ nhạc của Phạm Duy.
Vậy thì tại sao tôi lại dửng dưng?
Tôi lờ mờ nhận ra một lý do: Tôi không nghĩ là ông đã chết. Tôi không tin là ông đã chết. Mà thật, với một nghệ sĩ lớn như Phạm Duy, cái chết vật lý chỉ là một cái chết giả. Sự sống thực sự của một nghệ sĩ không nằm trong thể xác. Mà là ở tác phẩm. Bao giờ tác phẩm còn được đọc, được nghe, được ngắm, người nghệ sĩ vẫn còn sống. Để nói về nghệ sĩ và tác phẩm của họ, chúng ta hay dùng hai chữ “bất tử” và “bất hủ”. “Bất hủ” là điều kiện của “bất tử”: Bắt chước cách nói của Phạm Quỳnh khi bàn về mối quan hệ giữa Truyện Kiều và tiếng Việt cũng như vận mệnh của dân tộc Việt Nam, chúng ta cũng có thể nói: Tác phẩm còn thì người còn…
Cho đến nay, dường như chưa ai hoài nghi về tài năng âm nhạc của Phạm Duy; chưa ai phủ nhận những giá trị lấp lánh trên cả ngàn ca khúc mà ông sáng tác. Nhưng không phải ai cũng thanh thản thưởng thức những tác phẩm ấy. Nhiều người, rất nhiều người vẫn thấy có cái gì lấn cấn khi nghe đến nhạc Phạm Duy. Chính quyền ở trong nước vẫn không quên những bài hát chống cộng của ông trước đây nên dù ông đã lớn tuổi và đã về nước sống hẳn, họ vẫn tìm mọi cách để ngăn chận những tác phẩm ấy. Giấy phép cho các tác phẩm của ông chỉ được cấp một cách dè dặt. Trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, quyết định về nước của Phạm Duy gây không ít bất mãn. Từ cả hai phía, nơi nào cũng thấy ít nhiều bị Phạm Duy phản bội. Ở đây, tôi không bàn đến chuyện cảm giác ấy đúng hay sai. Tôi không kết án hay bênh vực cho Phạm Duy. Tôi chỉ ghi nhận một sự kiện: chính những cảm giác ấy đã ngăn cản việc người ta tiếp cận với nhạc Phạm Duy.
XóaBây giờ Phạm Duy đã qua đời. Tất cả những nghi ngờ, bất đồng hay bất mãn sẽ dần dần chìm vào quên lãng. Con người thật của Phạm Duy sẽ không còn án ngữ trước khối lượng tác phẩm đồ sộ và nguy nga của Phạm Duy. Một lúc nào đó, nghĩ đến Phạm Duy, người ta sẽ không còn nhớ đến những chuyện đi kháng chiến rồi dinh tê, chuyện vào miền Nam rồi vượt biên hay chuyện sống ở Mỹ rồi quay về Việt Nam; người ta cũng không còn nhớ những câu phát biểu nhiều khi rất tùy hứng và tùy tiện của ông. Lúc ấy, nghĩ đến Phạm Duy, người ta chỉ nghĩ đến những bài hát do ông sáng tác.
Lúc ấy, tôi nghĩ, ông mới sống thật cuộc sống của ông. Một cuộc sống thật vĩ đại.
Nguyễn Hưng Quốc