Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Cu cộng: Chết đến đít còn cay

Cha con nhà Ra-ủn
Trong phiên họp Quốc hội tại Havana hôm 20.12, Chủ tịch Raul Castro thảo luận hàng loạt các vấn đề bao gồm cả việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Song, ông Raul Castro khẳng định Cuba sẽ không phá vỡ những nguyên tắc chủ nghĩa xã hội được xây dựng 56 năm qua, theo Reuters 20.12.
“Chúng tôi chưa bao giờ đòi hỏi Mỹ thay đổi hệ thống chính trị, vì vậy, chúng tôi sẽ yêu cầu Mỹ có sự tôn trọng đối với hệ thống chính trị của Cuba”, Chủ tịch Raul Castro nói trong phiên hop Quốc hội Cuba, theo Reuters.
Đồng ý với quan điểm của Chủ tịch Raul Castro, con gái của ông, bà Mariela Castro cho biết Cuba sẽ giữ vững nguyên tắc chủ nghĩa xã hội và không quay lại với chủ nghĩa tư bản cho dù có đồng ý hòa dịu với Mỹ, theo Reuters ngày 20.12.
Những chiếc xe hơi cổ lổ sỉ cũng phải khổ nhọc bền bỉ theo tuổi đời của anh em nhà khọm Castro
Hôm thứ Sáu, Mariela Castro, con gái của ông Raul Castro và cũng là một thành viên quốc hội, đã nói với trang Reuters rằng: “Người dân Cuba không muốn quay trở lại con đường chủ nghĩa tư bản.

Chúng tôi đã duy trì tình trạng này trong 56 năm qua và chúng tôi tự hào để nói rằng chúng tôi là một quốc gia của cách mạng.
Nhờ chính sách cởi mở của Ra-ủn mà người dân Cuba đã có thể tự do buôn bán
Chúng tôi đang xây dựng một xã hội chủ nghĩa, tại Cuba chỉ có một đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản.”
Vào hôm thứ Tư, cả Cuba và Hoa Kỳ đã đồng ý chấm dứt tình trạng thù địch vốn kéo dài suốt hơn năm thập kỷ qua, đồng thời tát thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho biết rằng ông dự định sẽ loại bỏ một số biện pháp trừng phạt chống lại Cuba và làm việc với quốc hội Hoa Kỳ để chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế. (Theo Thanh NiênCali Today)

3 nhận xét:

  1. Cuộc điện thoại giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raúl Castro, theo sau là cuộc trao đổi một tù nhân Mỹ để đổi lại ba nhân viên tình báo Cuba bị giam giữ tại Mỹ, đánh dấu thời điểm quan trọng nhất trong quan hệ song phương nhiều thập kỷ qua. Không lâu sau đó, Mỹ và Cuba thông báo rằng họ sẽ bắt đầu quá trình khôi phục quan hệ ngoại giao đầy đủ.

    Thoạt nhìn, thỏa thuận này có vẻ là một thắng lợi lớn của Cuba với việc Mỹ cuối cùng cũng phải từ bỏ nỗ lực cô lập hòn đảo cộng sản này. Thực tế có phần phức tạp hơn thế.

    Thứ nhất, đây không phải là sự kết thúc lệnh cấm vận thương mại của Mỹ vốn chỉ Quốc hội mới có thể dỡ bỏ. Quan hệ giữa hai nước cũng không hoàn toàn bình thường hóa; sẽ có đại sứ quán, nhưng không có đại sứ.

    Về phần mình, đúng là Cuba có vẻ phải nhượng bộ rất ít. Ngoài thả tự do một người Mỹ, Alan Gross, Castro còn đồng ý thả 53 tù nhân chính trị, nới lỏng các hạn chế về mạng Internet, và cho phép các quan chức về nhân quyền của Liên Hợp Quốc và các quan sát viên đến từ Hội Chữ thập đỏ Quốc tế vào Cuba. Đây chắc chắn là những nhượng bộ, nhưng không phải lớn lao gì khi xem xét những thứ Cuba có thể đạt được khi nối lại quan hệ ngoại giao sau một nửa thế kỷ bị cô lập.

    Thế nhưng Cuba đang gặp khó khăn do một yếu tố quan trọng vốn có lẽ đã thúc đẩy quyết định của Castro: sự sụt giảm gần đây của giá dầu. Một loạt các yếu tố – như mức tăng ngoạn mục trong sản xuất dầu lửa và khí đốt của Mỹ, suy thoái ở châu Âu và Nhật Bản, quyết định giữ công suất khai thác dầu của Ả-rập Xê-út, và suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ – đã dẫn đến nguồn cung dư thừa. Và hai nước bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những quốc gia mà trong lịch sử Cuba từng phụ thuộc vào để giữ nền kinh tế của mình sống sót: Nga và Venezuela.

    Trong hai nước, Venezuela và những rắc rối của nó đe dọa nhiều nhất đến sự ổn định của Cuba. Nga đã thôi viện trợ đáng kể cho Cuba kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng Venezuela, dưới thời cố Tổng thống Hugo Chávez, từng là người bảo trợ quan trọng, gửi cho Cuba khoảng 100.000 thùng dầu mỗi ngày, cùng một khoản viện trợ 5-15 tỉ đô la mỗi năm.

    Những khoản viện trợ này khó có thể tiếp tục. Quả thật, không phải ngẫu nhiên mà các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Cuba bắt đầu không lâu sau khi Chávez qua đời năm 2013. Chắc chắn rằng nếu không còn trợ cấp từ Venezuela, Cuba sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái, như nó đã từng gặp phải sau khi viện trợ từ Nga suy giảm hồi đầu những năm 1990.

    Điều này khiến Cuba rất dễ bị tổn thương. Cải cách kinh tế rõ ràng đã không đem lại những hiệu quả như mong muốn. Thu nhập giảm. Thiếu hụt (hàng hóa) trên diện rộng khiến lạm phát tràn lan, với nguy cơ siêu lạm phát ngày một tăng. Tỉ giá giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen chỉ cao hơn 3% so với tỉ giá chính thức một chút. Một biến động chính trị lớn đang ngày càng trở nên khả dĩ.

    Trong cuốn Back Channel to Cuba: The Hidden History of Negotiations Between Washington and Havana , William LeoGrande và Peter Kornbluh đã mô tả việc Cuba liên tục từ chối đưa ra những nhượng bộ chính trị để đổi lại việc chấm dứt lệnh cấm vận hay bình thường hóa quan hệ ngoại giao như thế nào. Và quả thực, Castro đã không hề đưa ra bất cứ nhượng bộ chính trị nào trong thỏa thuận được công bố gần đây.

    Nhưng những tính toán kinh tế gần đây cho thấy sự thay đổi như thế rất có thể sẽ sớm xảy ra. Khi không có một người bảo trợ giàu có và hào phóng, sự phục hồi của nền kinh tế Cuba sẽ phụ thuộc vào việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao với Mỹ, điều chắc chắn không thể xảy ra nếu không có những thay đổi lớn về dân chủ và quyền con người.

    Khi lịch sử hiện tại được viết nên, có thể hóa ra không phải việc sử dụng vũ lực hay nỗ lực của các nhà ngoại giao, mà rốt cuộc chính sự can thiệp vô tư của những ông trùm dầu mỏ xa xôi ở Bắc Dakota và Bán đảo Ả-rập đã khiến Cuba của Castro cuối cùng phải mở cửa.
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  2. Chế độ Cộng Sản là thảm họa đối với những người phải sống dưới sự cai trị của nó, còn những người may mắn không phải sống dưới chế độ CS thì khinh bỉ nó.

    Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba chưa thể giúp nhân dân Cuba thoát khỏi thảm họa Cộng Sản nhưng có thể mở ra một cơ hội mới cho nhân dân Cuba. Có người ví sự kiện lịch sử này với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh năm 1989.

    Từ nay, tuy chưa được bỏ cấm vận hoàn toàn, nhưng dân Cuba có thể nâng cao mức sống nhờ lượng tiền và du khách từ Mỹ đổ về. Tự do tư tưởng và dân chủ có điều kiện phát triển vì mạng internet sẽ được phép hoạt động tự do. Thoát được sự bưng bít thông tin và sự tuyên truyền một chiều của chế độ độc tài CS cũng gần như thoát được sự kiềm kẹp của đảng CS.

    Mặc dù có sự chống đối của một số người Cuba, kể cả chính giới Mỹ, họ gọi Tổng Thống Obama là "kẻ phản bội", "tên hèn nhát", v.v... vì họ hy vọng Mỹ sẽ làm mạnh hơn để giải thể chế độ CS thay vì chỉ giúp người dân Cuba thoát cảnh nghèo đói với chút tự do nữa vời.

    Nhưng dù thế nào, hành động của Mỹ cũng là niềm vui của nhân dân Cuba, dù chưa phải là niềm vui cuối cùng của họ vì đảng CS Cuba vẫn độc quyền cai trị. Và mặc dù bị theo dõi chặt chẽ và đàn áp thẳng tay, chế độ CS độc tài của Cuba đã không ngăn được sự hân hoan, vui mừng của dân chúng Cuba trước hành động của Mỹ, "kẻ thù" của chế độ. Sự hân hoan không cần che dấu tỏa trên nét mặt của mỗi người, trong từng gia đình, lan ra khắp đường phố Cuba khi nghe tin trên.
    PHẠM KHÁNH CHƯƠNG
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa
  3. Dù quan hệ Washington-La Habana cải thiện nhưng số thuyền nhân Cuba vẫn gia tăng. Trong tháng 12/2014, tuần duyên Mỹ đã cứu được 481 « bè nhân » trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em tìm cách đến Miami bằng phương tiện tự chế.

    Theo chỉ huy trưởng lực lượng tuần duyên số 7 của Mỹ, phó đề đốc Jake Korn, thì so với năm 2013, con số người Cuba vượt biển tăng 117%. Chỉ trong tuần lễ đầu tiên của tháng 1/2015 tuần duyên Mỹ đã cứu 96 người.

    Hiện tượng gia tăng vượt biển này có lẽ bắt nguồn từ niềm tin của người dân Cuba nghĩ rằng sẽ được Hoa Kỳ tiếp đón nồng hậu hơn sau khi Mỹ và Cuba đồng thông báo nối lại quan hệ ngoại giao.

    Hoa Kỳ cho phép công dân Cuba, một khi đặt chân lên đất Mỹ, sẽ được phép cư trú và quyền đi làm việc.

    Theo AFP, Cuba là quốc gia duy nhất được Mỹ cho ưu quyền này kể cả quyền được bảo hiểm bệnh tật mà ngay công dân Mỹ không phải ai cũng được.

    Tuy nhiên, luật này của Mỹ cũng có giới hạn : may mắn lên được đất liền thì mọi việc đều tốt đẹp nhưng nếu thuyền nhân bị bắt trên biển thì vẫn bị trục xuất về lại Cuba.

    Tổng thống Obama và chính phủ không thể thay đổi luật này vì đây là thuộc thẩm quyền của quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát.

    Trong năm 2014, số di dân bất hợp pháp Cuba đến Mỹ bằng đường biển là 3722 người.

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips