Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Lùm xùm vụ ngồi trên sách

Mấy hôm nay "gạch đá" + "đao to búa lớn" ném/phang tới tấp ông đạo Lê Hoàng và bà thoái hậu Triệu Thị Hà vì "tội" dám ngồi trên sách...

Trả lời trên tờ Dân Trí, Đạo Hoàng cho biết:
“Tôi không tham gia mạng xã hội nên cũng không biết sự việc về bức ảnh đang gây xôn xao dư luận như bạn nói. Nhưng tôi nghĩ là, chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc. Cũng như việc chúng tôi ngồi lên trên sách chưa chắc là chúng tôi thiếu sự tôn trọng đối với sách. Một người chụp ảnh với rất nhiều quyển sách được nâng niu, treo trên tường, trên kệ chưa hẳn người đó đã yêu sách, hay một anh chàng đội lên đầu cả đống sách cũng chưa thể kết luận rằng anh ta quý trọng sách, nhỡ đâu là những quyển sách ‘lậu’ thì điều đó lại càng tệ hại hơn?!”
Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu. Chỉ với một bức ảnh của ai đó ngồi lên trên sách thôi mà mọi người đã quy chụp là thiếu văn hóa hay không yêu quý sách, không biết đọc sách thì liệu rằng có quá vội vàng hay không?! Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu” và việc này cũng có một dụng ý nào đó của chương trình chẳng hạn.
 Đúng thế những cuốn như thế này rất đáng ngồi...
 Những cuốn này không nên ngồi.
Xé... chùi hoặc đốt mới đáng...
Có nước nào "lùm xùm" tương tự như ở cái nước này?
Nhân vụ này mời đọc lại vài trích đoạn trong bài Góp nhặt buồn vui thời điêu linh: Đốt sách:
Hồi ký của Một người Hà Nội ghi lại sự kiện đốt sách năm 1954 khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản miền Bắc: “Chơi vơi trong Hà Nội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng, Tú tài 2, cùng một số ‘lớp Chín hậu phương’, năm sau sẽ sáp nhập thành ‘hệ mười năm’. Số học sinh ‘lớp Chín’ này vào lớp không phải để học, mà là ‘tổ chức Hiệu đoàn’, nhận ‘chỉ thị của Thành đoàn’ rồi ‘phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!’. Họ truy lùng… đốt sách!
Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn ‘kiểm tra’, lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang ‘tập trung’ tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm ‘phấn khởi’, lời hô khẩu hiệu ‘quyết tâm’, và ‘phát biểu của bí thư Thành đoàn’: Tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là… ‘cực kỳ phản động!’. Vào lớp học với những ‘phê bình, kiểm thảo… cảnh giác, lập trường”.
***
Tại miền Nam, trong thời điêu linh ngay sau ngày 30/4/1975, việc đốt sách được thể hiện qua chiến dịch Bài trừ Văn hóa Đồi trụy-Phản động. Tự bản thân khẩu hiệu trong chiến dịch đã nêu rõ 2 mục đích: (1) về chính trị, bài trừ các luồng tư tưởng phản động chống đối chế độ và (2) về văn hóa, xóa bỏ hình thức được coi là ‘đồi trụy theo hình thức tư bản’.
Một trong những việc làm cấp thiết của chính quyền mới khi miền Nam sụp đổ là niêm phong, tịch thu sách tại các thư viện. Những tác phẩm của nhà in, nhà xuất bản và nhà sách lớn tại Sài Gòn như Khai Trí, Sống Mới, Độc Lập, Đồng Nai, Nam Cường, Trí Đăng… đều bị niêm phong và cấm lưu hành.
Toàn bộ sách ấn hành tại miền Nam của những tác giả nêu trên (còn một số người nữa mà người viết bài này không thể nhớ hết) đều bị ‘đánh đồng’ là tàn dư Mỹ-Ngụy, văn hóa nô dịch, phản động và đồi trụy. Các cấp chính quyền từ phường, xã, quận, huyện, thành phố ra chỉ thị tập trung tất cả các loại sách vở, từ tiểu thuyết, biên khảo cho đến sách giáo khoa để hỏa thiêu.
Không có con số thống kê chính thức nhưng người ta ước đoán có đến vài trăm ngàn sách báo và băng, đĩa nhạc bị thiêu đốt trong chiến dịch truy quét văn hóa phẩm đồi trụy-phản động tại Sài Gòn. Sách báo trên kệ sách trong nhà của tư nhân bị các thanh niên đeo băng đỏ lôi ra hỏa thiêu không thương tiếc. Tại các cửa hàng kinh doanh, sách báo bị thu gom để thiêu hủy, coi như đốt cháy cả cơ nghiệp lẫn con người những cá nhân có liên quan...

1 nhận xét:

  1. LÊ HOÀNG – HỢM HĨNH, VÔ VĂN HÓA!
    Tôi không quan tâm đến các chương trình giải trí trên truyền hình, phần vì không có thời gian, phần vì quá nhiều chương trình, vả lại hầu hết nội dung đều nhạt nhẽo, vô duyên, pha trò một cách “rẻ tiền”,… làm tha hóa nhân cách và văn hóa;…Đúng như Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đã khẳng định: “Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích”.

    Hôm nay nhân ngày nghỉ, đọc thông tin trên báo và trên mạng xã hội thấy xôn xao về 2 con người có tên Lê Hoàng và Triệu Thị Hà ngồi chễm chệ trên ghế, được kê trên những chồng sách. Tôi có chút tò mò xem họ là ai ?

    Hóa ra, Lê Hoàng là nhà báo, đạo diễn,…tham gia trên chương trình “Chuyện đêm khuya” và “ Đội tuyển tôi yêu”. Câu hỏi đầu tiên của tôi là: Tại sao truyền hình lại đưa con người này lên trước công chúng? Về hình thức: mắt nhìn sấp, chăm chăm nhìn chân, nhìn váy đối phương, giọng nói thì uốn éo, ngôn ngữ kệch cỡm đôi lúc pha chút kiêu căng.

    Triệu Thị Hà (Vụ scandal “trả vương miện” hoa hậu các dân tộc Việt Nam vừa mới trôi qua chưa được bao lâu); thử hỏi cơ quan truyền thông, lời cha ông ta dạy “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”, “ Cái nết đánh chết cái đẹp”,…để ở đâu? Mà cứ nhăm nhăm nhìn vào mông má, áo váy,..để dựng lên như hàng mẫu?. Tôi tin rằng Lê Hoàng chắc chắn bằng cấp và kinh nghiệm sống hơn Triệu Thị Hà; nhưng sau sự sai lầm đó, Hà còn biết nhận thiếu sót, xin lỗi mọi người. “Trao đổi với Dân trí, quản lý của Triệu Thị Hà cũng đã thẳng thắn phát biểu: “Do phòng quay tối và trời mưa lớn nên không hề biết đang ngồi trên sách. Lỗi này có thể là do phía ban tổ chức không cẩn thận. Bản thân tôi cũng như Triệu Thị Hà đều là những người yêu quí sách và mê đọc văn học. Nhưng qua chuyện này, tôi nghĩ đây cũng là bài học đắt giá để chúng tôi rút kinh nghiệm. Một lần nữa, xin đại diện cho Hà gửi lời xin lỗi đến mọi người, mong mọi người thông cảm bỏ qua sơ suất không hề chủ đích của Hà”.

    Còn Lê Hoàng thì sao? Trả lời trên báo Dân trí : “ Tôi không tham gia mạng xã hội nên cũng không biết sự việc về bức ảnh đang gây xôn xao dư luận như bạn nói. Nhưng tôi nghĩ là, chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc. Cũng như việc chúng tôi ngồi lên trên sách chưa chắc là chúng tôi thiếu sự tôn trọng đối với sách. Một người chụp ảnh với rất nhiều quyển sách được nâng niu, treo trên tường, trên kệ chưa hẳn người đó đã yêu sách, hay một anh chàng đội lên đầu cả đống sách cũng chưa thể kết luận rằng anh ta quý trọng sách, nhỡ đâu là những quyển sách ‘lậu’ thì điều đó lại càng tệ hại hơn?!”.“Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu. Chỉ với một bức ảnh của ai đó ngồi lên trên sách thôi mà mọi người đã quy chụp là thiếu văn hóa hay không yêu quý sách, không biết đọc sách thì liệu rằng có quá vội vàng hay không?! Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu” và việc này cũng có một dụng ý nào đó của chương trình chẳng hạn.”.

    Trời! Hết bàn về sự biện hộ này: “Chỉ mới một bức ảnh thì chưa đủ để kết luận về một sự việc” !”. “Trong xã hội có đủ loại người thì sách cũng có đủ loại sách, có sách tốt và cũng có sách xấu”; “Tại sao mọi người không nghĩ rằng, chúng tôi đang ngồi lên trên những quyển sách “xấu”.

    Với những vi phạm trên của Lê Hoàng, thiết nghĩ các cơ quan có thẩm quyền quán triệt Nghi quyết nói trên của Đảng, Luật Di sản văn hóa, Luật Báo chí, Luật Xử phạt vi phạm hành chính,…có hình thức xử lý nghiêm minh đối với Lê Hoàng, để giáo dục và phòng ngừa chung.
    Fb luật sư Trần Đình Triển

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips