Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Nhọ quá thể

Nèo các em, lẹo lưỡi chu mõm giống thầy: thu giá là tha... dzú, DZÚ, DZÚ!!!
Đù mía mài nhọ!!!

5 nhận xét:

  1. Nếu như câu chuyện về phí – giá chưa diễn ra trên truyền thông, bạn hãy hình dung nhé. Bỗng một hôm ông Bộ trưởng Nhạ về nhà hỏi cháu nội của ông: “Cháu nộp giá dịch vụ đào tạo năm nay là bao nhiêu?”. Cháu ông sẽ ngạc nhiên hỏi lại : “Nộp giá là nộp cái gì ông?”. Ông sẽ trả lời giống như ông trả lời trước Quốc hội.
    Khi ấy có mặt vợ ông, con trai ông, con gái ông, con dâu ông và những người khác trong gia đình ông. Tôi chắc mọi người sẽ không quan tâm đến lời ông giải thích nữa, mà họ sẽ rất lo lắng. Họ nghĩ ông đang bị bệnh tâm thần khiến cho đầu óc lú lẩn, rối loạn ngôn ngữ. Tất cả mọi người Việt Nam biết nói và không điếc, trong đó có những người trong gia đình ông, không một ai hiểu “nộp giá” là nộp cái gì. Và gia đình ông sẽ tìm cách đưa ông đi chữa bệnh.
    Câu chuyện sẽ diễn ra tương tự đối với ông Bộ trưởng Thể và ông Phó Chủ nhiệm Kiên. Cả gia đình 2 ông này cũng sẽ tìm cách đưa 2 ông đi chữa bệnh.
    Vấn đề là, cả 3 con người tâm thần rối loạn lời ăn tiếng nói này lại đang ngồi trên công đường nói bá láp bá xàm cho cả nước nghe. Còn truyền thông thì mặc nhiên coi 3 ông này đang tỉnh. Cãi với người điên thì không đời nào dẫn đến chân lý.
    Chuyện khẩn cấp hiện nay là, cơ quan cấp trên của 3 ông kia phải biết lo lắng như là gia đình của 3 ông, nên cần nhanh chóng đưa 3 ông đi chữa bệnh. Và gỡ ngay cái bảng “Trạm Thu giá” không ai hiểu kia xuống, thay vào đó là tấm bảng ai cũng hiểu được. Những chuyện khác, như sự lừa dối biến hóa thành ngôn ngữ, tính sau.
    Để những người điên ngồi nói bá xàm trên công đường là báng bổ nhân dân, là lăng nhục đất nước.
    HOÀNG HẢI VÂN

    Trả lờiXóa
  2. Câu chuyện các trạm BOT đổi từ “thu phí” sang “thu giá” chưa kịp nguội thì từ nghị trường cho đến báo chí lại sôi lên với đề xuất của Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đổi “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”.

    Tuy nhiên, ẩn sau phía sau đề xuất ngô nghê về mặt ngôn ngữ này là một vấn đề lớn hơn, đáng bàn cãi hơn: Chuyển gánh nặng của những dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế từ nhà nước sang người dân.

    Một cách nôm na, từ đây trở đi người dân phải trả nhiều tiền hơn để con em được học hành, để bản thân và gia đình được chăm sóc y tế.


    Và đây không chỉ là ý tưởng riêng biệt của bộ này bộ nọ, mà là chủ trương chung của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một nghị quyết được ban hành từ Hội nghị Trung ương 6, tháng 10 năm 2017.

    Trả lờiXóa
  3. “Giá dịch vụ đào tạo” thay cho “học phí” của Bộ trưởng Nhạ nghe ra rất cởi mở. Tuy nhiên, mục tiêu của nó rất rõ ràng: Tăng thu !

    Luật giáo dục không “trói” buộc trường tư về mức học phí. Điều 105 luật cho phép các trường tự đưa ra học phí, rất thị trường. Và các trường làm dịch vụ giáo dục thật sự, vẫn gọi “học phí” bình thường.

    Dự thảo nhắm đến trường quốc doanh, đang thu học phí dựa trên luật phí và lệ phí, có barem sẵn cho từng cấp học và từng khu vực. Tức là không được phép thu thêm ngoài quy định.

    Chủ ý của Phùng bộ trưởng, là chưa hợp lý, phải áp dụng thêm luật giá. Phải có những khoản thu khác. Có những chương trình giảng dạy phải xắt ra thành giá để thu cho phù hợp, cho ra tấm ra món.

    Chưa cần đến giá, việc loạn thu ở các trường học trầm kha như thế nào xin không nói thêm. Tôi nhớ mãi lời cậu học trò: Thưa thầy, không ai đánh thuế ước mơ. Sao chúng em phải đóng 100 nghìn cho mỗi nguyện vọng vào đại học?

    Khi các trường được tự chủ “áp giá”, viễn cảnh của nó, sẽ là chia nhỏ học trình ra để áp giá. “Học giá” sẽ tăng lên. Phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác sẽ tách bạch ra, và đương nhiên tăng. Khi đó, giáo dục sẽ “xôi thịt”, cạn tàu ráo máng hơn một chút.

    Trả lời trên Dân Trí, Phùng bộ trưởng nói: “Tính đúng, tính đủ để làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí, hay nói cách khác chi phí tương xứng chất lượng”. Chất lượng của giáo dục hiện tại, cũng dở cười dở mếu như ngài thuyền trưởng vậy.

    Tôi sẽ không bức xúc nếu dự luật hướng đến muc tiêu giảm bao cấp giáo dục. Nhưng không. 20% ngân sách chi cho giáo dục mỗi năm. Tiền ấy, cũng là của dân, dân làm ra 10 đồng trích 2 đồng đóng gián tiếp một lần.

    Với “giá dịch vụ đào tạo”, Phùng bộ trưởng và bộ, muốn thu thêm nữa. Muốn làm một con đỉa hai vòi, đầu này hút máu ngân sách, đầu kia hút máu nhân dân.

    Một ông bộ trưởng, như đi sứ sao hoả trước những thực trạng bể nát của giáo dục thời gian qua, lại rất sốt sắng rất máu lửa khi bàn đến tiền.

    Thật khó có thể tìm được ai phản giáo dục được như level của Phùng bộ trưởng!

    Trả lờiXóa
  4. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 6/3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ phối hợp với Bộ Công an để có thêm thông tin nhằm phát hiện bằng giả.

    "Chúng tôi cũng đang đề xuất theo hướng tất cả những ai mất bằng lái xe thì phải thi lại toàn bộ để tránh tình trạng viện đủ lý do để xin đổi bằng. Thực tế công tác quản lý còn hạn chế nên có những trường hợp vi phạm đã lợi dụng để có thêm bằng lái thứ 2, thứ 3", ông Thể nói.

    Mất gì cũng "thi" lại ?
    Đề xuất của Bộ trưởng GTVT, chưa rõ được Ủy ban Tư pháp tiếp nhận ra sao, nhưng đã tạo cảm hứng cho hàng loạt "sáng tác" bi hài trên mạng xã hội.

    - "Lỡ làm mất giấy kết hôn, có cưới vợ mới không ta? Làm mất giấy tờ nhà có mua nhà mới không? Rồi còn bao nhiêu cái luật rỗi hơi và tốn kém nữa".

    - "Chết tui rồi, lỡ làm mất giấy báo tử, giờ sao xin đi thi lại ta"

    -"Mất CMND chắc phải đầu thai lại làm người khác"

    -"MẤT HÔN THÚ BẮT CƯỚI LẠI LÀ SƯỚNG CHỨ"

    -"Qua mà làm mất khai sinh của con qua thì người anh em đừng bắt qua phải đẻ lại nha. Với lại bằng tốt nghiệp của qua mà mất thì đừng bắt qua đi thi lại. Còn nữa, mất CMND thì không biết phải làm sao để trở thành công dân Việt luôn, chẳng nhẽ xin nhập tịch".

    Những băn khoăn như ý kiến dưới đây cũng có, nhưng bị che lấp gần hết trong trận cười không thể nín nhịn của cộng đồng: "Siết không có nghĩa mất là phải thi lại. Siết là phải làm sao để nâng cao tay nghề của người cầm vô lăng. Làm sao triệt tiêu tiêu cực trong thi và cấp bằng kìa. Còn nếu mất mà phải thi lại thì không thể gọi là siết".

    Mất giấy tờ là phạm luật?
    Chính trong Thông tư 46/2012/TT-BGTVT (7/1/2012), Bộ GTVT quy định rõ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe khi chính chủ báo bị mất, tại điều 52.

    Theo đó, trường hợp bị mất giấy phép lái xe lần thứ nhất, cho dù giấy phép đã quá hạn dưới 3 tháng, không còn hồ sơ gốc, chỉ cần có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch và khi tra cứu vi phạm không thấy giấy phép đang bị thu giữ, thì công dân vẫn được xét cấp lại giấy phép lái xe.

    Trả lờiXóa
  5. Thằng này quá Thể là ngu
    Một thằng bộ trưởng mà ngu hơn bò
    *Ai mất bằng lái xe
    Đều phải bị thi lại

    *Thằng này ăn nói mà ngu
    Nếu mày mất khai sinh?
    Bắt mẹ mày đẻ lại?

    *Giấy hôn thú mày mất
    Không lẽ mày cưới lại.
    Con cháu mày chứng kiến
    Kết cục buổi tân hôn

    *Trước kia mày đã ngu
    Thu phí … Thành thu giá
    bây giờ thì ngu quá
    Ngu trên đà trượt dốc.

    *Ai nuôi mày ăn học?
    Sao làm khổ nhân dân?
    Một thằng đần lãnh đạo
    Làm hại biết bao người

    07.03.2019
    Hoa Mai Nguyen

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips