Tôi không còn là tôi
Nguyễn Đức Dân
Xem lại chương trình “Ghế nóng” tôi trả lời nhà đài HTV9
ngày 06.6.2018, tôi thấy lời lẽ và ý kiến của mình bị cắt bỏ, gọt nhẵn trơn
trun đến mức tôi không còn là tôi nữa. Vậy, xin có đôi lời giải thích lại là điều
cần thiết. Có hai khái niệm cần nói rõ lại.
Thứ nhất, HTV9 hỏi tôi về chuyện “trạm thu giá”, “giá dịch vụ đào tạo”… là “cách dùng từ trong ngôn ngữ hành chính nghe trúc trắc quá”? Tôi đáp, cách nói này mọi người nghe đều thấy kỳ cục, lạ tai vì nó không tồn tại trong tiếng Việt. Đây là cách nói do những người có quyền đặt ra, bịa ra rồi áp đặt vào tiếng Việt, nên “đây không phải là ngôn ngữ hành chính mà là thứ ngôn ngữ quan quyền; dân gian có câu “muốn nói oan làm quan mà nói”!
Tôi nêu ví dụ, trước đây ngành công an (hay ngành giao thông
vận tải?) có đưa ra chỉ thị xe phân khối lớn thì phải làm thủ tục đăng ký và lấy
bằng xe máy. Phân khối là một đơn vị đo thể tích hay dung tích. Trong hình học
và trong vật lý làm gì có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ? Thuật ngữ
này là sự áp đặt từ ngôn ngữ quan quyền. Nếu có trình độ trung học cơ sở người
ta đã không ra một chỉ thị như vậy.
Ví dụ thứ hai, “diễn biến hòa bình” là một thuật ngữ trung tính, không tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, nhưng trong ngôn từ chính trị chúng ta đã áp đặt ra một thuật ngữ quan quyền “âm mưu diễn biến hòa bình” để chỉ khái niệm âm mưu lật đổ một chế độ bằng con đường diễn biến hòa bình. Dịch nguyên văn “âm mưu diễn biến hòa bình” sang tiếng Anh, Pháp hay Nga thì phải để trong ngoặc kép cụm từ “diễn biến hòa bình” người ta mới có thể hiểu được.
Trong tiếng Việt hiện nay nhiều khái niệm quan trọng vẫn phải
để trong ngoặc kép là một minh chứng cho sự tồn tại của những thuật ngữ quan
quyền nhưng không được xã hội chấp nhận. HTV9 đã gọt đi thuật ngữ “quan quyền”
của tôi và thay bằng thuật ngữ ngôn ngữ hành chính rất chung chung.
Thứ hai, nếu như tôi gọi “trạm thu giá”, “giá dịch vụ đào tạo”…
là loại thuật ngữ quan quyền thì cách dùng thuật ngữ “tụ nước” thay cho “nước
ngập” lại là một xảo thuật ngôn từ trong phép ngụy biện. Đó là sự ngụy biện
bằng đánh tráo từ ngữ. Dùng những từ ngữ giảm nhẹ tạo ra sự thay đổi nhận thức
xã hội nhẹ nhàng đi. Đây là những xảo thuật thường gặp trong chính trị, quân sự,
ngoại giao và làm ăn kinh tế. Trong những ví dụ tôi nêu bị cắt bỏ có đoạn sau:
Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung
Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu trước Quốc hội Việt Nam như sau: “Láng giềng thì
khó tránh xảy ra va chạm, […] hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước
làm trọng để xử lý bất đồng; khi đại sự đã được coi trọng thì tiểu sự sẽ không
khó giải quyết” (TT, 7.11.2015). Đây là những xảo ngôn đánh tráo thuật ngữ. Những
hành động như đánh chiếm đảo Gạc Ma; đưa giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt
Nam; lập ra tấm bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông; bồi đắp, xây dựng
những hòn đảo chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành
những sân bay-căn cứ quân sự… được gọi là những chuyện đại sự mù mờ. Gây xung đột
căng thẳng, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, phá tàu đánh cá, xua đuổi ngư
dân Việt Nam khỏi vùng biển Việt Nam… đã được chuyển thành xảo ngôn “va chạm”
nghĩa đã giảm nhẹ hẳn đi và ám chỉ rằng đó là “chuyện nhỏ” (tiểu sự).
Đáng tiếc là hai khái niệm cốt lõi ngôn ngữ quan quyền và
phép ngụy biện bằng xảo thuật đánh tráo từ ngữ đã bị cắt bỏ. - Bài
gốc
Hôm nay có rất nhiều tin nhắn gửi đến mình, tôi xin lỗi vì bận việc riêng nên không thể trả lời hết được. Cũng mong rằng đừng có ai chúc mừng, hay gọi tôi là nhà báo cách mạng, tôi chỉ dám nhận mình là người hoạt động báo chí độc lập tại Việt Nam.
Trả lờiXóaTừ cách mạng được hiểu theo nghĩa là xóa bỏ cái cũ để thay bằng cái mới, nhưng trên thực tế, Việt Nam vẫn chưa có cuộc cách mạng nào ra hồn, vẫn chỉ là một quốc gia nghèo nàn, tạm bợ, đứng trước nguy cơ vỡ nợ công, đi trước, đến sau, làm cách mạng chỉ thông qua cái mồm.
Gần 1.000 báo, đài trong nước chỉ dám đưa tin theo chỉ thị, trong khi báo chí (theo tiêu chuẩn quốc tế) chỉ cần có sự thật, có sự thật là có tất cả, chứ không phải thông qua ai. Muốn chứng minh, buộc tội thì xin mời dắt nhau ra tòa.
Các tổng biên tập cũng yên tâm một điều là không bao giờ, không có bất kỳ ai bắt các bạn phải chết lâm sàng, chết tập thể, cho đến khi có mệnh lệnh thì tất cả mới rủ nhau sống lại, rủ nhau lên đồng và tấn công các nạn nhân cho đến chết.
Có thể nói, sự kìm kẹp trong báo chí, trong văn học, trong ngôn luận, trong luật an ninh mạng… sẽ khiến cho đất nước Việt Nam ngày càng rơi vào cảnh lầm than, thông tin bị bưng bít, người dân càng trở nên khốn khổ, tư tưởng bị nhồi nhét…
ĐỖ CAO CƯỜNG
Các nhà báo từ khi học ở trường đã được dạy “tính chân thật của báo chí cách mạng” là sự thật đó phải “phù hợp với đường lối, quan điểm của đảng”, tức nó phải có lợi cho đảng thì mới là sự thật và mới được đăng. Thế nên báo chí “cách mạng” không hề đả động đến những sự kiện cực kỳ quan trọng nhưng đảng cần giữ kín như: Hàng ngàn dân thủ đô biểu tình rầm rộ phản đối DN Formosa ở Hà Nội sáng ngày 1/5/2016, vụ biểu tình phản đối Hà Nội chặt 6.700 cây xanh, biểu tình chống Trung quốc xâm lược, những đoàn dân oan lang thang, vạ vật ở thủ đô hết năm này qua năm khác, vụ bắt cóc, xử Trịnh Xuân Thanh…
Trả lờiXóaCuối tháng 6/2017 đồng thời diễn ra hai vụ xử hai người phụ nữ: Vụ xử hoa hậu Phương Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Vụ thứ nhất là vụ tình – tiền được “táo khoán” cho hàng trăm nhà báo cách mạng chầu chực, phản ánh không thiếu cả cái nhếch mép của bị cáo, nhưng vụ án chính trị xử nhà hoạt động ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược, chống ô nhiễm môi trường, cảnh báo công an làm chết người ở đồn công an, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thì cấm cửa cả người nhà bị cáo, chỉ phóng viên được lựa chọn dự rồi đăng thông tin ngắn ngủi, xuyên tạc “phù hợp đường lối của đảng”!
Kể cả những sự kiện liên quan đến an nguy, vận mệnh của dân tộc như nội dung hội nghị Thành Đô giữa đảng CSVN và Trung Quốc năm 1990 được nhân dân và nhiều tướng soái quan tâm, nhưng báo chí cách mạng không hề đả động, sau 28 năm dân ta vẫn chưa được biết đảng CSVN và Trung cộng cam kết những gì ở hội nghị Thành Đô. Như vậy báo chí cách mạng chỉ được đăng những sự thật có lợi, tôn vinh đảng CS, những sự kiện, thông tin câu khách như màu da cô Ngọc Trinh, mầu váy, vòng eo người đẹp nọ kia…
Do không được đăng sự thật về những sự kiện quan trọng, nghiêm túc, người đọc quan tâm nhất, nên các tờ báo không thể hấp dẫn bạn đọc, quảng cáo không nhiều nên nghề báo gặp khó khăn kinh tế và để tồn tại các nhà báo, tờ báo phải tìm những nguồn thu bất chính...
NGUYỄN ĐÌNH ẤM
Ngồi nghe. Ông Bí thư Nguyễn Thiện Nhân rất chân thành kể về chuyến thăm Thủ Thiêm lần thứ nhất của ông, lặp đi lặp lại “Tôi không có gạt bà con”. Một người đứng lên: “Tôi thấy lời hứa của ông còn tư duy nhiệm kỳ. Ông chỉ còn hai năm mà lại bảo giải quyết cho tất cả dân Thủ Thiêm còn cần thời gian dài…”. Ông Bí thư có vẻ giận nhưng vẫn kiên nhẫn lặp lại, nhấn mạnh: “Tôi không gạt bà con. Tôi nói giọng Bắc nhưng là người miền Nam…”. Nghe giọng ông thật thà. Chợt vui. Cuối cùng mình cũng góp được một giọt nước nào đó để xoa dịu Thủ Thiêm.
Trả lờiXóaẤy là vì cách nay hai tuần mình có đưa ông chủ tịch về hưu Võ Viết Thanh đến Thủ Thiêm. Hai ngày đưa ông đi gặp những người dân mình đã từng gặp: nhà bà Giáp, nhà chị Vinh, nhà ông Hải, khu tạm cư. Ngồi trò chuyện với dân dưới gốc cây trứng cá giữa vùng trắng giải toả, ông lặp lại quan điểm của mình: “Phải lo cho dân chỗ ở mà chính mình, thân nhân mình ở được trước đã, sau đó mới tính đến chuyện đền bù. Thủ Thiêm này giờ cái gì sai, ai sai phải lôi ra đi. Nếu có tôi trong đó thì cũng lôi ra luôn đi…”.
Ông về, hẹn gặp Bí Thư Nhân, tư vấn cho thành phố, và nay, Bí thư Nhân lặp lại đúng lộ trình ấy của ông Thanh, quan điểm ấy của ông Thanh: nhà bà Giáp, nhà chị Vinh, nhà ông Hải, khu tạm cư, mời bà con ở khu tạm cư lên khu tái định cư trong lúc chờ thanh tra, chờ phương án giải quyết… Thôi thì cứ tạm như vậy đã, 20 năm rồi, còn vài tháng nữa như lời hứa thì cũng đủ để chờ.
Ngồi nghe. Cuối ngày mấy đồng nghiệp mệt mỏi xếp máy tính và quay sang tự chúc nhau ngày 21-6. Mình không thích nhắc đến ngày này là ngày báo chí, nhất lại là báo chí cách mạng. Những gì bà con Thủ Thiêm nói đến nhà báo đã đủ cay đắng. Tôn vinh giá trị thì quan trọng hơn việc kỷ niệm ngày thành lập một tờ báo nào đó, dù có là tờ báo đầu tiên hay không… Vậy thì, giá trị nào của 21-6?
Tất nhiên là giá trị của báo chí. Nghề này ở xứ này. Khi nào thì 21-6 được gọi là Ngày Sự thật Việt Nam?
HƯƠNG QUỲNH