Ngõ nhà tôi có hàng xóm là cu Tám. Tám học hết lớp tám, vì nhà nghèo, nó phải
nghỉ học giúp mẹ. Tám hay đi mót cám, cái ngày đi học, chiều chiều nó vác cái xô
đi quanh xóm, xin đồ ăn bỏ đi về để cho con lợn mấy mẹ con nó nuôi. Tám trông
cũng trai tráng, so với các thanh niên cùng lứa thì nó thuộc loại “to cao”. Tám
hiền lành như trám, ít nói, ít gây sự, ai có nặng lời thì nó cũng im ỉm chịu
đựng.
Cha mất sớm, mẹ thì nghèo, lặn lội làm đủ nghề để nuôi chị em Tám. Khi cô chị mười chín tuổi, mẹ nó nghe người ta, đem gả cho ông Đài Loan. Số tiền ngàn rưởi đô-la bên nhà chồng tặng cũng không giúp mẹ nó thay đổi được cuộc đời, được hơn một năm sau thì chị nó bỏ về vì không chịu được anh chồng thần kinh và cảnh sống như người hầu, mang theo cái bụng to tướng. Thế là cu Tám phải nghỉ học sau lớp tám, ở nhà giúp mẹ và chị bán cháo lòng.
Cha mất sớm, mẹ thì nghèo, lặn lội làm đủ nghề để nuôi chị em Tám. Khi cô chị mười chín tuổi, mẹ nó nghe người ta, đem gả cho ông Đài Loan. Số tiền ngàn rưởi đô-la bên nhà chồng tặng cũng không giúp mẹ nó thay đổi được cuộc đời, được hơn một năm sau thì chị nó bỏ về vì không chịu được anh chồng thần kinh và cảnh sống như người hầu, mang theo cái bụng to tướng. Thế là cu Tám phải nghỉ học sau lớp tám, ở nhà giúp mẹ và chị bán cháo lòng.
Bán cháo lòng cũng vất vả lắm, bát cháo năm ngàn chủ yếu phục vụ mấy anh nghèo
ăn sáng. Bốn giờ sáng, sớm tinh mơ, Tám đã phải dậy giúp mẹ chuẩn bị mọi thứ,
rồi ai gọi đâu thì bưng cháo ra đó. Có hôm bưng bát cháo ra tận đầu đường cho cô
Năm bán hàng xén, cô ấy thò cái thìa ngoáy đánh vèo trong bát cháo, phát hiện có
mỗi một lát gan, thay vì tiêu chuẩn hai lát, bắt nó phải chạy về đổi bát khác.
Bác Hùng xe ôm hôm trước nhậu say, hôm sau gọi cháo, vừa ăn vừa chê nhạt, chửi
nó vang cả dãy phố. Nó lầm lũi mang chai mắm và lọ muối ra cho bác, nhẫn nhục
nghe chửi đến thìa cháo cuối cùng. Rồi rửa bát đĩa, nồi niêu, dọn dẹp tới trưa.
Chiều chiều nó rảnh, ai gọi giúp việc gì thì nhận việc đó, lúc thì dọn nhà hộ
bác Ba, lúc thì đi chợ hộ cô Thắm, khi thì đèo chú Nam đi khám.
Được cái nó chăm chỉ, ai nhờ gì cũng làm, làm đến nơi đến chốn, cho nên đôi khi người ta cho thêm cái bánh hoặc dúi cho hộp kẹo bên cạnh mấy đồng “tiền công”.
Rồi gánh cháo cũng không trụ được lâu. Mẹ Tám lại đi buôn bán nhì nhằng. Tám ở nhà chơi không. Và không biết thế nào, lúc nào, cu Tám được tuyển vào đội thanh niên dân phòng phường.
Được cái nó chăm chỉ, ai nhờ gì cũng làm, làm đến nơi đến chốn, cho nên đôi khi người ta cho thêm cái bánh hoặc dúi cho hộp kẹo bên cạnh mấy đồng “tiền công”.
Rồi gánh cháo cũng không trụ được lâu. Mẹ Tám lại đi buôn bán nhì nhằng. Tám ở nhà chơi không. Và không biết thế nào, lúc nào, cu Tám được tuyển vào đội thanh niên dân phòng phường.
Của đáng tội, cu Tám diện bộ đồng phục màu xanh với đôi cầu vai sọc vàng, trông
cũng tương đối oách. Mà nó cũng làm được khối việc tốt: dọn gọn mấy hộ lấn chiếm
vỉa hè buôn bán, thanh toán mấy điểm đổ rác bậy, cảnh cáo không ít trường hợp
vượt đèn đỏ… Hôm đó tóm được mấy thanh niên đang đái bậy chỗ công cộng, nó cương
quyết bắt phải dừng ngay lập tức, bỏ lại hết vào trong, đi chỗ khác. Mặt nhăn
nhó, tay ôm chặt, chân lẹo khẹo lê đi chỗ khác, tụi này chắc nhớ đời.
Mấy em gái nhà mặt phố, ngày xưa không quẳng cho nó một cái nhìn lúc nó mặc cái
quần vá đũng, giờ khi thấy nó mặc “quân phục”, đeo cái dùi cui trắng đen tòng
teng đi qua, cứ đẩy nhau cười khúc khích, có đứa còn bạo miệng hỏi “hôm nay
anh Tám làm đến mấy giờ?”. Và cũng với bộ áo xanh đó, khi nó vào quán cà phê
với đội dân phòng của nó, bà chủ hơn tuổi mẹ nó ton ten hỏi: “Anh dùng gì, em
kêu tụi nó làm?”.
Nó cảm nhận thấy một quyền lực vô hình, dù chưa có ai trao cho nhưng vô tình được chấp nhận, chuyển hóa thông qua bộ quần áo xanh, cái băng tay mầu đỏ, cái còi sắt và cái dùi cui nhựa, trên nền tảng nhận thức của một thanh niên học hết cấp hai, làm cho nó thấy khỏe hơn, tự tin hơn và cao lớn hơn bao nhiêu lần so với chính nó năm nào.
Nó cảm nhận thấy một quyền lực vô hình, dù chưa có ai trao cho nhưng vô tình được chấp nhận, chuyển hóa thông qua bộ quần áo xanh, cái băng tay mầu đỏ, cái còi sắt và cái dùi cui nhựa, trên nền tảng nhận thức của một thanh niên học hết cấp hai, làm cho nó thấy khỏe hơn, tự tin hơn và cao lớn hơn bao nhiêu lần so với chính nó năm nào.
Trải qua một thời gian rèn luyện, phấn đấu, được sự dìu dắt, trao dồi kiến thức
và truyền bá kinh nghiệm của đồng chí, đồng đội trên phường, cu Tám trưởng thành
vượt bực. Dáng đi của nó đã “khuỳnh khoàng” hơn xưa. Nó đã dám trợn mắt quát bà
hàng phở khi bà dám phục vụ nó bát phở nguội, để bà cuống cuồng lấy bát khác và
mời nó ăn một bát đặc biệt ngày hôm sau.
Nó đã dám lấy cái dùi cui chỉ thẳng vào mặt bác Hùng xe ôm, chửi đay nghiến khi bác chở mấy chục thùng mỳ tôm, chất cao ngất ngưởng sau xe, vậy mà lúc rẽ quên bấm xi-nhan. Thành tích gần nhất mới tuần trước là nó phóng một cú đá bay tung rổ quýt của chị bán rong, can tội đã bán chỗ cấm, đuổi mãi không đi mà còn đứng xin lèo nhèo, điếc cả tai.
Nó đã dám lấy cái dùi cui chỉ thẳng vào mặt bác Hùng xe ôm, chửi đay nghiến khi bác chở mấy chục thùng mỳ tôm, chất cao ngất ngưởng sau xe, vậy mà lúc rẽ quên bấm xi-nhan. Thành tích gần nhất mới tuần trước là nó phóng một cú đá bay tung rổ quýt của chị bán rong, can tội đã bán chỗ cấm, đuổi mãi không đi mà còn đứng xin lèo nhèo, điếc cả tai.
Tôi ngủ. Mơ. Tôi với mấy đứa bạn, loại một thời được gọi là hạt giống của đất
nước, cái đám trí thức được đào tạo cơ bản ở nước ngoài, lũ mà bây giờ đang buôn
bán đủ thứ không tên ở xứ người, dắt nhau về phép, lớ ngớ thế nào đi vào đường
ngược chiều. Cu Tám và đồng đội đang chỉ mặt quát chúng tôi, giảng giải cho mấy
thằng Việt kiều tồ về Luật Giao thông, nếu lơ ngơ cho về phường ngủ qua đêm.
Vợ đập dậy, quần áo tôi ướt sũng mồ hôi, mặt ngơ ngàng, mồm ú ớ. Nghe kể lại giấc mơ, chị vợ cười suýt sặc, lấy cho tôi cốc nước, trấn tĩnh: “Anh lo cái thân của anh chưa xong, còn lo cho đất nước?”.
Chả nhẽ để cho tụi cu Tám nó lo?
-Ngô Quý Dũng
Bài cũ: Buôn chuyện VN
Vợ đập dậy, quần áo tôi ướt sũng mồ hôi, mặt ngơ ngàng, mồm ú ớ. Nghe kể lại giấc mơ, chị vợ cười suýt sặc, lấy cho tôi cốc nước, trấn tĩnh: “Anh lo cái thân của anh chưa xong, còn lo cho đất nước?”.
Chả nhẽ để cho tụi cu Tám nó lo?
-Ngô Quý Dũng
Bài cũ: Buôn chuyện VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét