Người dân phía Bắc Phnom Penh, Campuchia thường xuyên đi qua cây cầu
Prek Tamak, còn gọi là cầu Hữu nghị Trung Quốc - Campuchia số 3 chạy qua
sông Mê Kông tỏ ra rất lo lắng cho sự an toàn của mình khi nước lũ đã
cuốn phăng đất quanh 1 chân cầu để lộ ra chiếc chân cầu không có móng.
Cây cầu này được xây dựng bởi Tập đoàn Xây dựng Thượng Hải, Trung Quốc
sử dụng nguồn vốn vay 43,5 triệu USD của Bắc Kinh dành cho Campuchia,
bắt đầu khởi công xây dựng tháng 6/2007 và khánh thành đưa vào sử dụng
năm 2011. Cây cầu dài 1060 mét, rộng 13,5 mét với tốc độ lưu thông của
các xe qua đây là 60 km/giờ. Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia từng ca
ngợi cây cầu này sẽ thúc đầy sự phát triển kinh tế tại Campuchia.
Một trận lũ hồi tháng 11./2014 đã gây sạt lở và cuốn trôi khoảng đất ở
chân cầu và làm lộ ra chân cầu không móng khiến người dân đi lại qua cầu
rất lo cầu sập. Buon Sokhorn, một người dân huyện Pearang tỉnh Prey
Veng thường xuyên phải qua lại cây cầu này cho biết: "Tôi có thể nhìn
thấy rõ rằng không hề có móng bên dưới trụ cầu, chỉ có 1 lớp tráng bê
tông mỏng trên bề mặt, và bây giờ đất chân cầu đã bị nước cuốn trôi. Tôi
lo lở đất có thể gây hại cho cây cầu và những người đi qua sẽ gặp nguy
hiểm".
-Xem toàn bài
-Xem thêm hình
-Xem toàn bài
-Xem thêm hình
Giàn giáo đổ sập, lính ông Lọ làm con dân ông Lú một phen mửa mật |
Cơm thêm:
Sáng sớm
28/12, một vụ sập giàn giáo công trình xây dựng đã xảy ra tại khu vực đối diện
khách sạn Cầu Am 2, quận Hà Đông, Hà Nội. Một xe taxi đang lưu thông trên đường
bị đè nát. Sự cố xảy ra tại Lý trình Km7+703,600 – Km7+798,400 - vị trí ga bến
xe Hà Đông, đường Trần Phú thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh
– Hà Đông do Tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
Tư vấn giám sát là Công ty TNHH Giám sát xây dựng - Viện Nghiên cứu thiết
kế công trình đường sắt Bắc Kinh và Nhà thầu phụ thi công là Công ty Cổ phần Tư
vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam thực hiện./vnexpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét