Có lẽ không có câu viết nào,
chỉ có 4 chữ ngắn gọn, nhưng mang cả một thông điệp lớn được quảng bá rộng rãi
nhất trên thế giới bằng câu In God We
Trust. Vì đây là câu được in trên
tất cả các loại giấy bạc hiện tại của Hoa Kỳ.
Là câu viết cô đọng Đức tin của người Hoa Kỳ từ ngày tìm được vùng Đất Hứa để lập quốc!
Ban đầu là cuộc di cư của một số người phản đối sự hà khắc của Thanh giáo ở Anh nên lần lượt tìm cách sang các nước lân cận để thực hiện quyền được tự do thờ phượng Thượng Đế theo đức tin của họ. Từ năm 1607, 1608 họ đã lần lượt đến Hòa Lan, rồi sau đó chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài bằng tàu để đi tìm một vùng đất mới, vùng đất mà họ hoàn toàn được Tự do.
Là câu viết cô đọng Đức tin của người Hoa Kỳ từ ngày tìm được vùng Đất Hứa để lập quốc!
Ban đầu là cuộc di cư của một số người phản đối sự hà khắc của Thanh giáo ở Anh nên lần lượt tìm cách sang các nước lân cận để thực hiện quyền được tự do thờ phượng Thượng Đế theo đức tin của họ. Từ năm 1607, 1608 họ đã lần lượt đến Hòa Lan, rồi sau đó chuẩn bị cho một cuộc hành trình dài bằng tàu để đi tìm một vùng đất mới, vùng đất mà họ hoàn toàn được Tự do.
Tháng 9 năm 1620 một con tàu
nhỏ, tên là Mayflower, rời Plymouth ở Anh mang theo 102 người bắt đầu cuộc hành
trình tìm Tự do mà sau nầy sách vở gọi họ là đoàn người Hành Hương
(Pilgrims). Họ phó thác mạng sống, vượt
đại dương và chỉ trông cậy hoàn toàn vào đức tin. Sau 66 ngày chịu bao khắc nghiệt của thời
tiết, giông bão, sóng gió, đói khát để cuối cùng thả được neo ở Cap Cod, cách
xa nơi dự trù là Hudson River. Tiếp tục
cuộc hành trình, một tháng sau họ đến được Massachusetts
Bay và quyết định ở lại đây. Dần dần làng Plymouth,
cái tên mang kỷ niệm nơi xuất phát được hình thành.
Năm sau đó, tháng 11 năm 1621, nhờ được mùa, chỉ
còn 53 người sống sót đã cùng với một số người da Đỏ, những người đã giúp đỡ họ
trong những ngày khốn khổ khi vừa đặt chân đến một vùng đất vừa xa lạ vừa gặp lúc
thời tiết vô cùng khắc nghiệt, tổ chức lễ Tạ ơn đầu tiên. Cho dù đã hoàn tất cuộc hành trình và số người
bị chết gần phân nửa nhưng đức tin vào Thượng Đế của họ vẫn không hề thay đổi. Rồi diễn biến theo thời gian dài đằng đẵng, ngót
3 thế kỷ sau, qua rất nhiều tranh cãi, từng bước, từng bước để cuối cùng, năm
1941, Tổng thống Roosevelt đã ký ban hành đạo luật, quyết định chọn ngày Thứ
Năm, tuần lễ thứ tư của tháng Mười Một hàng năm làm ngày lễ Tạ ơn của đất nước
và dân tộc Hoa Kỳ.
Một ngày lễ đặc biệt, mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng của mọi sắc dân sinh sống trên đất nước nầy.
Câu In God We Trust được khởi đầu từ lá thư ghi ngày 13 tháng 11 năm 1861 của Mục sư Watkinson ở Ridleyville, Pennsylvania gửi ông Bộ trưởng Tài chánh Salmon P. Chase lúc bấy giờ, nói về đức tin và dòng chữ tổng cộng có 13 chữ cái (letter) là God, Liberty, Law trên lá cờ Hoa Kỳ lúc đó, tượng trưng cho con số 13 tiểu bang đầu tiên. Yếu tố quan trọng của dòng chữ nầy là God (Thượng Đế) đứng trước tiên, kế đến là Liberty (Tự do) và sau cùng là Law (Luật pháp) đã diễn tả đúng theo trình tự họ thực hiện được.
Một ngày lễ đặc biệt, mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng của mọi sắc dân sinh sống trên đất nước nầy.
Câu In God We Trust được khởi đầu từ lá thư ghi ngày 13 tháng 11 năm 1861 của Mục sư Watkinson ở Ridleyville, Pennsylvania gửi ông Bộ trưởng Tài chánh Salmon P. Chase lúc bấy giờ, nói về đức tin và dòng chữ tổng cộng có 13 chữ cái (letter) là God, Liberty, Law trên lá cờ Hoa Kỳ lúc đó, tượng trưng cho con số 13 tiểu bang đầu tiên. Yếu tố quan trọng của dòng chữ nầy là God (Thượng Đế) đứng trước tiên, kế đến là Liberty (Tự do) và sau cùng là Law (Luật pháp) đã diễn tả đúng theo trình tự họ thực hiện được.
Đề nghị của Mục sư Watkinson được
nhiều người thảo luận đã đưa đến việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật ngày 22
tháng 4 năm 1864 cho phép đúc 4 chữ In God We Trust (thay cho God, Liberty, Law)
đầu tiên trên đồng coin 2 xu và đến ngày 30 tháng 7 năm 1956 thì chính thức in trên
tất cả giấy bạc đưa vào sử dụng từ năm 1957.
Từ một nhóm người Hành Hương nhỏ bé tiến đến hình thành một quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một đất nước giàu mạnh và văn minh nhất thế giới, thì câu viết In God We Trust không đơn giản chỉ là câu chữ được quảng bá toàn cầu mà chính nó còn mang theo sự thiêng liêng của đất nước và dân tộc Hoa Kỳ kể từ ngày lập quốc!
Từ một nhóm người Hành Hương nhỏ bé tiến đến hình thành một quốc gia Hoa Kỳ ngày nay, một đất nước giàu mạnh và văn minh nhất thế giới, thì câu viết In God We Trust không đơn giản chỉ là câu chữ được quảng bá toàn cầu mà chính nó còn mang theo sự thiêng liêng của đất nước và dân tộc Hoa Kỳ kể từ ngày lập quốc!
Tuần trước, một cơ sở lớn mới
xây, đã khánh thành khoảng 3 tháng qua, tại thành phố tôi đang ở, tốn 80 triệu,
dành cho các ban ngành làm việc. Tất cả
được trải thảm màu xanh. Phòng khách khu
vực dành cho văn phòng Pinnellas County Sheriff được trải thảm có dệt thêm huy hiệu của cảnh
sát, một biểu tượng thật trang trọng, cũng giống như một số cơ sở về an ninh
tại Hoa Kỳ, bỗng có người phát hiện trên cái huy hiệu hình tròn đó, sai một
chữ.
Nhưng chữ sai lại mang một ý nghĩa
vô cùng quan trọng đối với đức tin của người Hoa Kỳ (như đã tóm lược bên trên) Câu đó đúng phải là In God We Trust nhưng trên tấm thảm dệt là In Dog
We Trust! Chữ God là Thượng Đế biến
thành Dog là con chó!
Trị giá tấm thảm chỉ 500 đô, vì thế cảnh sát thông báo cho hãng dệt thảm. Hãng dệt thảm nhận trách nhiệm và sẽ thay tấm mới. Nhưng chuyện không dừng ở đó khi bên ngoài hay tin nội vụ. Ban đầu cảnh sát dự trù sau khi thay thảm mới họ sẽ đem vứt tấm thảm cũ vào thùng rác nhưng khi bức ảnh chụp tấm thảm với dòng chữ In Dog We Trust được đưa ra công luận thì có một số người gọi điện thoại và gửi email đòi giữ lại. Họ muốn mua nó thay vì vứt đi, vì họ là những người yêu chó! Rồi nhiều người cũng muốn mua nên sau cùng cảnh sát quyết định rao bán đấu giá tấm thảm trong vòng một tuần.
Có 83 người tham dự, kể cả một số nơi trên thế giới, và kết quả là một người, không cho biết danh tánh, đã mua được tấm thảm tình cờ nổi tiếng nầy, với giá 9,650 đô! Cảnh sát cho biết họ sẽ dùng số tiền nầy gửi tặng cho một trung tâm chăm sóc chó mèo bị bỏ rơi hay thương tật mà chưa có người nhận nuôi!
Trị giá tấm thảm chỉ 500 đô, vì thế cảnh sát thông báo cho hãng dệt thảm. Hãng dệt thảm nhận trách nhiệm và sẽ thay tấm mới. Nhưng chuyện không dừng ở đó khi bên ngoài hay tin nội vụ. Ban đầu cảnh sát dự trù sau khi thay thảm mới họ sẽ đem vứt tấm thảm cũ vào thùng rác nhưng khi bức ảnh chụp tấm thảm với dòng chữ In Dog We Trust được đưa ra công luận thì có một số người gọi điện thoại và gửi email đòi giữ lại. Họ muốn mua nó thay vì vứt đi, vì họ là những người yêu chó! Rồi nhiều người cũng muốn mua nên sau cùng cảnh sát quyết định rao bán đấu giá tấm thảm trong vòng một tuần.
Có 83 người tham dự, kể cả một số nơi trên thế giới, và kết quả là một người, không cho biết danh tánh, đã mua được tấm thảm tình cờ nổi tiếng nầy, với giá 9,650 đô! Cảnh sát cho biết họ sẽ dùng số tiền nầy gửi tặng cho một trung tâm chăm sóc chó mèo bị bỏ rơi hay thương tật mà chưa có người nhận nuôi!
Tờ báo thuộc loại Best
Newspaper của Tiểu bang đã có 3 số tường thuật về diễn tiến sự việc nhưng không
đưa câu chuyện vừa kể lên trang nhất mà chỉ đăng ở trang giữa của phần tin tức
về Tiểu bang và Thành phố với tựa đề rất nhẹ nhàng, “đánh vần sai” (misspelled),
cho dù đây là tấm thảm được dệt thành chứ không phải viết tay. Vì nếu là viết tay thì cách giải thích viết sai
chính tả có lẽ dễ được nhiều người đồng ý hơn!
Nhưng, “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”, nó chỉ là thứ tin tức lặt vặt, không
đáng quan tâm! Còn TV hình như cũng muốn
phớt lờ.
Liệu tin và ảnh tấm thảm nầy được phổ biến mà có liên quan đến đạo Hồi thì bọn thánh chiến Hồi giáo cực đoan sẽ phản ứng ra sao?
Liệu tin và ảnh tấm thảm nầy được phổ biến mà có liên quan đến đạo Hồi thì bọn thánh chiến Hồi giáo cực đoan sẽ phản ứng ra sao?
Vì thế, cùng một vấn đề nhưng mức độ hiểu biết của người dân khác nhau sẽ có kết quả khác nhau, đôi khi còn trái ngược đến bất ngờ như đang xảy ra. Một bên là sự thân thiện, cởi mở và bao dung, đã làm lợi cho công ích xã hội, còn bên kia thì máu người vô tội phải đổ! Cực đoan, cho dẫu cực đoan về vấn đề gì thì cũng dễ đưa đến xung đột đôi khi không cần thiết. Là bài học mà Charlie Hebdo đã vướng phải tại Pháp với cái giá phải trả trước tiên chính là mạng sống con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét