Phúc trình vừa công bố hôm 16/9/2014 của Human Rights Watch “Công bất an – Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam” (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt, xem thêm Thông cáo báo chí bản tiếng Anh và bản tiếng Việt) trình bày tình trạng được đúc kết bằng câu nói trong dân gian “Bình thường như chết ở công an phường” tại Việt Nam bốn năm qua, từ tháng Tám 2010 đến nay.
28 trường hợp tử vong được đề cập, trong đó 14 vụ công an giết dân và 14 vụ người dân chết bất thường trong vòng tay của công an mà theo tuyên bố từ phía chính quyền là vì tự tử, bệnh tật hay những nguyên nhân chưa rõ ràng. Song đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Con số thật chưa bao giờ được công bố.
Danh sách sau đây, do một cộng tác viên gửi đến pro&contra, là một bổ sung trong giới hạn có thể cho bản phúc trình đau xót nói trên. Phần lớn các trường hợp này chỉ được báo chí nhắc đến trong một bản tin vài dòng ngắn ngủi, rồi mất hút trong vòng xoáy bạo lực mà dường như người ta đã quen đến mức không còn bận tâm nhiều nữa. Theo đó, 36/67 trường hợp tự tử, cách phổ biến nhất mà 29 người đã chọn là treo cổ ngay tại trụ sở hoặc trong nhà giam của công an. Những người bỗng chết vì bệnh, thường là bệnh tim, lại còn rất trẻ, có người mới 17 tuổi. Còn lại là những cái chết chưa rõ nguyên nhân. Bất thường đã trở thành bình thường.
Lê Hoài Thương (21 tuổi), ngày 18/8/2014 tại TP Pleiku, Gia Lai: tự gây tai nạn giao thông dẫn đến tử vong khi bị CSGT truy đuổi vì không đội mũ bảo hiểm;
Bùi Tấn Hoàng (27 tuổi), ngày 18/8/2014 tại TP HCM: tự ngã dẫn đến tử vong sau khi vào trụ sở công an cầu cứu;
Nguyễn Tiến Thọ (29 tuổi), ngày 16/8/2014 tại Sơn Tây, Hà Nội: nhảy xuống sông chết đuối khi bị công an giải về trụ sở;
Trần Giang Nam (43 tuổi), ngày 5/8/2014 tại huyện Hưng Hà,Thái Bình: treo cổ tự tử trong đồn công an sau khi bị bắt vì nghi án ăn trộm 21 con gà;
Nguyễn Văn Tuấn (39 tuổi), ngày 5/8/2014 tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang: tự ngã dẫn đến tử vong khi bỏ chạy do không đội mũ bảo hiểm, bị CSGT kiểm tra và đánh bằng dùi cui;
Phạm Duy Quý (21 tuổi), ngày 4/8/2014 tại Hải Dương: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh sau khi đến đầu thú về vụ giết 4 người trong gia đình;
Nguyễn Văn Chín (44 tuổi), ngày 25/6/2014 tại TP HCM: bị “người lạ” đánh đến chết sau khi CSGT kiểm tra nồng độ cồn;
Lê Văn Nam, ngày 19/6/2014, tại TP Phan Thiết, Bình Thuận: chết đuối khi chạy trốn khỏi nhà tạm giữ của công an;
Nguyễn Thị Gái (30 tuổi), ngày 17/6/2014 tại TP HCM: chết chưa rõ nguyên nhân khi bị tạm giữ tại công an phường;
Trần Đình Toàn (54 tuổi), ngày 11/6/2014 tại TP Nam Định: chết do sốc ma tuý tại trụ sở công an phường;
Bùi Thị Hương (42 tuổi), ngày 18/3/2014 tại Thị xã Đồng Xoài, Bình Phước: treo cổ tự tử trong trụ sở công an phường;
Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi), ngày11/3/2014 tại huyện Vân Canh, Bình Định: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
Trịnh Hoàng Dương (23 tuổi), ngày 7/2/2014 tại TP Hòa Bình: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố;
Nguyễn Văn Hải (44 tuổi), ngày 20/1/2104 tại huyện Thanh Hà, Hải Dương: nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an huyện;
Lầu Nguyên Sầu (39 tuổi), ngày 4/1/2014 tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai: bị bắn chết vì súng của cảnh sát bị cướp cò trong khi vây sòng bạc;
Nguyễn Văn Pha (60 tuổi), ngày 3/1/2014 tại Phú Yên: chết do nhồi máu cơ tim trong trại tạm giam của công an tỉnh;
Đỗ Duy Việt (48 tuổi), ngày 23/12/2013 tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công huyện;
Đinh Ngọc Hóa (36 tuổi), ngày 21/12/2013 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương: treo cổ tự tử tại trụ sở công an phường;
Y Beo Ksơr (17 tuổi), ngày 14/12/2013 tại Đắk Lắk: chết vì bệnh tim trong nhà tạm giam của công an tỉnh;
Trần Mạnh Viễn (26 tuổi), ngày 26/10/2013 tại Hà Nội: bị hai công an đánh chết trong một vụ ẩu đả tại quán nhậu;
Trần Thị Hải Yến (31 tuổi), ngày 7/10/2013 tại huyện Tụy An, Phú Yên: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
Lê Duy Định (46 tuổi), ngày 23/9/2013 tại Hà Nội: chết chưa rõ nguyên nhân sau khi bị công an bắt về đồn;
Nguyễn Đăng Cự (41 tuổi), ngày 12/5/2013 tại huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an huyện;
Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi): ngày 19/8/2013 tại TP Bảo Lộc, Lâm Đồng: treo cổ tự tử sau khi bị công an lấy cung;
Trần Kim Phụng (59 tuổi), ngày 14/4/2013 tại TP HCM: chết vì phù phổi cấp trong nhà tạm giữ của công an quận;
Lê Quốc Đạt, ngày 13/4/2013 tại TP HCM: chết trong trại giam của công an vì tiêu chảy kéo dài do bệnh AIDS;
Trần Văn Hiền (42 tuổi), ngày 09/4/2013 tại TP HCM: bị “người lạ” đánh chết sau khi cãi vã với CSGT;
Nguyễn Văn Quệ (47 tuổi), ngày 7/4/2013 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: chết vì bệnh tim khi bị công an vây bắt;
Trần Bá Lộc (24 tuổi), này 04/1/2013 tại thị trấn Sông Đốc, Cà Mau: treo cổ tự tử tại trụ sở công an tỉnh;
Đoàn Vũ Hòa (33 tuổi), ngày 19/12/2012 tại TP Hải Phòng: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an thành phố;
Phạm Thế Hiền (28 tuổi), ngày 18/9/2012 tại huyện Tiểu Cần, Trà Vinh: treo cổ tự tử tại trụ sở công an huyện;
Nguyễn Trung Giảng, ngày 11/9/2012 tại Lâm Đồng: tự tử trong trại giam;
Hồ Long Giang (27 tuổi), ngày 14/9/2012 tại thị xã Long Khánh, Đồng Nai: treo cổ tự tử tại nhà tạm giam của công an thị xã;
Dương Mỹ Linh (54 tuổi), ngày 6/8/2012 tại Cà Mau: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh;
Lê Thanh Tuấn (49 tuổi), ngày 2/5/2012 tại Vĩnh Long: treo cổ tự tử trong nhà tạm giam của công an tỉnh;
Phan Thanh Dương (18 tuổi), ngày 6/4/2012 tại Cần Thơ: tự tử (không rõ bằng cách nào) trong trại giam của công an;
Tăng Hồng Phúc (26 tuổi), ngày 2/4/2012 tại TP HCM: chết do tràn dịch màng phổi trong trại tạm giam của công an thành phố;
Hoàng Gia Đạt Phước (35 tuổi), ngày 19/2/2012 tại TP HCM: chết do phù thủng cấp tính trong trại tạm giam của công an thành phố;
Võ Tấn Tâm (27 tuổi), ngày 1/2/2012 tại TP Đà Nẵng: chết do bệnh lý về tim mạch, có dấu hiệu bị đánh;
Ngô Tuấn Khanh (22 tuổi), ngày 30/12/2011 tại huyện Cần Đước, Long An: chết trước phiên phúc thẩm trong trại giam, chưa rõ nguyên nhân;
Nguyễn Văn Nhẫn (20 tuổi), ngày 19/12/2011 tại huyện Yên Định, Thanh Hóa: treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ của công an huyện;
Nguyễn Minh Tâm (29 tuổi), ngày 23/11/2011 tại huyện Tiên Phước, Quảng Nam: chết trong nhà tạm giam của công an huyện vì bệnh tim;
Đoàn Văn Chí (36 tuổi), ngày 8/11/2011 tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước: chết khi bị công an giam giữ, không rõ nguyên nhân;
Nguyễn Văn Hận (19 tuổi), ngày 23/10/2011 tại TP Biên Hòa, Đồng Nai: chết trong nhà tạm giữ của công an thành phố, chưa rõ nguyên nhân;
Ngô Văn Cường (43 tuổi), ngày 12/10/2011 tại huyện An Dương, Hải Phòng: chết sau một phát súng chỉ thiên của công an xã;
Nguyễn Văn Sậm (62 tuổi), ngày 10/10/2011 tại TP Cần Thơ: chết không rõ nguyên nhân trong nhà tạm giữ của công an;
Trương Mạnh Tuấn (51 tuổi), ngày 5/10/2011 tại TP Nha Trang, Khánh Hòa: chết do nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an phường;
Nguyễn Gia Trung (29 tuổi), ngày 11/9/2011 tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng: đập đầu tự tử trong trại giam;
Trần Thị Vượng (49 tuổi), ngày 8/8/2011 tại TP Thái Bình: nhảy lầu tự tử tại trụ sở công an thành phố;
Đặng Phi Vũ (35 tuổi), ngày 17/7/2011 tại TP Cà Mau: treo cổ tự tử tại phòng tạm giữ của công an thành phố;
Lê Anh Thắng (34 tuổi), ngày 25/4/2011 tại Phú Yên: treo cổ tự tử trong nhà tạm giữ của công an thành phố;
Đặng Ngọc Trung (48 tuổi), ngày 15/3/2011 tại thị xã Đồng Xoài, Bình Phước: treo cổ tự tử tại trụ sở công an xã;
Ngô Quang Phái (59 tuổi), ngày 6/3/2011 tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình: treo cổ tự tử tại trại giam của công an huyện;
Nguyễn Lập Phương (46 tuổi), ngày 6/3/2011 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: chết vì bệnh tim tại trụ sở công an huyện;
Trần Văn Trường (30 tuổi), ngày 25/2/2011 tại Bắc Giang: chết trong trại tạm giam của công an tỉnh vì suy thận và suy gan nặng;
Võ Đức Duy (28 tuổi), ngày 23/2/2011 tại TP Đà Nẵng: chết vì bệnh lý trong trại tạm gaim của công an thành phố;
Lê Bá Thụ (25 tuổi), ngày 27/1/2011 tại huyện Như Xuân, Thanh Hóa: treo cổ tự tử tại trụ sở công an huyện;
Đặng Văn Đen (32 tuổi), ngày 17/12/2010 tại TP Long Xuyên, An Giang: chết vì bệnh lý tim, phổi cấp tính sau khi ở trụ sở công an về;
Nguyễn Văn Thăng (33 tuổi), ngày 3/12/2010 tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng: nuốt bả chó tự tử tại trụ sở công an xã;
Nguyễn Nam Hà (33 tuổi), ngày 24/11/2010 tại Khánh Hòa: treo cổ tự tử trong trại tạm giam của công an tỉnh;
Trần Minh Tình (27 tuổi), ngày 20/10/2010 tại Phú Yên: treo cổ tự tử trong trại giam của công an tỉnh;
Bùi Đinh Thanh Huy (20 tuổi), ngày 17/10/2010 tại TP Mỹ Tho, Tiền Giang: treo cổ tự tử tại trụ sở công an phường;
Liên Triều Ân, ngày 12/10/2012 tại TP Phan Thiết, Bình Thuận: treo cổ tự tử tại trụ sở công an thành phố;
Huỳnh Văn Thâm (32 tuổi), ngày 9/10/2010 tại huyện Châu Thành, Tiền Giang: treo cổ tự tử tại trụ sở công an xã;
Lê Vĩnh Lân (21 tuổi), ngày 2/10/2010 tại TP Đà Nẵng: chết tại trụ sở công an quận do bệnh lý;
Trần Ngọc Đường (52 tuổi), ngày 9/9/2010 tại huyện Trảng Bom, Đồng Nai: treo cổ tự tử tại trụ sở ủy ban xã;
Trần Duy Hải (32 tuổi), ngày 8/8/2010 tại huyện Châu Thành A, Hậu Giang: treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ của công an huyện;
© 2014 Pro&contra
Bài cũ: Vở hài mới của hề "Công Lý"
Tuần vừa qua, thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung xôn xao vụ một cán bộ công an về hưu bị đánh chết, bầm dập mình mẩy, sau đó kẻ thủ phạm đã mang xác viên công an này vào bãi tha ma để treo cổ lên ngọn cây…
Trả lờiXóaCâu chuyện nghe ra rùng rợn và dã man, người chết phải chết hai lần, kẻ sống cũng chẳng vui vẻ gì khi nhúng tay giết người. Nhưng không hiểu sao nhiều người lại cảm thấy thoải mái, khoái chí khi nghe chuyện này, thậm chí có người buộc miệng: “Chó chết mèo cũng nhăn răng!”.
Có lẽ, đến nước này thì cũng nên xem lại mối quan hệ giữa công an nhân dân và nhân dân Việt Nam mấy chục năm nay. Xem lại thành tích của nhân dân, thành tích của công an nhân dân, xem lại tương tác giữa hai bên. Và, một bản kê khai sơ bộ thành tích của công an nhân dân dành cho nhân dân nghe ra kinh hoàng hơn cả thời thực dân, phong kiến!
Trong vòng chưa đầy mười năm, đã có trên một trăm vụ người dân chết tức tưởi trong đồn công an từ cấp xã đến cấp huyện. Điểm đặc biệt là mọi cái chết của dân oan đều chết tại công an xã hoặc công an huyện, ít có khi nào công an tỉnh dính vào, công an bộ thì càng không. Và, người ta khẳng định ngay là viên công an bị đập chết này có thể là công an phường hoặc công an quận.
Chuyện ông ta là công an phường hay công quận không phải là vấn đề quan trọng nữa, vì suy cho cùng thì công an nào cũng là công an thôi. Vấn đề cần bàn ở đây là tại sao người dân lại thấy hả hê, dửng dưng và đôi khi đánh ăn hôi mỗi khi có công an bị đánh?
Như trường hợp một viên cảnh sát giao thông bị một thanh niên kẹp cổ ngay giữa thanh thiên bạch nhật, trước một siêu thị lớn có hàng trăm người đứng chứng kiến nhưng không có ai xông vào can ngăn. Thậm chí người ta còn đứng coi một cách thoải mái, khoái chí. Ở chuyện khác, một công an bị dân vây đánh tại Trảng Bom, Đồng Nai, nếu cảnh sát 113 không kịp đến giải cứu kịp thời, có lẽ viên công an này cũng có số phận chẳng khác nào những tay trộm chó bị đánh chết, đốt xe, đốt người ở phía Bắc.
Người dân đã thật sự đối xử với công an giống y hệt đối xử với phường trộm cướp. Đó là sự thật không thể chối bỏ! Vấn đề đó nói lên điều gì? Kể từ những ngày sau 30 tháng 4 năm 1975, người dân miền Nam nói riêng và cả hai miền đất nước nói chung phải đối diện với một đời sống hoàn toàn mới lạ, sự hà khắc và tàn bạo cũng bắt đầu thể hiện thông qua những chính sách nhà cầm quyền ban hành.,,
Sự lên ngôi của ngành công an, rất tiếc là sự lên ngôi của bạo lực và man trá, sự lên ngôi của “còn đảng còn mình”, sự lên ngôi của một chính quyền công an trị, lấy sức mạnh bạo lực công an làm nền tảng thay thế cho sức mạnh pháp luật, thay vì kiến tạo một đất nước trên tinh thần pháp luật thượng tôn thì người ta lại dùng tinh thần độc tài chuyên chế để áp đặt nhân dân dựa trên cơ sở bạo lực thượng tôn.
Và cái tinh thần bạo lực thượng tôn của nhà cầm quyền Cộng sản đã phát huy một cách hiệu quả nhất với nhân dân. Nhân dân không dám nói tiếng nói của mình, từ suy nghĩ cho đến hành động đã có đảng Cộng sản lo, nhân dân bỗng dưng trở thành bầy cừu dưới ngọn roi công an trị của đảng Cộng sản. Và đó là qui luật, một khi người ta cảm thấy mình chịu đòn roi đã quá lâu, quá thừa và không chính đáng, mình cần phải làm cách mạng, thì việc đầu tiên, cần làm nhất sẽ là bẻ đi cây roi đã quất vào mình.
Và, chuyện nhân dân nổi dậy đánh đập công an, thậm chí giết chết công an rồi treo cổ vào bãi tha ma (mặc dù rất man rợ nhưng suy cho cùng cũng chỉ ngang ngửa với hành động công an đã làm với dân) cũng chỉ là những hành vi khởi sự, những bước đầu, hay nói cách khác chỉ là những lổ mối làm cho nước rỉ qua bờ đê trong lúc nước đã tràn bờ, và một khi nước tràn, đê vỡ, chuyện gì sẽ xãy ra?! E rằng không cần bàn thêm nữa. Nếu có nói thêm, chỉ xin khuyên các công an viên hãy nghĩ đến đồng loại, hãy nghĩ đến gia đình và bản thân mà hành động sao cho phải đạo làm người, đừng để mọi chuyện trở nên quá muộn màng!
(Click tiêu đề xem toàn bài)