Stéphane Charbonnier chủ biên tờ Chalie Hebdo và bức ký họa định mệnh |
Vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo đã được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới chia buồn và bày tỏ sự phẫn nộ. Riêng giới báo chí cũng có hàng trăm bức biếm họa bày tỏ sự thương tiếc đến những nhà báo Pháp bị giết chết...
Xem thêm: Dailymail
Bài trước:
-Charlie Hebdo và đòn thù Hồi giáo
Bài cũ:
-Biếm họa Nghề nguy hiểm
Bài trước:
-Charlie Hebdo và đòn thù Hồi giáo
Bài cũ:
-Biếm họa Nghề nguy hiểm
Thỉnh thoảng đọc báo biếm họa Charlie Hebdo (Paris - Pháp). Đôi lúc có thể không đồng tình với họ nhưng luôn tôn trọng quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí của tất cả mọi phương tiện truyền thông. Mượn danh nghĩa của bất kỳ Đấng tối cao hay Tôn giáo thậm chí một chế độ nào đó để đàn áp, khủng bố, hăm doạ và giết người để hòng ngăn chặn cái quyền ấy là bất nhân, là tội ác, là man rợ!
Trả lờiXóaĐau đớn cho những nạn nhân, nhà báo ( họa sĩ biếm họa nổi tiếng: Cabu, Charb, Wolinski...) và cảnh sát đã bị tàn sát sáng nay (11h30 ngày 7/1/2015) tại toà soạn báo Charlie Hebdo.
Lo lắng cho cả cộng đồng người Hồi giáo vô tội, vốn luôn phải hứng chịu búa rìu không tốt ( thậm chí phân biệt chung tộc) của dư luận từ vài thập niên qua tại Châu Âu. Ít nhiều, hình ảnh của họ sẽ còn bị "tấn công" trong thời gian tới.
Tất cả chỉ vì một thiểu số nhỏ những kẻ ít kỷ, nhẫn tâm, cuồng bạo lấy tôn giáo làm chiêu bài đấu tranh cho những quyền lực đen tối, bẩn thỉu.
Nhưng cũng không quên tự đặt lại câu hỏi "Vì sao?". Vì sao phương Tây ngày càng rơi vào khủng hoảng trên mọi phương diện từ kinh tế, tài chính, chính trị đến niềm tin ? Vì sao bọn khủng bố luôn còn cơ hội để phô trương thế lực, hăm dọa thế giới tiến bộ? Phải chăng những chính sách của "kẻ mạnh", "thực dân mới" đã mang lại, thậm chí đã để lại nhiều vết thương khó hàn gắng tại những mảnh đất nghèo khổ trên thế giới này? Sự bất công, chênh lệch giàu nghèo giữa Bắc - Nam, sự "sa lầy" của các cường quốc trên những trận địa tưởng chừng "đơn giản" nhưng ôi sao quá khó khăn đã mang lại những phẫn nộ đâu đó trên thế giới! Sự im lặng của thế giới tiến bộ trước những cuộc tàn sát chủng tộc tại Syrie, tại Palestine thậm chí tại Trung Quốc là đáng trách và xấu hổ! Và đó sẽ còn là nguyên nhân cho những cuộc khủng bố đẫm máu khác nếu thế giới này không tìm ra được một lối thoát hài hoà, bình đẳng về văn hoá, về tôn giáo, tôn trọng sự khác biệt, cho mọi dân tộc.
Cho nên những nhận xét, đôi khi bị chế nhạo, lên án, của Noam Chomsky, đáng được những người làm chính trị, những người đang "lãnh đạo" thế giới tiến bộ lưu tâm. Nhất là trong những giờ phút đau thương, khi nền văn minh thế giới bị những kẻ cực đoan, cuồng tín, bệnh hoạn, lấy danh nghĩa tôn giáo để chà đạp, xúc phạm.
"Tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để anh có được quyền nói lên những điều ấy!"
Phải lên án và trừng phạt một cách cứng rắn, không khoan nhượng những kẻ khủng bố, những chế độ đã và đang vi phạm một cách trắng trợn cái quyền căn bản ấy của nhân loại.
Vì không có một lý do chính đáng nào để tước đi sự Tự do của con người! Và sau cùng Tự do sẽ vẫn chiến thắng vì đó chính là chân lý, là giá trị chung của nhân loại.
Đơn giản thế thôi!
Lâm Bình Duy Nhiên, 7/1/2015