Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

Đồng sàng dị mộng?

Ông Bá: "Rước cái tàu cũ rích của người ta đáng giá có một đồng, ông về hô lên 5 - 7 đồng, xử ra mua rồi bên bán cho ổng mấy đồng nữa. Chừ ôm đống sắt vụn bán cũng không có người mua. Thiệt thảm thương. Để rồi ông thì vô tù, ông chạy ra nước ngoài cũng bị bắt cổ về. Làm ăn như thế đấy, vừa ăn rồi lại vừa phá nữa, phá tàn canh!".
Ông Bá: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho "hốt liền", không nói nhiều!"

5 nhận xét:

  1. - Tài liệu “mật” nhưng mới được giải mật: THÔNG BÁO – Kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất; công khai nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý sau thanh tra (TT Chính phủ).
    - Kiến nghị kiểm điểm hàng loạt quan chức Đà Nẵng (NLĐ).
    - Gây thất thu hơn 3.400 tỷ, lãnh đạo Đà Nẵng bị kiểm điểm (VNN).
    - Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm về quản lý đất đai ở Đà Nẵng (SGTT). Cho tới 7h sáng nay, đã có khoảng 9 báo đài đưa tin, bài về kết luận thanh tra này.
    - Đà Nẵng ‘thất thu hàng ngàn tỷ đồng’ (BBC). “… vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai cũng như giảm giá đất, ký hợp đồng chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và gia hạn nộp tiền sử dụng đất sai quy định”.
    - BÁ BAO CÔNG BỊ PHẢN ĐÒN (Huỳnh Ngọc Chênh).
    - Hiệu ứng ngược? (Đông A).
    - Sai phạm đất đai tại Đà Nẵng: thất thoát trên 3000 tỷ đồng (Trương Duy Nhất).
    (Click tiêu đề xem bình luận của anh Ba Sàm)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày 18/1, Chủ tịch UBND Đà Nẵng - Văn Hữu Chiến - đã phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm liên quan đến đất đai trên địa bàn thành phố.

      Ngày 18/1 một lãnh đạo thanh tra chính phủ trả lời báo Tuổi trẻ. Trong đó, TTCP không chấp nhận các giải trình mấy chục trang trước đây của TP. Đà Nẵng. Việc bán đất không xác định giá đất một cách cụ thể, giá thấp tạo sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá bán cho người mua đầu tiên, những người này bán lại kiếm lời bất chính. “Đây là sai trầm trọng, trái pháp luật, có thể coi là cố ý vi phạm pháp luật”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh.

      Trong khi đó, Nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (hiện là phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) cũng lên tiếng và nhận định nội dung kết luận của TTCP “liên quan đến ba đời chủ tịch” là ông Huỳnh Năm, ông Hoàng Tuấn Anh (hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) và ông Trần Văn Minh. “Thành quả có nhiều, còn khuyết điểm thì mới chỉ là quan điểm của cơ quan thanh tra, chứ UBND TP Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục giải trình. Tôi nghĩ rằng kết luận chưa thật sự đúng với hoàn cảnh của TP, chưa phù hợp với một số chủ trương của TP. Còn cá nhân tôi, tôi cũng bình tĩnh, tới đây cái gì liên quan đến mình thì tôi sẽ trả lời” – ông Minh nói

      Cùng ngày, ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng - khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của TTCP là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế.
      (Click tiêu đề xem toàn bài)

      Xóa
  2. Có vẻ như có nhiều người đang rất hy vọng rằng ông Nguyễn Bá Thanh sẽ làm cho cả đất nước này trở thành một Đại Đà Nẵng. Tôi thì tôi chẳng thấy cơ sở nào để hy vọng như vậy cả. Thậm chí, toàn thấy những cơ sở để đừng hy vọng.

    Hãy cứ cho rằng ông Bá Thanh có đủ mọi phẩm chất tốt của một lãnh tụ anh minh. Giả sử ông thực sự muốn làm trong sạch đất nước, muốn quét sạch bọn tham nhũng, bọn tàn phá giang sơn. Giả sử ông có gan để đối đầu với những thế lực tàn bạo đầy quyền lực, dám chấp nhận hy sinh cả hạnh phúc cá nhân và gia đình vì nghĩa lớn. Để cho cụ thể, giả sử vào cuối năm 2013, quân quyền của ông Bá Thanh đã cung cấp cho ông bằng chứng về việc vi phạm pháp luật của một đồng chí Y nào đó (hổng dám nói đồng chí Ếch vì sợ phạm húy!) đủ để kỷ luật đảng và truy tố đồng chí đó. Nhưng rồi sau đó sẽ thế nào?

    Nếu đồng chí Y này không phải là ủy viên trung ương thì, vâng, có thể ông Thanh sẽ “sờ gáy” được đồng chí đó. Có thể cơ quan pháp luật vì nể ông sẽ phải xử lý đồng chí này. Nhưng nếu đồng chí đó nằm trong trung ương thì việc xử lý sẽ phụ thuộc rất ít vào ông Thanh. Vấn đề sẽ phải đưa ra bộ chính trị. Mà lúc đó, nếu đồng chí tổng bí thơ lại bảo “Kỷ luật sinh thù oán” thì ông Thanh làm được quái gì? Chưa nói nhỡ ra có đồng chí còn mạnh hơn cả đồng chí tổng bí thơ nữa mà cũng bênh đồng chí Y thì sao?

    Và nếu đồng chí Y này lại nằm trong bộ chính trị thì ông Thanh lại càng không thể sờ được lông chân của đồng chí ấy. Ông Thanh không nằm trong bộ chính trị, làm được gì? Chẳng lẽ cấp dưới có thể trị được cấp trên? Thậm chí, cho rằng ông Thanh sẽ nhanh chóng được bổ sung vào bộ chính trị, thì ông ta cũng làm sao mạnh hơn đồng chí Y được, nếu Y lại là Ếch?!

    Trưởng ban nội chính trung ương đúng là một nhân vật có sức mạnh. Ông ta sẽ có đủ “quân” để thực hiện công tác điều tra ngay cả ở những nơi “thâm cung bí sử”. Nhưng quyền lực của ông ta chỉ dừng lại ở đó! Ông trưởng ban này không thể ra lệnh bắt người hay xét xử, không thể ấn định mức án khi xử. Xin quý vị hãy hình dung ra tình huống sau đây: ông Thanh gọi điện cho cơ quan pháp luật, yêu cầu bắt đồng chí bị cáo Y; bên đó vì rất nể ông Thanh nên trả lời “Vâng”, nhưng nói thêm: “Đợi có lệnh.” Khi đó ông Thanh sẽ làm gì? Ra phát luật, trưởng ban nội chính làm gì có quyền trực tiếp “xuất bản” lệnh bắt? (Vẫn biết rằng pháp luật chỉ được dùng “ang áng mây trời” thôi, nhưng khi nó được dùng để “bảo vệ chính trị” thì lại không thể đùa với nó được.) Chưa nói, nếu lực lượng công an lại là thuộc hạ của đồng chí Y, được đồng chí nuôi ăn, thì ông Thanh làm được gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại sao không nên kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh?lúc 13:29 22 tháng 1, 2013

      Còn nữa. Cho rằng ông Thanh có thể luận tội được đồng chí Y, nhưng nếu bộ chính trị mà đồng ý xử lý theo ý ông Thanh thì chẳng hóa ra các đồng chí tổng bí thư, chủ tịch nước từ trước đến giờ làm không bằng ông Thanh sao? Đúng hay sai chẳng biết, nhưng theo ông Thanh nghĩa là thừa nhận các đồng chí kia không bằng ông. Liệu với truyền thống của Đảng ta, việc thừa nhận như vậy có được phép xảy ra không?

      Ở Đà Nẵng, ông Thanh thành công đương nhiên vì ông dám nghĩ, dám làm. Ông không thuộc loại cán bộ ăn hại. Nhưng còn có nguyên nhân khác nữa là ở đó ông không có một đối thủ nào ngang cơ. Và chắc chắn, bằng cách nào đó, ông cũng tìm được sự ủng hộ từ bộ chính trị. Còn ra “Ba Đình” thì ông ở dưới rất nhiều nhân vật, có thể kém tài rất nhiều so với ông, nhưng ở thế thượng phong, lại nằm trong mạng lưới quyền lực nhằng nhịt mà ông không thể phá vỡ. Muốn làm được như khi ông ở Đà Nẵng thì vị trí của ông cũng phải như ở Đà Nẵng: đứng đầu thực sự, nghĩa là mọi người còn lại ở “Ba Đình” đều tuân lệnh ông. Mà điều này thì xin những người kỳ vọng vào ông Thanh và chính ông đừng có mơ!

      Những quyết sách về kinh tế – xã hội của “Ba Đình” thì lại càng không phụ thuộc vào ông Thanh, như của Đà Nẵng những năm qua.

      Bây giờ giả sử tiếp (một điều siêu tưởng!) là ông Thanh loại bỏ được toàn bộ bộ máy tham nhũng hiện tại. Nhưng rồi sau đó sẽ ra sao? Đất nước ta sẽ vĩnh viễn sạch bóng tham nhũng chăng? Hãy hình dung Nguyễn Bá Thanh trở thành một lãnh tụ già nua, bên dưới toàn là những thuộc hạ của ông cai quản xã hội. Chắc quý vị cho rằng đó sẽ là một tương lai tốt đẹp? Chắc 99% là sẽ không như vậy.

      Nhưng đó đã là cái giả thiết quá xa vời. Còn trở lại thực tế thì vài ngày gần đây thủ tướng đã cho thông báo kết quả thanh tra của ban thanh tra chính phủ đối với Đà Nẵng: trừ chính ông Thanh, hầu hết quan chức ở đó đều bị nêu tên làm sai luật nhà nước. Chắc là rung chuông cảnh tỉnh ông Bá đó thôi!

      Vậy, xin đừng kỳ vọng!

      Một lý do nữa để không nên kỳ vọng vào một nhân vật cụ thể nào trong hệ thống quyền lực hiện tại là vì cái sự kỳ vọng đó nó mang theo một khía cạnh hơi nhục!

      Nếu có một ông Nguyễn Bá Thánh, thì có lẽ nên kỳ vọng chăng?
      NGUYỄN TRẦN SÂM

      Xóa
  3. Có lẽ trong tất cả những người Việt Nam hiện đang sống tại hải ngoại và vẫn còn lưu luyến đến tổ quốc, tôi là người duy nhất cầu mong cho Nguyễn Tấn Dũng giữ được chiếc ghế của mình càng lâu càng tốt. Cũng đã có lúc tôi muốn viết một bài đả kích Nguyễn Tấn Dũng, đả kích một các dữ dội, nhưng sau khi suy nghĩ, tôi thấy tại sao mình phải làm thế ?

    Xin những người đọc tôi đến những hàng chữ này, xin đừng nổi nóng mắng tôi là đã hóa điên, hóa dại rồi hay sao mà viết lăng nhăng như vậy. Không, tôi chưa đến nỗi tệ đến thế tuy rằng trí tuệ đã giảm đi ít nhiều vì tuổi già, nhưng mà đúng là như vậy, tôi mong muốn Nguyễn Tấn Dũng được tại vị càng lâu càng tốt.

    Trước hết, xin xác nhận lại một lần nữa là điều tôi tha thiết nhất, là dân tộc tôi được sống đời tự do như tôi và các người Việt Nam khác đang có may mắn được sống tại Pháp, tại Mỹ, hay Úc, Đức, Na Uy, Thụy Điển…vân vân và vân vân. Bây giờ, ở Canada, tôi muốn viết gì thì viết, muốn nói gì thì nói, dĩ nhiên là không thể dùng cái quyền này để thóa mạ người khác một cách hàm hồ, nhưng tôi có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại, tự do ra báo, tự do viết lách, tự do mưu cầu hạnh phúc… Một cách vắn tắt, tôi có quyền làm người, nói văn vẻ hơn là nhân quyền, cái mà đồng bào của tôi tại quốc nội không có, điều đó khỏi cần biện luận thêm gì hết.

    Việt Nam đang sống dưới một thể chế chính trị, độc tài, độc đảng.

    Điều đó cũng không cần phải biện luận thêm.

    Cũng như những người Việt Nam lưu vong khác, từ bấy lâu nay, tôi viết những bài đả kích sự độc tài này, nhưng đáng tiếc là cái chế độ đó vẫn chưa sụp đổ. Một trong những lý do giúp cho chế độ hiên nay tồn tại, là một mặt các người Việt hải ngoại hô hào chống Cộng, nhưng mặt khác lại gửi tiền về Việt Nam, du lịch Việt Nam, hà hơi, tiếp sức cho cái chế độ đó. Không biết bao nhiêu giấy mực đã đổ ra, để cầu xin cho người Việt hải ngoại ngưng việc “áo gấm về làng”, nhưng kết quả chẳng đi đến đâu. Số người về Việt Nam du lịch càng ngày càng nhiều. Tiền từ hải ngoại đổ về Việt Nam lên đến bạc tỷ, tạo ra một cảnh phồn vinh giả tạo, một giai cấp quý tộc mới, mà thế lực mạnh đến nỗi tưởng không có gì lay chuyển được.

    Rất may, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện kịp thời.

    Và “ngài” đã đem hết số đô la trên trời rớt xuống đó để đổ ra sông, ra biển, với những công ty, những ngân hàng được tạo lập ra kể từ khi “ngài” chấp chính. Với tôi, đó là một may mắn “bất chiến tự nhiên thành”. So cái số đô la người Việt hải ngoại gửi về với số đô la thất thoát vì tham nhũng, vì thối nát, có thể một chín, một mười.

    Một Nguyễn Tấn Dũng lợi hại hơn một trăm, một ngàn cây bút chống cộng.

    Một Nguyễn Tấn Dũng lợi hại hơn nhiều sư đoàn giải phóng quân.

    Vậy tại sao tôi không cầu mong cho Nguyễn Tấn Dũng được tại vị dài lâu ?

    Khi bỏ nước ra đi nhiều thập niên về trước, tôi đã thề với lòng là chỉ về Việt Nam khi đất nước thoát khỏi nạn Cộng Sản. Nếu Việt Nam có một ông thủ tướng độc tài nhưng thanh liêm, cỡ Lý Quang Diệu, chắc rằng đường về nước của tôi sẽ vĩnh viễn bị đóng lại. Với Thủ Tướng cũng độc tài nhưng tham nhũng như Nguyễn Tấn Dũng, con đường ấy thênh thang rộng mở.

    Để kết luận bài viết này, tôi xin nói một cách nghiêm chỉnh hơn, là với tư cách một người Việt Nam chống chế độ độc tài CS, tôi thấy việc Nguyễn Tấn Dũng ngồi yên trên chiếc ghế Thủ Tướng, có lợi cho chúng ta hơn là có hại.Tại sao chúng ta lại chống Nguyễn Tấn Dũng ?

    Không lẽ chúng ta muốn CS có được một lãnh tụ anh minh, thanh liêm và tài ba ?

    Không có Lê Ngọa Triều, khi nào nhà Lê mất ngôi báu ?

    Hãy để yên cho Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục sự nghiệp tham nhũng của ông ta, càng tham nhũng càng tốt. Sẽ có ngày tức nước vỡ bờ, người dân Việt trong nước sẽ vùng lên. Không hiểu quý vị nghĩ sao ?

    Trần Mộng Lâm

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips