Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

900 cái gọi là "Dư luận viên"


Điểm tin của TTX Vỉa Hè (Basam news)

- TBT Nguyễn Phú Trọng: “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu” (TTXVN). – Ngành Tuyên giáo cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền (Chính phủ). - Hà Nội có đến hơn 900 dư luận viên, phóng viên chuyên bút chiến trên mạng (LĐ/ Sống mới). - Hà Nội lập nhóm ‘chuyên gia bút chiến’ (BBC). - Hai ý kiến trái ngược về “đội quân bút chiến trên mạng” (BoxitVN). Thực ra hai bài của Tâm Đồn và Trương Duy Nhật không “trái ngược” hoàn toàn. Bài của TDN hy vọng và hoan nghênh chính quyền nếu như tranh luận đàng hoàng, phê phán lối lén lút, chụp mũ, đe dọa… Nhưng cái hy vọng đó đã được trả lời trong thời gian qua là: không có. Bài của TĐ hoàn toàn phê phán lối “bút chiến” có lẽ được học từ quan thầy Tàu, và tỏ ra lo ngại.
Góp ý nhỏ cho bài của TDN, đó là việc ông chỉ coi những blog, web đứng đúng tên chủ nhân như trang của ông thì mới là đàng hoàng. Ở đây không biết là do ông quá tự đề cao mình, hay do viết… vội, thậm chí có dụng ý ám chỉ rất không … đàng hoàng với tất cả những ai không giống mình, kể cả trang Boxit Việt Nam đăng lại bài của ông đây, để quên đi điều sơ đẳng trong thuật làm báo khi đặt tên trang và thực tế khắc nghiệt ở VN, mà cũng trong bài của mình ông đã nêu? Ngay kể cả nếu như có các blog, web của chính quyền không có những cái tên như “Hồ Quang Lợi”, hay một cán bộ tuyên giáo nào đó, thì đâu phải vì thế mà nó không đàng hoàng? Tất cả là ở mục tiêu của trang, nội dung bên trong và niềm tin mà độc giả đặt vào đó!
Về “tiết lộ” của ông Hồ Quang Lợi mà Nhà báo Đào Tuấn trong bản tin trên Lao động hôm qua đưa, thực ra với chúng tôi không có gì lạ. Chính vì thế mà đã không đăng lại, mặc dù nó có vẻ làm sửng sốt dư luận. Chỉ xin nêu mấy ý liên quan chủ đề này:
1- Từ rất lâu, chúng tôi đã có những gợi ý chính quyền nên có những đối thoại, trao đổi thẳng thắn với người dân, dưới nhiều hình thức. Ý kiến này được đưa ra xuất phát từ thực tế là mấy năm qua trên mạng Internet, những bài viết, tin tức, bình luận của đông đảo các tầng lớp người dân góp ý, phê phán đảng CSVN, chính quyền ngày càng mạnh, áp đảo hoàn toàn. Như hiện tượng Trần Đăng Thanh mới đây là một trong những minh chứng rõ nhất, với bài diễn thuyết đã nhận được 1.063 phản hồi và khoảng 80 bài viết hoàn toàn chê trách, phê phán, mà không thấy một “dư luận viên” nào của ông Hồ Quang Lợi góp mặt (đàng hoàng).
Gần đây nhất, trong bài tham luận tại hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí”, chúng tôi cũng đã tiếp tục đưa ra quan điểm tương tự, đóng góp nho nhỏ mở lối “thoát” cho chính quyền trên “mặt trận” truyền thông.
2- Từ thực tế trên, những thông tin mà ông Hồ Quang Lợi đưa, qua những con số, kèm theo là thuật ngữ rất mới – “dư luận viên” – đã trở nên rất … buồn cười. Một bản “báo cáo thành tích cuối năm” theo lối rất phổ biến xưa nay không hơn không kém. Nó còn được minh họa thêm, bởi những lời khen nức nở ngành tuyên giáo cả nước trong năm qua của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, người mới đây đã được bạn đồng môn Nhà văn Hoàng Lại Giang gửi gắm vài lời trong bài viết công phu, sâu sắc, rất mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thấy “dư luận viên” nào của ông Hồ Quang Lợi xông lên “phản phản biện”.
3- Tuy nhiên, những nghi ngại của độc giả về sự xuất hiện gần đây trên trang mạng này một số “còm sĩ” rất có hơi hướng “tuyên giáo”, nhưng bị đông đảo độc giả coi là “lếu láo”, có lẽ cũng cần được lưu tâm. Phải chăng đó là đội quân của ông Hồ Quang Lợi? Nếu đúng thì con đường phía trước của họ còn quá dài, để có được bảng thành tích thực chất sau các con số như ông mới kể lể, và, tiền thuế dân đóng không phí phạm, thậm chí quay lại phá hoại dân.
Nhưng … có lẽ bài tiếp theo đây mới cho thấy công việc thực sự trước tiên mà nhà nước cần làm, một cách đàng hoàng, hoan hô ông Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói về thông tin nhạy cảm trên báo chí (LĐ). Mời độc giả đón đọc một bài viết nữa, đáng chú ý của Nhà báo Đào Tuấn trên báo Lao động, có tựa đề “Trận địa thông tin”, VTV-Thời sự sáng vừa điểm, nhưng chưa lên mạng. Trích lời ông Đỗ Quý Doãn, qua phát thanh viên VTV: “Lên tiếng một cách đồng loạt, im lặng một cách đồng loạt, báo chí đang dần đánh mất niềm tin của bạn đọc. Và với việc né tránh những thông tin “nhạy cảm”, với việc không được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, báo chí đang đánh mất thói quen tìm kiếm thông tin của bạn đọc, khi giờ đây họ lên mạng, thay vì tìm đọc báo. Đây là những sự thật đau lòng …” là báo chí đã “nhường lại trận địa cho truyền thông xã hội”.
4- Một đáng ngại khác liên quan tới chất lượng báo chí, đó là những dấu hiệu khác biệt trong quan điểm “quản lý” giữa các cơ quan chức năng. Có cơ quan thì ít nhiều tỏ ra cố gắng “cởi trói” dần cho báo giới, nhưng có cơ quan, cùng những quan chức ở đó, thì muốn làm ngược lại hoàn toàn, đẩy làng báo vào con đường bế tắc. Độc giả có thể nhận ra phần nào nếu như theo dõi kỹ thông tin trên trang này thời gian qua.


Tư lệnh 5 xu

2 nhận xét:

  1. “XD Đảng bắt đầu tư đâu? Ông Lê Nin trả lời bắt đầu từ việc ra đời một tờ báo. Bác Hồ bắt đầu từ báo Thanh Niên để tuyên truyền, giáo dục, truyền bá tư tưởng. Tư tưởng vô cùng quan trọng. Những người làm công tác tư tưởng phải là những người lính xung kích đi tiên phong. Cụ Mao nói tư tưởng là thống soái hàng đầu. Nhân đây tôi xin nói bây giờ các thế lực bên ngoài thấy chúng ta chăm chút công tác tư tưởng, uốn nắn những tư tưởng lệch lạc thì họ bảo là bất đồng chính kiến chúng ta lại đi trừng trị. Như thế vi phạm vào quyền con người. Họ từng nói là làm xanh hóa cái đầu đỏ, và dùng những cây bút, đài hát thanh là phương tiện là cây cầu có trọng điểm. Chi 1 USD cho công tác tư tưởng, bằng chi 10 USD cho quốc phòng.
    Trong khi đó, Tổng bí thư nói ông “rất suy nghĩ về những con số mà Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn vừa nói. Chưa bao giờ chúng ta có một đội ngũ làm công tác tư tưởng đông đảo như bây giờ, phương tiện hiện đại nhanh nhạy như bây giờ, vậy mà mình lại để “trận địa” như thế. Phải làm sao? Hơn 800 cơ quan báo chí. Hàng ngàn ấn phẩm. 17 ngàn nhà báo. 1 đội quân tuyên truyền miệng. Cả một hệ thống chính trị, dân vận. Nhưng xảy ra chuyện gì mình có nắm được cụ thể không? Có định hướng được dư luận không? Có taoj ra đồng thuận hông? Hay bản thân mình cũng chập chờn, không biết thế nào lại đi hỏi, rồi bàn tán râm ran trong xã hội?
    Tổng bí thư nhấn mạnh: Công tác tư tưởng không được “duy ý chí”. Không phải tư tưởng làm được tất cả. Tư tưởng có thông thì làm việc mới thoải mái. Nhận thức có thống nhất thì mới thành hành động đoàn kết nhất trí cao được. Còn mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được. Tư tưởng là lĩnh vực rất trìu tượng. Nhiều lần tôi nói rồi, người ta nghĩ thế này nhưng người ta nói thế khác. Nói thế lại không làm thế. Cuối cùng nhận định vẫn là tuyệt đối trung thành, rất kiên định. Suy thoái đâu không tìm ra ai. Trong khi đó Đảng nhận xét là một bộ phân không nhỏ suy thoái. Thế ra là nghị quyết sai à? Rõ ràng đã nhận xét một bộ phận không nhỏ suy thoái, vậy thì công tác tư tưởng phải làm gì?
    Nếu chúng ta không đổi mới, không vươn lên, rõ ràng là bất cập”- TBT kết luận.

    Trả lờiXóa
  2. Các tập đoàn con đẻ của chế độ này hiện đang nợ khoảng 50 tỷ mỹ kim, khó có thể quy ra tiền của chế độ này sản xuất, bởi líu lưỡi khi đọc con số một phẩy ba ba triệu tỷ đồng.

    Để đấu tranh với bọn tuyên truyền xấu, bôi nhọ chế độ. Một thành phố lớn thuê 900 dư luận viên để củng cố niềm tin trong nhân dân rằng chế độ này tốt đẹp và đang ngày một tươi sáng hơn.

    Mức lương của một dư luận viên trong một ngày là bao nhiêu. Tính mặt bằng xã hội thì bèo nhất mỗi dư luận viên lãnh 100 ngàn một ngày, cộng thêm 100 ngàn phụ phí về trà thuốc, máy móc, thiết bị, báo chí...thì họ mới có thể tuyên truyền cho tốt được. Vậy mỗi ngày thành phố bỏ ra 180 triệu đồng chi cho đám này hoạt động, một tháng là 5,4 tỷ đồng.

    Liệu có thể tin được là thành phố của một đất nước đang nợ trầm trọng như vậy mà vẫn bỏ ra từng ấy tiền để duy nhất phục vụ mục đích làm dư luận viên không?. Khi đã có gần 1000 tờ báo, tập san , đủ các loại kênh truyền hình, tuyên truyền các cấp hàng ngày ra rả phục vụ mục đích tuyên truyền chế độ tốt đẹp , tươi sáng. Chưa kể là có lực lượng an ninh bảo vệ tư tưởng văn hoá chính trị nội bộ ngày đêm miệt mài đi trấn áp, bắt bớ bọn tung tin xấu. Chưa kể các nhà dịch vụ mạng ra sức chặn tường lửa, hack các trang web có nội dung nói xấu chế độ.

    Một ông trưởng ban tuyên huấn cấp thành phố như Hồ Quang Lợi mà sử dụng đến 900 dư luận viên, chưa kể các cán bộ chuyên nghiệp dưới quyền ông ta nữa. 900 con người không làm ra sản phẩm mà chỉ phục vụ công cuộc tung tin và cãi nhau trên mạng thì quá là xa xỉ đối với đời sống nhân dân hiện nay. Khi mà ngót 20 nghìn doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, cắt giảm biên chế, sa thải công nhân...

    Có lẽ 900 dư luận viên này làm việc tình nguyện, hoặc là chỉ có 90 dư luận viên được cấp lương phí hoạt động. Chứ còn nếu sự thật là một ông trưởng ban tuyên huấn cỡ thành phố mà sử dụng và nuôi dưỡng 900 dư luận viên chuyên nghiệp để đi lập blog , đi còm men cãi nhau trên mạng phục vụ mục đích là cho người ta nghĩ chế độ đang tốt đẹp hay tươi sáng thì thật không biết cười hay khóc nữa.

    Chắc ông Lợi nói đùa như các cán bộ chế độ này vẫn nói về các con số, thành tích. Chứ tiền đâu ra mà trả công cho từng ấy người.?

    Nghi là vậy thôi, chứ cán bộ của ta tài, lắm mưu nhiều kế, phát huy sáng kiến. Biết đâu họ lấy dư luận viên từ đám phan hâm mộ các sao Hàn thì sao. Bởi Đảng lãnh đạo chế độ này cũng mà một ngôi sao, mà thậm chí là ngôi sao sáng nhất trong muôn vì sao.

    Cứ để xem vài tháng nữa, có hội nghị tổng kết hay triển khai nhiệm vụ chính trị ở Hà Nội, có nhắc đến 900 dư luận viên này hay không thì biết là đám ấy là thật hay ảo.
    Người Buôn Gió
    (Click tiêu đề xem toàn bài)

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips