Tổng Thống kế tiếp của Philippines đắc cử dựa trên cam kết sẽ duy trì lập trường cứng rắn chống tội phạm trên bình diện quốc gia như ông đã từng làm trong hai thập niên qua trong lúc giữ chức thị trưởng thành phố Davao.
Trang mạng của chiến dịch vận động tranh cử của ông Rodrigo Duterte ca tụng ông như một người “bộc trực, dám nói dám làm nhưng có xu hướng bênh vực thành phần nghèo khó, phụ nữ và trẻ em”.
Điều đó thể hiện trong lời hứa của ông là sẽ bài trừ tội phạm trong 6 tháng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống, và kế hoạch của ông là phục hồi án tử hình đối với những người bị kết tội buôn ma tuý, hãm hiếp và cướp bóc.
Cùng lúc, ông cũng đã cải thiện các điều kiện làm việc, cung cấp dịch vụ tưới tiêu miễn phí để giúp nông dân và nới rộng các dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo.
Chiến dịch vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống Philippines 71 tuổi, có lối ăn nói thô bỉ, đôi khi khoe khoang cả các thành tích tình dục của ông, đã khiến nhiều người so sánh ông với ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump, là người đã từng có nhiều phát biểu có tính cách xúc phạm tới phụ nữ, người di dân và các tín đồ Hồi giáo, và cũng đang có triển vọng trở thành người được Đảng Cộng Hoà Mỹ đề cử để tranh chức tổng thống.
Tại một quốc gia có 80% dân chúng theo đạo Công giáo, ông Duterte đã gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicôcô là 'đồ chó đẻ' sau khi chuyến đi thăm Philippines của Đức Giáo Hoàng hồi tháng Một năm nay làm giao thông ùn tắc. Ông cũng đã bị các đại sứ Mỹ và Australia ở Philippines chỉ trích sau khi nói ông đã mong có thể là người đầu tiên xếp hàng để hãm hiếp một nữ tu Úc bị giết trong một vụ bạo loạn ở một nhà tù ở Davao vào năm 1989.
Tổ chức Human Rights Watch đã liên kết ông Duterte với các toán sát thủ ở Davao đã giết hơn 1.000 người trong 22 năm ông làm thị trưởng thành phố này.
Nhưng cũng như ông Trump, ông Duterte có xu hướng mị dân để chiếm sự ủng hộ của những cử tri bất mãn về nạn tham nhũng, tội phạm và sự chênh lệch giàu nghèo.
Ông Duterte kêu gọi thương thuyết đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhưng ông Duterte còn nói rằng nếu thương thuyết thất bại, ông sẽ lái mô tô trượt nước tới một trong các khu vực tranh chấp để cắm quốc kỳ Philippines. Ông tuyên bố nếu Trung Quốc phản đối, họ có thể bắn ông và ông sẽ trở thành một anh hùng dân tộc.
Các đối thủ của ông Duterte đả kích các chính sách mà họ cho là đe doạ luật pháp và trật tự tại Philippines. Lời tuyên bố của ông Duterte hứa sẽ thực hiện nghị trình của mình, và ngay cả giải tán quốc hội, nếu cần, đã gợi lại những ký ức về nhà độc tài Ferdinand Marcos, người từng tuyên bố tình trạng thiết quân luật vào năm 1972.
Bản tin của hãng thông tấn AFP cho hay ông Rodrigo Duterte, người thường có những lời phát biểu gây sốc và đã chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 9 Tháng Năm vừa qua, đã tạo sự giận dữ trong giáo hội Công Giáo Philippines hồi Tháng Mười Hai năm ngoái sau khi ông đọc bài diễn văn đầy những lời chửi thề trong đó có những ngôn từ thô tục nhắm vào Đức Giáo Hoàng Francis. Khoảng 80% dân Philippines là giáo dân Công Giáo.
Ông Duterte, từ đó đến nay lúc thì bày tỏ sự hối lỗi, lúc lại khằng định là mình nói đúng, lần này lại hướng sự giận dữ của ông về phía hàng giáo phẩm Philippines.
“Này những kẻ con của gái điếm (sons of whores), các người không thấy xấu hổ sao? Các người xin xỏ quá nhiều điều, ngay cả từ cá nhân tôi,” ông Duterte nói về các giám mục Công Giáo Philippines, theo bản tin của AFP.
“Các người có biết cơ chế nào giả nhân nghĩa nhất hay không? Đó là giáo hội Công Giáo,” ông Duterte nói trong đoạn băng ghi hình được cơ quan truyền thông ABS-CBN phát trên trang web của họ.
Ông cáo buộc các giám mục xin tiền từ chính phủ, gọi đây là một hình thức tham nhũng.
Duterte nói rằng giáo hội Công Giáo Philippines chống lại ông trong cuộc tranh cử, nhưng điều này đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý, cho thấy ông có nhiều ảnh hưởng với cử tri hơn.
“Thấy chưa, các người có ngăn cản được tôi không,” Duterte nói, ám chỉ chiến thắng của ông ta tại phòng phiếu.
Các giám mục Philippines đã đả kích Duterte khi ông này gọi Đức Giáo Hoàng Francis là “con của gái điếm-son of a whore” và hồi Tháng Tư diễu cợt về việc hiếp dâm một nữ truyền giáo Úc, người bị hiếp và giết trong một vụ nổi loạn ở nhà tù Philippines vào năm 1989.
Giáo hội Công Giáo Philippines mới đây cũng cho hay chống lại ý định của ông Duterte là tái lập lại án tử hình.
Dù rằng ông Duterte được rửa tội theo đạo Công Giáo, người cố vấn tâm linh hiện nay của ông là Apollo Quiboloy, đứng đầu giáo phái “Vương Quốc của Jesus Christ - Kingdom of Jesus Christ,” một giáo phái không thuộc giáo hội Công Giáo, có trụ sở đặt tại thành phố Davao ở về phía Nam Philippines.
Chính phủ Hoa Kỳ tạm thời không tiếp tục viện trợ cho Philippines, lấy lý do Washington quan ngại đến tình trạng nhân quyền và dân quyền không được chính phủ của Tổng Thống Rodrigo Duterte thể hiện đúng mức.
Tin này được Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Manila đưa ra, để giải thích tại sao Phi không có tên trong danh sách những nước tiếp tục được hưởng viện trợ qua chương trình mang tên Hợp Tác Thử Thách Thiên Niên Kỷ, nhắm trợ giúp cho những quốc gia cần hỗ trợ đển phát triền kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Trong 5 năm qua, Phi nhận được gần 450 triệu dollars qua chương trình này, nhưng không có tên trong danh sách những quốc gia tiếp tục được viện trợ mà Hoa Kỳ mới công bố ngày hôm qua.
Quyết định của Washington không gây ngạc nhiên cho những người theo dõi thời cuộc, vì Tổng Thống Barack Obama cũng như các quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Tổng Thống Phi, ông Duterte, cho phép cảnh sát và dân phòng bắn hạ những kẻ buôn bán ma túy hay tình nghi liên quan đến những đường dây cung cấp ma túy.
Tính từ ngày Tổng Thống Duterte nhậm chức hồi cuối tháng sáu đến giờ, đã có khoảng 5,000 người bị bắn chết, thay vì phải bắt giữ, điều tra và đưa ra tòa xét xử nếu có bằng chứng phạm pháp.
Tổng Thống Duterte một mặt giải thích cảnh sát và lực lượng dân phòng chỉ bắn hạ những kẻ chống cự, mặt khác dùng những lời lẽ tục tĩu khi nói về tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, Tổng Thống Phi còn cho hay ông không cần viện trợ của Hoa Kỳ, vì Nga và Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ mà không đặt ra những điều kiện buộc Manila phải tuân thủ.
Tổng Thống kế tiếp của Philippines đắc cử dựa trên cam kết sẽ duy trì lập trường cứng rắn chống tội phạm trên bình diện quốc gia như ông đã từng làm trong hai thập niên qua trong lúc giữ chức thị trưởng thành phố Davao.
Trả lờiXóaTrang mạng của chiến dịch vận động tranh cử của ông Rodrigo Duterte ca tụng ông như một người “bộc trực, dám nói dám làm nhưng có xu hướng bênh vực thành phần nghèo khó, phụ nữ và trẻ em”.
Điều đó thể hiện trong lời hứa của ông là sẽ bài trừ tội phạm trong 6 tháng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống, và kế hoạch của ông là phục hồi án tử hình đối với những người bị kết tội buôn ma tuý, hãm hiếp và cướp bóc.
Cùng lúc, ông cũng đã cải thiện các điều kiện làm việc, cung cấp dịch vụ tưới tiêu miễn phí để giúp nông dân và nới rộng các dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo.
Chiến dịch vận động tranh cử của ứng cử viên tổng thống Philippines 71 tuổi, có lối ăn nói thô bỉ, đôi khi khoe khoang cả các thành tích tình dục của ông, đã khiến nhiều người so sánh ông với ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump, là người đã từng có nhiều phát biểu có tính cách xúc phạm tới phụ nữ, người di dân và các tín đồ Hồi giáo, và cũng đang có triển vọng trở thành người được Đảng Cộng Hoà Mỹ đề cử để tranh chức tổng thống.
Tại một quốc gia có 80% dân chúng theo đạo Công giáo, ông Duterte đã gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicôcô là 'đồ chó đẻ' sau khi chuyến đi thăm Philippines của Đức Giáo Hoàng hồi tháng Một năm nay làm giao thông ùn tắc. Ông cũng đã bị các đại sứ Mỹ và Australia ở Philippines chỉ trích sau khi nói ông đã mong có thể là người đầu tiên xếp hàng để hãm hiếp một nữ tu Úc bị giết trong một vụ bạo loạn ở một nhà tù ở Davao vào năm 1989.
Tổ chức Human Rights Watch đã liên kết ông Duterte với các toán sát thủ ở Davao đã giết hơn 1.000 người trong 22 năm ông làm thị trưởng thành phố này.
Nhưng cũng như ông Trump, ông Duterte có xu hướng mị dân để chiếm sự ủng hộ của những cử tri bất mãn về nạn tham nhũng, tội phạm và sự chênh lệch giàu nghèo.
Ông Duterte kêu gọi thương thuyết đa phương để giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Nhưng ông Duterte còn nói rằng nếu thương thuyết thất bại, ông sẽ lái mô tô trượt nước tới một trong các khu vực tranh chấp để cắm quốc kỳ Philippines. Ông tuyên bố nếu Trung Quốc phản đối, họ có thể bắn ông và ông sẽ trở thành một anh hùng dân tộc.
Các đối thủ của ông Duterte đả kích các chính sách mà họ cho là đe doạ luật pháp và trật tự tại Philippines. Lời tuyên bố của ông Duterte hứa sẽ thực hiện nghị trình của mình, và ngay cả giải tán quốc hội, nếu cần, đã gợi lại những ký ức về nhà độc tài Ferdinand Marcos, người từng tuyên bố tình trạng thiết quân luật vào năm 1972.
Bản tin của hãng thông tấn AFP cho hay ông Rodrigo Duterte, người thường có những lời phát biểu gây sốc và đã chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 9 Tháng Năm vừa qua, đã tạo sự giận dữ trong giáo hội Công Giáo Philippines hồi Tháng Mười Hai năm ngoái sau khi ông đọc bài diễn văn đầy những lời chửi thề trong đó có những ngôn từ thô tục nhắm vào Đức Giáo Hoàng Francis. Khoảng 80% dân Philippines là giáo dân Công Giáo.
Trả lờiXóaÔng Duterte, từ đó đến nay lúc thì bày tỏ sự hối lỗi, lúc lại khằng định là mình nói đúng, lần này lại hướng sự giận dữ của ông về phía hàng giáo phẩm Philippines.
“Này những kẻ con của gái điếm (sons of whores), các người không thấy xấu hổ sao? Các người xin xỏ quá nhiều điều, ngay cả từ cá nhân tôi,” ông Duterte nói về các giám mục Công Giáo Philippines, theo bản tin của AFP.
“Các người có biết cơ chế nào giả nhân nghĩa nhất hay không? Đó là giáo hội Công Giáo,” ông Duterte nói trong đoạn băng ghi hình được cơ quan truyền thông ABS-CBN phát trên trang web của họ.
Ông cáo buộc các giám mục xin tiền từ chính phủ, gọi đây là một hình thức tham nhũng.
Duterte nói rằng giáo hội Công Giáo Philippines chống lại ông trong cuộc tranh cử, nhưng điều này đã trở thành một cuộc trưng cầu dân ý, cho thấy ông có nhiều ảnh hưởng với cử tri hơn.
“Thấy chưa, các người có ngăn cản được tôi không,” Duterte nói, ám chỉ chiến thắng của ông ta tại phòng phiếu.
Các giám mục Philippines đã đả kích Duterte khi ông này gọi Đức Giáo Hoàng Francis là “con của gái điếm-son of a whore” và hồi Tháng Tư diễu cợt về việc hiếp dâm một nữ truyền giáo Úc, người bị hiếp và giết trong một vụ nổi loạn ở nhà tù Philippines vào năm 1989.
Giáo hội Công Giáo Philippines mới đây cũng cho hay chống lại ý định của ông Duterte là tái lập lại án tử hình.
Dù rằng ông Duterte được rửa tội theo đạo Công Giáo, người cố vấn tâm linh hiện nay của ông là Apollo Quiboloy, đứng đầu giáo phái “Vương Quốc của Jesus Christ - Kingdom of Jesus Christ,” một giáo phái không thuộc giáo hội Công Giáo, có trụ sở đặt tại thành phố Davao ở về phía Nam Philippines.
Chính phủ Hoa Kỳ tạm thời không tiếp tục viện trợ cho Philippines, lấy lý do Washington quan ngại đến tình trạng nhân quyền và dân quyền không được chính phủ của Tổng Thống Rodrigo Duterte thể hiện đúng mức.
Trả lờiXóaTin này được Đại Sứ Quán Hoa Kỳ ở Manila đưa ra, để giải thích tại sao Phi không có tên trong danh sách những nước tiếp tục được hưởng viện trợ qua chương trình mang tên Hợp Tác Thử Thách Thiên Niên Kỷ, nhắm trợ giúp cho những quốc gia cần hỗ trợ đển phát triền kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Trong 5 năm qua, Phi nhận được gần 450 triệu dollars qua chương trình này, nhưng không có tên trong danh sách những quốc gia tiếp tục được viện trợ mà Hoa Kỳ mới công bố ngày hôm qua.
Quyết định của Washington không gây ngạc nhiên cho những người theo dõi thời cuộc, vì Tổng Thống Barack Obama cũng như các quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Tổng Thống Phi, ông Duterte, cho phép cảnh sát và dân phòng bắn hạ những kẻ buôn bán ma túy hay tình nghi liên quan đến những đường dây cung cấp ma túy.
Tính từ ngày Tổng Thống Duterte nhậm chức hồi cuối tháng sáu đến giờ, đã có khoảng 5,000 người bị bắn chết, thay vì phải bắt giữ, điều tra và đưa ra tòa xét xử nếu có bằng chứng phạm pháp.
Tổng Thống Duterte một mặt giải thích cảnh sát và lực lượng dân phòng chỉ bắn hạ những kẻ chống cự, mặt khác dùng những lời lẽ tục tĩu khi nói về tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, Tổng Thống Phi còn cho hay ông không cần viện trợ của Hoa Kỳ, vì Nga và Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ mà không đặt ra những điều kiện buộc Manila phải tuân thủ.