Áp-phích tuyên truyền cho dự án phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con |
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa loan đi lời ca ngợi thành tựu y tế mà
các khoa học gia Cuba vừa đạt được, đem lại niềm hy vọng cho hàng triệu
người trên thế giới.
Bà Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO vừa mở cuộc họp báo và công bố Cuba
đã trở thành quốc gia đầu tiên loại bỏ sự lây nhiễm HIV và giang mai từ
mẹ sang con, mở ra một kỷ nguyên mới cho một thế hệ không còn sợ hãi
việc di truyền HIV, một thế hệ Aids-free.
Năm năm trước, cuộc nghiên cứu này đã được khởi động bằng cách gửi đi,
cho sử dụng thí nghiệm thử một loại thuốc kháng virus ở các nước vùng
Caribean. Đây là một chương trình hợp tác nghiên cứu của WHO và nhiều tổ
chức độc lập khác với các khoa học gia Cuba.
Carissa Etienne, giám đốc của Tổ chức Y tế Pan American, thành viên hợp tác với WHO về sáng kiến nghiên cứu này, cho biết: "Thành tích của Cuba đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các nước khác để tiến tới loại bỏ nỗi lo các bà mẹ lây truyền HIV và giang mai sang con mình".
Carissa Etienne, giám đốc của Tổ chức Y tế Pan American, thành viên hợp tác với WHO về sáng kiến nghiên cứu này, cho biết: "Thành tích của Cuba đã tạo nên nguồn cảm hứng cho các nước khác để tiến tới loại bỏ nỗi lo các bà mẹ lây truyền HIV và giang mai sang con mình".
Em bé bị nhiễm HIV |
Người ta ước tính rằng mỗi năm có tới 1,4 triệu phụ nữ buộc phải sống
chung với HIV khi mang thai. Nếu không được điều trị, có đến 15-45%
trong số họ có thể mang mầm bệnh, lây truyền virus trong quá trình mang
thai, lao động hoặc cho con bú. Nguy cơ này giảm xuống chỉ hơn 1%, nếu
người mẹ và em bé được điều trị bằng thuốc kháng virus.
Người mẹ bị HIV |
Trên toàn thế giới, hiện có hơn 35 triệu người lớn và trẻ em đang sống
chung với HIV. Tỉ lệ lây nhiễm này đã chậm lại đáng kể, với 2,1 triệu
người có HIV dương tính trong năm 2013, giảm từ 2,9 triệu người năm
2005, theo dữ liệu của UNAids.
Các nhà khoa học cho biết việc xoá bỏ hẳn bệnh Aids là khả thi, nếu chương trình phòng chống HIV tiếp tục phát triển. Việc thí nghiệm và đạt được mức giảm tỷ lệ lây nhiễm ở Cuba được xem là một bước đột phá lớn trong chiến dịch để điều trị, loại bỏ virus HIV. Trong năm 2013, trong sự theo dõi chặt chẽ của WHO, Cuba chỉ có 2 trường hợp HIV mẹ nhiễm sang con và 5 trường hợp giang mai bẩm sinh.
Các nhà khoa học cho biết việc xoá bỏ hẳn bệnh Aids là khả thi, nếu chương trình phòng chống HIV tiếp tục phát triển. Việc thí nghiệm và đạt được mức giảm tỷ lệ lây nhiễm ở Cuba được xem là một bước đột phá lớn trong chiến dịch để điều trị, loại bỏ virus HIV. Trong năm 2013, trong sự theo dõi chặt chẽ của WHO, Cuba chỉ có 2 trường hợp HIV mẹ nhiễm sang con và 5 trường hợp giang mai bẩm sinh.
Bé sơ sinh nắm chặt ngón tay mẹ |
Theo WHO, số trẻ em sinh ra mỗi năm bị nhiễm HIV đã giảm một nửa kể từ năm 2009, hiện nay chỉ còn lại 240.000 ca vào năm 2013.FB Tuấn Khanh
Đại học Michigan State University trở thành trường Mỹ đầu tiên cho sinh viên y khoa cơ hội sang học và huấn luyện ở các bệnh viện Cuba.
Trả lờiXóaTrước kia cũng đã có một số sinh viên y khoa Hoa Kỳ sang Cuba học, nhưng đó là tự ý riêng và gánh chịu chi phí riêng.
Trong khi diễn biến mới này là hợp tác chính thức của đaị học Mỹ và bệnh viện Cuba.
William Cunningham, Phó Khoa Trưởng đaị học y khoa College of Osteopathic ở West Michigan đưa ra bản văn nói đây là trường hợp đầu tiên sinh viên y khoa Mỹ được sang huấn luyện ở 3 bệnh viện chính của Cuba và kinh nghiệm đó sẽ được tính điểm.
Chương trinh huấn luyện 2 tuần lễ.