Tết Nguyên đán cận kề cũng là lúc tiệc tùng, cỗ bàn diễn ra liên miên,
bởi hàng nào cũng muốn tích trữ thật nhiều. Vậy nhưng thông tin vừa được
công bố khiến không chỉ người tiêu dùng, giới kinh doanh mà đến các
chuyên gia cũng tỏ ra bất ngờ, dù trước đó đã nhiều thực phẩm được phát
hiện có nhiễm axít oxalic. Và loại axit này chỉ có thể phát hiện được
khi có thử nghiệm hóa học. Vậy nên người tiêu dùng không khỏi hoang
mang, nhưng cũng chỉ biết mua hàng bằng cảm tính hoặc nhắm mắt mua liều.
Tuy nhiên, con số 100% măng đều ngậm độc thì quả thật đáng sợ.
Người Việt ăn 5 tỉ gói mì/năm |
Không chỉ măng mà loại thực phẩm đang được sử dụng
hàng ngày ở các gia đình là mì ăn liền cũng được xác định nhiễm hóa chất
này. Bên cạnh đó còn có những thực phẩm khác cũng bị nhiễm như há cảo,
nấm mèo, bánh bông lan, bánh cuốn, cà rốt, trà… Đây mới chỉ là những sản
phẩm được kiểm tra ngẫu nhiên, và hầu hết đều có nhiễm hóa chất, vậy
nếu kiểm tra đại trà trên diện rộng thì số thực phẩm ngậm độc chắc chắn
còn lớn hơn nhiều với tỷ lệ đủ khiến nhiều người phải sốc nặng.
Hiện
nay, nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đang dùng axít oxalic như
một chất tẩy trắng, bất chấp loại axít này vốn không được phép dùng
trong chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, axít oxalic vốn có nhiều trong
các rau quả, thực phẩm tự nhiên nên cũng rất khó để xác định những loại
thức ăn, bún, mỳ tôm… có axít oxalic là do nhân tạo hay là do thành phần
tự nhiên của sản phẩm tạo thành.
Hồi tháng 7
năm nay, trong 7 mẫu bún tươi, bánh canh, thực phẩm làm từ gạo lấy ngẫu
nhiên ở các điểm bán nhỏ lẻ ngoài thị trường, Chi cục An toàn thực phẩm
TP HCM đã phát hiện 2 mẫu chứa aítt oxalic với hàm lượng 54,5 và
304mg/1kg.
Đến tháng 9 lực lượng chức năng cũng đã tiến hành
kiểm tra cơ sở chế biến măng chua của ông Nguyễn Văn Lâm ở ấp Suối Muồn,
xã Thái Bình, huyện Châu Thành. Tại thời điểm kiểm tra, nhà ông Lâm có
chứa gần 100 tấn măng chua. Kết quả kiểm nghiệm, số mẫu măng le muối
thành phẩm có chứa 680 mg/kg axít oxalic, mẫu măng tre muối thành phẩm
có chứa 61,4 mg/kg axít oxalic [hai câu trên đây lặp lại nhau nhưng
thông số khác nhau, phải chăng do người viết quá ẩu nên không rõ ràng,
như các lỗi mà báo chí hiện nay thường mắc? – BVN]. Mẫu nước ngâm
măng cũng có chứa 45,5 mg/kg axít oxalic. Kiểm định mẫu nước thải cho
kết quả chất COD vượt 11 lần, BOD vượt 18 lần, Coliform vượt trên 48 lần
mức cho phép. Ông Lâm đã thừa nhận dùng axít oxalic tẩy trắng cho măng.
Vào
tháng 10 Cục An toàn thực phẩm TP HCM đã tiến hành lấy 4 mẫu hủ tíu
khô, mì căn, mì sợi khô đem đi kiểm nghiệm cũng đều có chứa axít
oxalic.
Axít oxalic nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ là
nguyên nhân gây nên những căn bệnh như sỏi thận, hại đến các khớp xương…
vì vậy những người bị sỏi thận cũng cần tránh những loại thực phẩm, rau
củ hay mỳ tôm vốn chứa nhiều axít oxalic.
Càng
gần đến Tết những thông tin thực phẩm bẩn lại càng dồn dập, ban đầu
người tiêu dùng còn cảm thấy e ngại và sợ sệt tìm cách phòng chống. Song
nếu cứ chỉ tẩy chay để được làm người tiêu dùng thông minh thì có lẽ sẽ
chẳng còn gì để ăn uống cho đảm bảo an toàn với tần suất hàng bẩn ngày
càng nhiều và lan rộng như hiện nay nếu không có sự can thiệp của giới
chức và chuyên môn. Nhưng nhìn lại thì thấy biện pháp của các cơ quan
chức năng đưa ra cũng chỉ như là gãi ngứa ngoài giày. Và vì không có
những chương trình kích cầu, khuyến nông nên người sản xuất cứ vô tư
dùng hóa chất để làm đẹp thực phẩm, tăng lợi nhuận cho hàng hóa, còn
người bán thì tìm mọi cách để bảo quản kéo dài thời gian sử dụng sản
phẩm bất kể an toàn hay không. Thế nên dù có thông minh đến đâu thì
người dân vẫn cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn và sa vào ma trận thực phẩm
bẩn và độc mà chẳng thể tìm lối ra.
Bài cũ: Dân ta giết dân mình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét