Nina Phạm ngỏ lời cảm ơn tất cả bác sĩ và y tá của NIH cũng như bệnh viện Texas Health Presbyterian ở Dallas đã chăm sóc cô trong thời gian qua |
Cô Nina
Phạm, y tá gốc Việt bị nhiễm bệnh Ebola, đã hết hẳn căn bệnh này hôm Thứ
Sáu, rời bệnh viện National Institutes of Health (NIH) ở Bethesda, Maryland,
nơi cô được chữa trị trong thời gian qua. Ngay sau đó, cô được mời vào Tòa Bạch Ốc gặp Tổng Thống Barack Obama.
Tại Phòng Bầu Dục
bên trong Tòa Bạch Ốc, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã không ngần ngại ôm cô Nina
Phạm, người vừa thoát khỏi bệnh Ebola nguy hiểm. Tấm hình được Tòa Bạch Ốc gởi ra cho công chúng gởi
một thông điệp rõ ràng là người dân Mỹ phải tin tưởng vào các bác sĩ và
không nên sợ căn bệnh này. Và trong một hành động mang tính bảo
đảm sự tin tưởng đối với các khoa học gia và bác sĩ Hoa Kỳ, nhân viên
Tòa Bạch Ốc đã không khám bệnh cô y tá gốc Việt trước khi cô bước vào
bên trong để gặp mặt đối mặt với tổng thống.
"Cô Nina Phạm đã được
khám năm lần khác nhau để bảo đảm là cô không còn bị Ebola," ông Josh
Earnest, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói với
báo giới. "Tất cả các cuộc khám bệnh cần thiết để bảo đàm cô hết bệnh đã
được thực hiện, để cô có thể về nhà an toàn, và tất cả đều đạt tiêu
chuẩn trước khi gặp tổng thống."
Tại cuộc họp báo phía
trước NIH vào lúc 11 giờ 45 phút sáng Thứ Sáu, với sự hiện diện của cô
Nina Phạm và hai thành viên trong gia đình, cùng các bác sĩ và y tá chăm
sóc cô trong thời gian qua, Bác Sĩ Anthony Fauci, giám đốc NIH, tuyên
bố: “Nina Phạm đã hoàn toàn hết bị bệnh Ebola.”
Cô Nina Phạm nói cô vô cùng “may mắn” và cảm thấy được “ban phước.”
“Tôi không biết làm thế nào để nói lời cảm ơn đủ tất cả mọi người, đã cầu nguyện cho tôi, cũng như chia sẻ quan tâm, hy vọng, và sự yêu thương của họ,” cô Nina Phạm nói trong tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người.
Cô Nina Phạm nói cô vô cùng “may mắn” và cảm thấy được “ban phước.”
“Tôi không biết làm thế nào để nói lời cảm ơn đủ tất cả mọi người, đã cầu nguyện cho tôi, cũng như chia sẻ quan tâm, hy vọng, và sự yêu thương của họ,” cô Nina Phạm nói trong tiếng vỗ tay hoan hô của mọi người.
Cô cũng ngỏ lời cảm
ơn tất cả bác sĩ và y tá của NIH cũng như bệnh viện Texas Health
Presbyterian ở Dallas đã chăm sóc cô trong thời gian qua.
Đặc biệt, cô Nina đã cảm ơn Bác Sĩ Kent Brantly, (ảnh trên) người từng được chữa khỏi bệnh Ebola và truyền huyết thanh cho cô.
Cô Nina nói thêm: "Mặc dù không còn bị Ebola nữa, tôi biết phải mất
một thời gian sức khỏe tôi mới bình thưởng trở lại. Tôi sẽ trở lại
Texas, trở về cuộc sống bình thường, và sẽ gặp lại con chó Bentley của
tôi."
Nina Phạm chia tay Bác Sĩ Anthony Fauci, giám đốc NIH |
Khi được hỏi cô Nina
Phạm sẽ được chữa trị như thế nào, hoặc cách ly như thế nào, trong những
ngày tới, Bác Sĩ Fauci nói rằng ông không thể nói được vì đây là vấn đề
riêng tư.
Ngày 16-10-2014, một số người
dân Maryland đứng đợi ngoài sân bay Frederick Municipal Airport của thành
phố Frederick để chúc phúc cho Nina Phạm khi cô vừa được chuyển từ Texas tới
Maryland điều trị.
|
Cô Nina Phạm là một
trong hai y tá của bệnh viện Texas Health Presbyterian chăm sóc cho bệnh
nhân Thomas Duncan, bị nhiễm bệnh Ebola ở Liberia và qua đời hôm 8
Tháng Mười. Cô Nina Phạm, 26 tuổi, được xác định nhiễm bệnh hôm 12 Tháng Mười và sau đó bị cách ly và đưa đến NIH để chữa trị. Người
thứ hai bị nhiễm bệnh Ebola là y tá Amber Vinson hiện đang được chữa ở
bệnh viện đại học Emory, Atlanta, Georgia, và đang hồi phục sức khỏe./Người
Việt
Nina Phạm là người đầu tiên được ghi nhận bị lây nhiễm Ebola ngay trên lãnh thổ Mỹ. Cô đã bị lây nhiễm virus có tỷ lệ tử vong 70-90% này trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan, người Liberia được coi là người nhiễm Ebola đầu tiên được phát hiện ở Mỹ. Ngày 10-10, hai ngày sau khi Duncan chết, khi phát hiện có triệu chứng Ebola, Nina đã nhập viện. Cũng may là cô được phát hiện sớm và được điều trị tích cực.
Tham khảo thêm: TT Obama kêu gọi dân chúng Mỹ chớ hoảng lọan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét