Một hiểu lầm phổ biến nhất hiện nay là vaccine có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm COVID-19 từ người khác.
Nhưng sự thật khoa học thì không hẳn vậy, vì không có vaccine hiện hành nào có thể ngăn chặn sự lan lây của virus SARS-CoV-2.
Thử tưởng tượng một tình huống như sau: Bạn đã được tiêm vaccine để phòng ngừa virus SARS-CoV-2, nhưng chính bạn có khi lại là người lây truyền virus cho người khác.
Tình huống đó chưa xảy ra, nhưng về lí thuyết thì có thể xảy ra. Vaccine có hiệu quả ngăn chặn không cho phát sinh triệu chứng, nhưng vaccine có thể không ngăn được sự lan truyền của virus.Ngay cả bạn được tiêm vaccine, nhưng người khác vẫn có thể lây truyền virus sang cơ thể bạn, vì vaccine cũng có thể không ngăn chặn được sự xâm nhập của virus.
Để hiểu vấn đề, tôi phải giải thích một chút. Khoảng 50% (có nghiên cứu báo cáo là 40%) các bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2 không biểu hiện triệu chứng. Những bệnh nhân không có triệu chứng này có khả năng lây lan cho người khác.
Đường lây lan thường qua mũi và miệng, bởi vì 'viral load' của virus SARS-CoV-2 "toạ lạc" ở mũi và miệng. Điều này có nghĩa là chúng dễ lây lan sang người khác qua các hình thức như hắt hơi và hỉ mũi chẳng hạn.
Hai câu hỏi quan trọng đặt ra là:Thứ nhất, nếu người bệnh (bị nhiễm) không có triệu chứng được tiêm vaccine thì vaccine có ngăn chặn người bệnh lây cho người khác?Thứ hai, nếu người không bị bệnh được tiêm vaccine, và người này bị phơi nhiễm (như tiếp xúc với người bị nhiễm virus) thì vaccine có ngăn chặn virus xâm nhập cơ thể?
Câu trả lời cho 2 câu hỏi trên là: Không!
(Xem bài)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét