Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Châm biếm lãnh tụ ở Nam Hàn

Một bức tranh khỏa thân vẽ hình bà Park Geun-Hye, tổng thống Nam Hàn đang bị luận tội (*), đã đưa đến một hồi kết thúc đầy bạo động tại quốc hội nước này vào hôm thứ Ba, khi những người ủng hộ bà xé bức tranh ra khỏi tường và phá hủy nó. Tác phẩm này gợi lại họa phẩm nổi tiếng Olympia của họa sĩ Âu Châu Edouard Manet.
(*) Sự kiện này diễn ra khi bà Park còn là tổng thống, nay bà trở thành tù nhân với mức án 24 năm.
Trong nguyên tác của Manet vào thế kỷ 19, được trưng bày tại bảo tàng viện Musee d'Orsay ở Paris, một phụ nữ da trắng khỏa thân được xác định là một cô gái điếm nhìn một cách mạnh dạn vào người xem, bên cạnh là một người đầy tớ da đen mang hoa tới cho cô.
Bức tranh này là một phần của một cuộc triển lãm tại Quốc Hội, trưng bày các tác phẩm của 22 họa sĩ đả kích bà Park và người thân tín của bà là Choi Soon-Sil. Bà Choi là trung tâm của vụ tai tiếng về tham nhũng dẫn đến việc luận tội bà Park.

Trong phiên bản của họa sĩ Lee Koo-Young, tựa đề là “Giấc Ngủ Bẩn Thỉu,” những nét của bà Park được được biến thành một người phụ nữ Á Châu khỏa thân, Người này ôm trong lòng một chiếc hỏa tiễn từ hệ thống Phòng Thủ Độ Cao Đầu Cuối (Terminal High Altitude Area Defence, viết tắt là THAAD).
Bà Park cũng được mô tả đang thiếp ngủ, giữa lúc chiếc phà Sewol chìm xuống ở bên ngoài cửa sổ, làm cho gần 400 người thiệt mạng cách đây ba năm. Họa sĩ vẽ thêm hai con chó nhỏ nhảy nhót trên đùi bà, và bà Choi được vẽ vào chỗ của người đầy tớ.Một nhóm khoảng 20 người ủng hộ bà Park đã hung hăng nhào tới trong cuộc triển lãm, và phá hủy tác phẩm, theo tin hãng thông tấn Yonhap. Một thành viên 63 tuổi của một nhóm khuynh hữu này đã bị bắt. Một người khác đang bị cảnh sát truy lùng.Dân biểu đối lập Pyo Chang-won đã đứng ra tổ chức cuộc triển lãm, và chính ông cũng bị Đảng Dân Chủ của ông khiếu nại với với một ủy ban đạo đức vì bức tranh. Tuy nhiên, ông bênh vực cho bức tranh.
Yonhap trích dẫn lời ông nói, “Chắc chắn bức tranh không hợp với gu của tôi. Nhưng tôi tin rằng nó nằm bên trong ranh giới của tự do nghệ thuật.”
-Xem tiếp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips