Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Trầm cảm, tự sát tăng nhanh

Trong căn phòng Fury tại Hà Nội (phòng đập phá xả stress), với 8 đô la Mỹ bạn được giao cho một cây gậy bóng chày trong vòng 10 phút, một mình trong một căn phòng chứa đầy đồ sứ và lò vi sóng bị hỏng.

Được trang bị áo bảo vệ, họ thường là nam thanh niên, chủ yếu là các chuyên gia, xả stress vào buổi tối bằng cách đập vỡ càng nhiều càng tốt.
Sáng lập viên của phòng Fury cho rằng, đây là địa điểm xả stress duy nhất của Việt Nam, như các tài liệu quảng cáo mô tả, nơi cung cấp một dịch vụ quan trọng cho những người bị áp lực bởi cuộc sống hiện đại. Thật vậy, đây có thể là một dịch vụ vô giá, đặc biệt là ở một đất nước mà trầm cảm và bệnh tâm thần được cho là đang gia tăng.

Một nghiên cứu của Viện Y tế Tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2004 cho thấy gần 100 người tự vẫn mỗi ngày do trầm cảm ở Việt Nam. Nếu tính mở rộng số liệu thống kê trên toàn quốc, có nghĩa là có tới 35.600 ca tử vong mỗi năm.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đưa ra báo cáo cho biết, có thể chẩn đoán được 13,5 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh tâm thần. Điều này tương đương với khoảng 15% của toàn bộ dân số.
Năm nay, Bộ Y tế tuyên bố 3,6 triệu người bị trầm cảm, hoặc khoảng 4% dân số. Một số chuyên gia tin rằng con số này bị bộ Y Tế cố tình hạ thấp.
Người Việt Nam được đưa vào nhóm dân uống rượu lớn nhất ở Đông Nam Á. Năm 2011, họ tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia và 342 triệu lít rượu, tăng 40% so với năm 2010[3], theo một nghiên cứu tại địa phương. Một nghiên cứu khác cho thấy ung thư gan tại Việt Nam giết chết khoảng 10% nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 69 mỗi năm, cao hơn một phần ba so với mức trung bình toàn cầu. (Xem toàn bài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Best Blogger TipsBest Blogger Tips