Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

... Ý thức lưu manh phát triển


Trong khi trước đây người ta hô hào về việc xóa bỏ địa chủ phú nông, thì phương Tây xóa bỏ bần nông. Trong khi trước đây người ta tự hào về việc xóa bỏ quý tộc thì phương Tây xóa bỏ lưu manh. Đây chính là hai tư tưởng trị quốc hoàn toàn khác nhau, có thể dùng câu nói nổi tiếng để khái quát: một chế độ tốt có thể làm cho người xấu trở thành người tốt, một chế độ xấu có thể làm cho người tốt biến thành kẻ xấu. Phát động lưu manh để tiêu diệt quý tộc, cũng không thể làm cho lưu manh trở thành cao thượng, chỉ có thể làm cho lưu manh càng trở nên lưu manh hơn. Dụ dỗ, đe dọa nhiều người hơn nữa biến thành lưu manh, cuối cùng biến cả xã hội thành lưu manh.
(
Xem toàn bài)


Bài cũ: - Trại súc vật

17 nhận xét:

  1. “Chế độ ta đạt đến sự thối nát nhất trong các chế độ đã có và hiện có... Thật khủng khiếp!” (Đảng viên Giáo sư Trần Đình Sử).
    Chúng ta đang sống thời đại gì đây? Có lẽ trong lịch sử của dân tộc, đây là một thời kỳ khó đặt tên.
    Ngành giáo dục thì có Bộ trưởng ngọng và câm. Có Cô Giáo quỳ, Cô Giáo giẻ lau, Cô Giáo đéo, Cô Giáo câm, Cô Giáo đi hầu rượu như gái bia ôm. Có Thầy Giáo ấu dâm, Giáo Viên bán chỗ dạy, Giáo Viên ăn chận tiền Giáo Viên, Lãnh Đạo ngủ với Cô Giáo để cho biên chế. Có Sinh Viên ngủ với Thầy để xin điểm, có Học Sinh bóp cổ Cô Giáo, Học Trò đâm Thầy lủng ruột.
    Bộ Y tế thì có Thứ Trưởng ký nhập đủ loại thuốc gây tai hoạ khôn lường. Có lãnh đạo tiếp tay nhập thuốc giả bán giá cao. Có bệnh nhân 4 người một giường, có người cấp cứu sắp chết phải đóng tiền mới khám. Có Bác sĩ, Y tá bị dí chạy quanh, bị đấm đá túi bụi. Có viện phí thì tăng mà phẩm lượng lại giảm. Có bệnh viện vào nằm không xem TV cũng đóng tiền, không dùng nước nóng cũng trả tiền, đêm không được bật đèn. Bệnh nhân bị xem như những con thú trong chuồng, bị đối xử nhẫn tâm, là đối tượng để tận dụng làm giàu.
    Bộ Giao thông vận tải làm đường chưa xài đã lún, chưa chạy đã nát, giá thực hiện cao nhất thế giới mà phẩm lượng thấp nhất trái đất. Cầu làm cốt tre, đường lót bằng mút. Cầu chưa đi đã sập, đường chưa chạy đã lắm ổ voi. BOT nơi nào cũng có, thu giá trên trời, đặt không đúng chỗ, làm một đoạn thu cả đường, thu tiền quá niên hạn quy định. Bộ trưởng phớt lờ dư luận, xem thường ý kiến nhân dân.
    Bộ Tài nguyên môi trường đào hết tài nguyên đem bán. Biển ô nhiễm vì Formosa, lãnh đạo tìm mọi cách bênh vực, làm đủ trò chối tội. Cấu kết với doanh nghiệp bán đất, bán rừng. Ao hồ, sông ngòi khô hạn, ô nhiễm, lãnh đạo bình chân như vại, quẩn quanh không lối thoát. Các thành phố lớn khí độc nằm trong khí thở, nhân dân sống chung với ô nhiễm môi trường, cái mầm bệnh về hô hấp lúc nào cũng chục chờ xâm nhập lá phổi của người dân.
    Bộ Tài chính suốt ngày tìm đủ cách để rút ruột người dân vô tội vạ. Thuế môi trường, thuế tài sản, hàng trăm thứ thuế dội lên đầu dân, xứ nghèo mà mua gì cũng đắt vì thuế quá cao. Chính sưu thuế làm dân nghèo đi. Thuế cao mà an sinh xã hội thì quá tệ lậu, người già, trẻ em chẳng được quyền lợi ưu tiên nào trong đời sống. Thuế cản trở doanh nghiệp, thuế khiến dân không lối thoát.
    Lãnh đạo từ trung ương đến địa phương chạy theo thu lợi bằng mọi cách. Họ làm giàu một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và nhanh chóng khiến các đại gia của các nước tư bản phải thèm thuồng.
    Thứ gì họ cũng ăn, đặc biệt là ở lãnh vực đất đai. Vì lợi nhuận quá lớn đưa đến mỗi địa phương là một Lãnh Chúa, bỏ ngoài tai những quyết định của trung ương, trên bảo dưới chẳng cần nghe. Tìm đủ mọi cách để lừa dối kiếm lời. Sửa luôn quy hoạch của trung ương để cướp đất dân, bỏ túi hàng ngàn tỷ. Bắt tay những doanh nghiệp bán đất, bán rừng, bán biển, bán đảo, đuổi dân đi, khiến dân trở thành kẻ tha phương cầu thực. Di tích, đền đài, kiến trúc lâu năm đều được quy thành tiền, có giá là đập là xoá để xây dựng mới, vừa bán đất có tiền vừa được chia chác từ dự án mới.
    Lãnh đạo cấu kết với nhau, bắt tay với những doanh nghiệp ma đầu tạo ra những nhóm lợi ích chia nhau lợi tức bất kể đạo lý, thần linh, lịch sử, ký ức những thứ theo họ nghĩ là không sinh lợi. Họ bán rẻ đất nước này, họ không cần quan tâm dân sẽ sống như thế nào mà chỉ nghĩ họ thu lợi được bao nhiêu. Càng lúc họ càng phi nhân tính, quay cuồng với đồng tiền mà quên hết và vứt bỏ hết mọi giá trị để làm một con người. Họ tha hoá, trụy lạc trong cách sống, tìm đủ mọi cách để hưởng lạc. Họ mua sắm, xây dựng nhà cửa nguy nga, sân vườn như Vua Chúa. Họ gởi tiền ra nước ngoài, mua những khu đất lớn, những lâu đài, những chuỗi nhà hàng, siêu thị. Con cái sinh hoạt, vui chơi như những trẻ dòng dõi hoàng gia. Và lúc cần, họ rời đất nước trở thành những đại gia định cư ở xứ người. Họ trang bị cho mình nhiều bằng cấp, nhiều học hàm, học vị nhưng mở miệng toàn nói ngu, nói ngược với ý kiến nhân dân nên chẳng bao giờ được lòng dân...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thời mà miếng ăn bỏ vào mồm cứ sợ là thuốc độc, bệnh uống viên thuốc cứ nghi là thuốc giả. Thời mà ở đâu cũng có thể bị đe doạ, ở trong nhà sợ kẻ cướp, ra đường sợ lũ giật dọc, sợ cây rơi, điện giật, sập hố, sẵn sàng bị giết chỉ bởi một lời nói, một ánh nhìn.
      Thời mà trong sinh hoạt chẳng biết tin ai, chẳng biết tin vào cái gì? Thời mà những lời rao giảng đạo đức, những lời dạy dỗ, những tuyên ngôn trở thành như những câu thoại của một vở kịch hài. Thời mà người ta ngang nhiên chiếm đất công. Một bên là hàng ngàn người lũ lượt chen nhau để làm thủ tục lên máy bay, máy bay không còn chỗ đậu, đường băng kẹt như xa lộ kẹt xe. Một bên là bãi cỏ xanh biếc mênh mông hàng trăm héc ta, dành cho một vài kẻ thừa tiền nhởn nhơ giải trí. Thế mà dư luận, ý kiến của cả xã hội chẳng làm gì được, cả chính phủ cũng chỉ đưa mắt nhìn.
      Thời mà kẻ cướp vào nhà ta không dám hé môi, nếu phản ứng có thể bị cướp giết, nếu đánh trả ta trở thành tội phạm, phải đi tù. Nếu chống trả gây hậu quả cho kẻ cướp, ta có thể bị kết án tử hình. Thế luật pháp đứng về phía nào? Luật pháp bảo vệ ai?
      Xã hội chứa toàn mầm ác, con người đối xử với nhau tệ hơn thú vật. Trọng vật chất hơn con người. Suốt ngày các phương tiện truyền thông quảng cáo một lối sống chú trọng bề ngoài, đề cao lối sống vật chất, thiếu tình người. Các chương trình giải trí nhảm nhí, thiếu văn hoá, chỉ toàn là kiểu làm trò của các anh hề.
      Văn hoá vỡ nát, phong tục bị bôi bẩn, lịch sử bị bóp méo, truyền thống bị đánh mất. Mọi giá trị tinh thần bị đảo lộn, ông thằng bị đánh tráo. Con người dựa sức mạnh vào đồng tiền, dùng đồng tiền chi phối và lèo lái luật pháp, đứng trên luật pháp. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
      Nền nếp gia phong bị đảo lộn, những khuôn phép bị bẻ gãy, người lương thiện hoang mang và gánh chịu thiệt thòi. Trẻ con bị nhồi nhét vào đầu một lối sống thực dụng hoang dã, ích kỷ, chỉ biết thu vén cho bản thân và vô cảm với mọi thứ chung quanh. Chúng bị nhồi vào đầu những kiến thức vô bổ trong khi thiếu trang bị kỹ năng sống và sáng tạo. Một thế hệ nói và làm như một con vẹt. Một thế hệ chỉ biết cúi đầu thiếu ý thức phản kháng. Chúng như một cơ thể thiếu sức đề kháng nên cái xấu dễ xâm nhập và tung hoành.
      Con người mất lòng tin nên chạy theo thần linh, ma quỷ. Họ mê tín đến độ cuồng si, họ tin vào Thế Giới ảo vọng một cách cực đoan. Họ không còn lòng tin vào cuộc sống nên dễ bị dẫn vào con đường tà đạo, tin vào quỷ ma. Ngay những người chăn dắt linh hồn cũng trở thành kẻ buôn thần bán thánh, đội lốt Thầy Tu, mượn áo Nhà Dòng để làm điều bất chính. Chùa Đình xây lên to lớn, bề thế để kiếm lời. Nó không còn là chỗ tu hành linh thiêng mà trở thành nơi kinh doanh Thần Phật.
      Cả xã hội nhốn nháo vì đồng tiền, cả đất nước sôi sục vì lợi lộc. Không còn chỗ để nói chuyện nhân từ, không còn thời gian để bàn chuyện lễ giáo. Người ta kinh doanh cả chuyện làm từ thiện, người ta cướp cả chén cơm của người già và bình sữa của em bé, viên thuốc của người bệnh. Ngang nhiên ăn cướp và ngang nhiên hưởng thụ, luật pháp ngoảnh mặt làm ngơ. Họ xô đẩy, chen lấn nhau để sống nên bỏ mặc văn minh, đánh rơi văn hoá.
      Tôi không bôi đen xã hội, tôi không bêu xấu thời tôi đang sống, nhưng đau đớn thay nó là sự thật, một sự thật tàn nhẫn không kể hết được, tôi chỉ là người ghi chép lại những điều này báo chí, dư luận nói nhiều rồi.
      Nhưng tôi vẫn tin rằng xã hội vẫn còn có những ánh sáng le lói để ta còn chút tin. Vẫn còn một ít người tốt để ta còn trông cậy. Thế nhưng ánh sáng không diệt hết đêm đen, người tốt thành cô đơn trong Thế Giới hỗn loạn này. Nhưng rồi phải có lòng tin để sống. Tin rồi cái thiện sẽ thắng cái ác. Người tốt sẽ diệt kẻ xấu. Kẻ bán nước phải bị nêu tên, người yêu nước phải được ca ngợi.
      Nhưng giờ đây, ta gọi thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ? Lưu Quang Vũ đã có lần gọi là thời kỳ đồ đểu. Nhưng bây giờ, cái đểu đó, cái đốn mạt đó đã tiến xa lắm rồi, gọi là thời kỳ đồ đểu e là còn nhẹ quá chăng?
      ĐỖ DUY NGỌC

      Xóa
  2. Trong những sinh linh đang tồn tại trên mặt đất thì quan chức tham nhũng đang đứng ở đâu?

    Con người được xếp là một loại động vật cấp cao, được gọi là vua của muôn loài bởi trí thông minh nhưng đấy mới chỉ là nhìn ở góc độ trí tuệ còn khi xét về ý nghĩa cuộc sống thì còn cần phải nhìn ở những khía cạnh khác.

    Một chiếc lá cũng làm đẹp cho đời, nó đẹp từ lúc mơn mởn xanh thể hiện một sức sống non trẻ và đẹp tới lúc đã vàng úa khi đã rời khỏi cành, lúc ấy nó thể hiện vẻ đẹp đã trải qua một đời trọn vẹn của lá, đã đi qua chu kình sinh diệt, đã qua bao mưa nắng và luôn thầm lặng, giản dị tô điểm cho đời.

    Những con chim luôn cũng làm đẹp cho cuộc sống bởi hình dáng đáng yêu và một số loài thì còn bởi giọng hát du dương thánh thót, khiến tâm hồn người nhạy cảm thấy hửng nắng mỗi sáng thức dậy.

    Những con mèo, con chó cũng vậy, chúng đã đẹp lại còn biết thể hiện tình cảm với con người. Trong đêm đông một con chó, con mèo có thể khiến một người già cô đơn bớt lạnh, tâm hồn đỡ cô quạnh bởi tình cảm của chúng. Và đối với một người mù, một con chó sẽ là một người bạn trung thành, ân cần nhẫn nại dắt người ấy đi và có thể lúc cần thiết sẽ làm một vệ sỹ dũng cảm khi gặp nguy hiểm.

    Khi ta ca ngợi con người, ấy là ta ca ngợi trí tuệ của người ấy đã cống hiến gì cho nhân loại, tâm hồn người ấy đã đồng cảm, đã biết chia sẻ gì với những đồng loại kém may mắn hơn.

    Còn khi một kẻ được gọi là người nhưng lại dùng đầu óc của mình chỉ để kiếm lợi riêng, nhất là khi cướp của người khác thì kẻ ấy đáng bị khinh bỉ. Kẻ ấy còn thấp kém hơn một chiếc lá, một con vật, kể cả những thú dữ ăn thịt. Những con sư tử, hay hổ, cá sấu chỉ ăn khi chúng đói, còn con người tham lam thì luôn tích góp, đi cướp của người khác khi đã quá giầu có đủ ăn tiêu cho nhiều đời.

    Nhưng có một loại người đáng sợ hơn loại tham lam kia là quan chức tham nhũng. Bọn quan chức này thường khoác rất nhiều những mặt nạ để che dấu bản chất tham lam và độc ác của chúng. Chúng có học vấn nhưng là loại học vấn lưu manh, cốt để có uy tín mà leo cao hơn trong chiếc thang quyền lực. Chúng khoác một vẻ đạo mạo, quan cách để dân chúng nhầm tưởng chúng là hình mẫu của quan phụ mẫu, thương dân như con, mọi quyết định chúng đưa ra là phục vụ cho dân chúng, cho đất nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Loại này là đáng sợ nhất trong những loài thú dữ. Bởi trong chiến tranh, chúng có thể nướng hàng nghìn, hàng triệu binh lính chỉ để thoả mãn tính hiếu chiến, vào thời bình chúng có thể hất hàng nghìn hộ gia đình ra đường với danh nghĩa “quy hoạch”, “dự án”.

      Và tất nhiên, bọn thú dữ đội lốt người này là những bậc thầy về môn “đạo đức giả”, nếu không giả thì làm sao chúng có được vị trí cao và do đấy mà có thể cướp được nhiều đến thế?

      Tôi gọi bọn này là mọt bởi nói cho cùng thì khả năng đầu óc của chúng không thể gọi là trí tuệ mà chỉ đơn giản chỉ là công cụ tính toán để thoả mãn lòng tham thấp hèn. Đời người mấy chục năm, chết là hết không mang đi được gì. Có để lại là danh tiếng, là lòng yêu quý của đồng loại. Xét trên mặt bằng giá trị cao quý của con người thì chúng cũng chỉ là một lũ ngu dốt đáng khinh bỉ mà thôi.

      Lũ mọt thì không bao giờ hiểu được những gì là cao quý của con người, không bao giờ có khát vọng phục vụ “đồng bào”, không bao giờ đồng cảm, đau xót với nỗi đau của dân chúng, không bao giờ sốt ruột, lo lắng và đau đáu về thế nước thấp kém. Tất cả chỉ là tiền, quyền và hối hả đớp, hối hả nuốt và hối hả dạy con cháu cách đớp, cách nuốt sao cho nhanh, sao cho to nhất là được.

      Có những buổi sáng tôi định làm việc riêng nhưng rồi dòng tin đã cuốn tôi đi, khiến tôi như bị dính với cái màn hình và rồi tôi lại thấy việc viết quan trọng hơn và tôi thấy quả thật là chúng ta đang sống trong một xã hội rất đáng buồn, vô cùng đáng buồn. Chưa bao giờ trong lịch sử đất nước ta lại yếu kém về mọi mặt như thế này khi nhìn mặt bằng chung của nhân loại và dường như mọi thứ cứ trở nên ngày càng tồi tệ đi.

      Tôi viết với hy vọng nhiều người sẽ nhìn thấy thực trạng đau đớn ấy và qua đấy hãy có một tâm thức mạnh mẽ và có trách nhiệm với xã hội hơn. Nhiều người hỏi vậy giải pháp là gì?

      Đừng nói tới những gì xa xôi vội, lòng người quan tâm thì xã hội sẽ thay đổi. Đến một cái like, share về một stt nói đúng sự thật, trong lòng đồng ý mà còn hà tiện thì đừng nói tới giải pháp làm gì.
      ĐOÀN BẢO CHÂU

      Xóa
  3. Vào ngày 13/5/2020 tại phiên tòa xử vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên- Cựu Trưởng Phòng Khảo thí Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã biện luận cho hành vi của mình: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật” [1]. Câu nói này chúng ta có thể hiểu: Trong một tổ chức hay một tập thể toàn người xấu, mình là người tốt sẽ bị coi là người xấu.

    Thật là ngỡ ngàng khi nghe câu nói đó từ một người hoạt động trong ngành giáo dục và càng ngỡ ngàng hơn khi nhiều người công nhận đây là một thực tế phổ biến trong xã hội hiện nay.

    Qua câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên khiến chúng ta liên tưởng đến câu chuyện “Say, tỉnh, đục, trong” trong Cổ học tinh hoa:

    Khuất Nguyên làm quan Đại phu dưới thời vua Sở Hoài vương bên Trung Quốc, ông bị các quan gièm pha, nhà vua tin lời các quan và loại Khuất Nguyên ra khỏi triều đình. Một ông lão đánh cá thấy Khuất nguyên thân tiều tụy đi trên bờ sông, ông lão đánh cá hỏi:

    - “Ông có phải là Tam lư Đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?”.

    Khuất Nguyên đáp:

    “Đời đục, một mình ta trong; người say có một mình ta tỉnh cho nên ta mới bị ruồng rẫy”.

    Ông lão đánh cá nói:

    “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả bã, húp cả hèm cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải bị ruồng bỏ?”.

    Con người ngày nay đa số chuộng triết lý sống của ông lão đánh cá: Đời đục thì xúm vào khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say thì xúm vào ăn cả bã húp cả hèm cho say một thể. Lối sống như vậy gọi là lối sống “về hùa”, “lên đồng” tập thể.

    Triết lý sống của ông lão đánh cá hoặc câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên là triết lý sống của kẻ vô liêm sỉ. “Liêm sỉ là tính rất hay của loài người, vì người không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật”.

    Nhìn thấy bọn vô liêm sỉ ngày càng phát triển nhanh và mạnh như nấm, bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thốt lên: “...Đến tiền của các dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ biển thủ đến gần ba tỷ vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin, tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội. Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”. Cấp lớn thì “ăn” lớn, cấp nhỏ thì “ăn” nhỏ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong cơn Đại dịch COVID-19 vừa qua, toàn xã hội cùng góp sức chung tay chống dịch, nhưng lại xuất hiện một bọn vô liêm sỉ. Bọn ấy là một số lãnh đạo ngành y tế của các tỉnh thành đã đẩy giá mua máy Realtime PCR xét nghiệm COVID-19 gấp nhiều lần giá thị trường.

      Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng Sở Giáo dục& Đào tạo tỉnh Sơn La) trong phiên tòa ngày 26/5/2020 xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 đã nói: “Nếu không làm thì sẽ không tồn tại được” [2]. Làm cán bộ mà không biết “ăn” của dân, không biết “bòn rút” công quỹ thì bị chê là “dại”, không trước thì sau cũng bị loại ra khỏi sân chơi hoặc bị “té lầu”.

      Một số bị cáo bị ra tòa hôm 13/5/2020 về vụ gian lận điểm thi, khi bước ta khỏi tòa án đã không biết xấu hổ về hành vi của mình đã phạm. Ngược lại họ còn dương dương tự đắc, tươi cười vui vẻ.

      Do đâu mà hiện nay nhiều người lựa chọn kiểu sống “gù”, sống “đục”, sống “say”? Suy cho cùng thì cũng bởi xã hội đề cao chủ thuyết duy vật mà ra. Cụ Trần Trọng Kim viết: “Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này... Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa”; “Vậy những tín đồ Cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác”; “Về đường thực tế, cái đặc sắc của Cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người Cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết” [3].

      Để tạo ra những con người dám sống “thẳng lưng” không phải một sớm một chiều mà có. Trong lá thư của Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo gửi cho học sinh, sinh viên Công giáo đầu năm học 2018-2019 có lời nhắn nhủ: “Vì vậy các con đừng mãn nguyện làm những con giun con dế, nhưng hãy nuôi ước vọng cao thượng, có chí lớn, tung cánh như chim đại bàng, bay lên cõi trời mênh mông bát ngát. Mỗi khi các con luồn cúi, hay gian dối để được điểm cao, được lợi lộc ích kỷ hay các con dùng bạo lực để giải quyết vấn đề là các con trở thành con giun con dế. Ngược lại khi các con dám trung thực cho dù có bị thiệt thòi và dám quên lợi ích riêng của mình vì lợi ích của tha nhân là các con đang tung cánh đại bàng để bay bổng lên cõi mênh mông của Thiên Chúa” [4].

      Từ xa xưa, ông bà ta đã biết hướng về Ông Trời (Thượng Đế), và xem Ông Trời là cứu cánh, là cùng đích của cuộc sống. Sách Trung Dung viết: “Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân. Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri nhân. Tư tri nhân bất khả dĩ bất tri Thiên” (Cho nên bậc quân tử cần phải tu thân. Muốn tu thân cần phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Muốn biết phụng dưỡng cha mẹ, cần phải biết đến người khác (tha nhân). Muốn biết đến tha nhân cần phải biết đến Ông Trời).

      “Lễ nghĩa liêm sỉ là bốn cái giềng mối để duy trì giữ vững quốc gia. Bốn giềng mối ấy nếu không căng lên được, nghĩa là người trong nước phải vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong” - Quản tử.
      NGUYỄN VĂN NGHỆ

      Xóa
  4. Drew Pavlou (người Úc) có lẽ là một sinh viên đại học nổi tiếng nhứt thế giới, vì em thách thức cả hệ thống đại học Úc và chống lại sự bành trướng ảnh hưởng của Tàu. Sáng nay đọc câu chuyện của Drew Pavlou trên "The Australian" làm tôi liên tưởng đến một em sinh viên khác ở Việt Nam tên là Phan Kim Khánh (mà có lẽ nhiều người không/chưa nghe đến).

    Drew Pavlou

    Drew chỉ mới 20 tuổi, nhưng tầm nhìn và nhận thức của anh ta thì hơn độ tuổi đó nhiều. Drew là sinh viên năm thứ 3 về triết học thuộc Đại học Queensland (UQ), một đại học thuộc hàng "pestigious" (Go8) trên thế giới. Ngay từ năm đầu vào đại học, Drew đã tỏ ra là người có tố chất lãnh đạo và làm chánh trị. Em được bầu làm thành viên của University Senate (giống như thượng nghị viện của đại học) và giữ chức vụ đại diện sinh viên trong vài uỷ ban của đại học. Dù chưa đủ tuổi 20, nhưng Drew đã viết bài cho các tạp chí lừng danh như Foreign Policy, Quillette, và nhựt báo Sydney Morning Herald. Chủ đề mà em quan tâm là chánh sách ngoại giao, nhân quyền, chống nghèo đói, và đặc biệt là … chống đảng cộng sản Tàu.

    Ngay từ lúc vào đại học, Drew đã nhận ra rằng đảng cộng sản Tàu đang khuynh đảo hay gây tác động xấu đến UQ. Anh ta rất quan tâm đến việc Tàu thành lập Viện Khổng Tử trong UQ, mà nhiều người xem là ổ gián điệp và tuyên truyền và tẩy não của Tàu. Drew cũng quan tâm đến viên hiệu trưởng UQ có những mối liên hệ mật thiết với đảng cộng sản Tàu. Drew cũng quan tâm đến tình hình bên Hồng Kông, và ủng hộ đấu tranh của sinh viên Hồng Kông. Nói chung, Drew tuy còn rất trẻ, nhưng suy nghĩ thì không hề trẻ, mà rất có lập trường chín chắn.

    Không chỉ quan tâm, Drew còn là người hành động. Anh ta tổ chức những buổi biểu tình ủng hộ người Hồng Kông, ủng hộ người Ngô Duy Nhĩ và Tây Tạng ngay tại khuôn viên UQ. Cuộc biểu tình dẫn đến sự đụng độ giữa sinh viên Hồng Kông và sinh viên Tàu lục địa. Drew cho biết anh ta từng bị hành hung bởi những người chống biểu tình mà anh ta nghi là bọn sinh viên Tàu dưới sự điều khiển của chi bộ đảng cộng sản Tàu tại Queensland. Đảng cộng sản Tàu, qua cái loa Hoàn Cầu Thời Báo, bêu rếu Drew.

    Những hành động của Drew làm cho ban giám hiệu UQ nhức đầu. Khi được đắc cử vào Senate của UQ, việc đầu tiên anh ta làm là kiến nghị cách chức hiệu trưởng vì ông này có quan hệ mật thiết với đảng cộng sản Tàu. Ban giám hiệu tìm cách hạn chế anh ta bằng cách 'vạch lá tìm sâu'. Họ kết tội anh ta là … ăn cắp bút trong tiệm bán sách của UQ. Sự thật là anh ta vào tiệm lấy cây bút để ghi lại một câu văn, và trả lại vào kệ, chớ không hề lấy. Họ kết tội Drew là dùng ngôn ngữ không thích hợp trên mạng trong những cuôc tranh luận. Tuần vừa qua, UQ ra quyết định kỉ luật Drew Pavlou bằng hình thức buộc nghỉ học trong vòng 2 năm.

    Lập tức, Drew kháng nghị. Và, cả hệ thống truyền thông Úc nêu trường hợp của Drew. Họ đặt vấn đề là một nước Úc giương cao tinh thần tự do tư tưởng thì tại sao một đại học lại có hành động đi ngược lại tinh thần đó. Chẳng những đi ngược lại tinh thần tự do tư tưởng mà còn làm có lợi hay gián tiếp đồng tình với đảng cộng sản Tàu chống lại công dân Úc. Rất nhiều giáo sư (kể cả Giáo sư Clive Hamilton, tác giả cuốn sách "Silent Invasion") và nhiều chánh trị gia lên tiếng chỉ trích quyết định của UQ.

    Đúng 1 ngày sau quyết định, ông Chancellor của UQ (Chancellor là chức cao hơn hiệu trưởng) tuyên bố rằng ông sẽ xem xét lại quyết định của Ban giám hiệu vì ông thấy quyết định đó không thoả đáng. Ông Chancellor cho biết ông sẽ tổ chức một phiên họp bất thường để đánh giá lại vấn đề và bảo đảm công bằng cho Drew Pavlou. Đây là một diễn biến có thể nói là rất bất thường, chưa từng xảy ra trong lịch sử UQ. Anh sinh viên Drew Pavlou trở thành người sinh viên nổi tiếng nhứt nước Úc, và có người xem anh ta là biểu tượng của đấu tranh chống đảng cộng sản Tàu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ trong cộng đồng và giới trí thức Úc, có rất rất nhiều người ủng hộ Drew. Giới chánh khách, kể cả cấp thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao, cũng sẽ quan tâm đến trường hợp của Drew. Họ sẽ theo dõi và xem ông Chancellor giải quyết vấn đề như thế nào. Các đại học Úc đã lún sâu vào sự lệ thuộc vào nguồn sinh viên Tàu, và đã đến lúc phải giảm sự lệ thuộc này. Nhiều đại học Úc đang bàn chuyển sang nguồn sinh viên khác có cùng ý thức hệ như Mã Lai, Thái Lan, Nam Dương, Miến Điện.

      Phan Kim Khánh

      Có lẽ Drew Pavlou không biết đến một 'đồng môn' của em ở Việt Nam tên là Phan Kim Khánh. Khánh là sinh viên Khoa Quốc Tế thuộc Đại học Thái Nguyên. Giống như Drew, Khánh cũng quan tâm đến chánh trị và đấu tranh cho người nghèo (vì em xuất thân từ một gia đình nghèo. Khánh viết:

      “Tôi sinh ra ở làng quê nghèo, nơi mà những người thân của tôi phải dạy từ sớm trước cả tiếng gà gáy, để rồi ra đồng cấy cày, những người như bố tôi thì đi xây, đi sửa những ngôi nhà nhỏ! Họ là những người vất vả nhất mà tôi từng thấy thế nhưng tôi cũng thấy họ là những người nghèo nhất mà tôi từng gặp.

      Tôi sinh ra ở nơi mà mỗi người trẻ như tôi được đi học Đại học là niềm vinh dự cho cả gia đình dòng họ, Làng tôi nhiều người học giỏi, thanh niên học từ trường danh giá cho tới những đại học bình thường, từ những ngành học Hot cho tới những ngành học mà nghe tới đã không muốn học! Họ học giỏi và ra được trường, nhưng họ chẳng xin được việc.

      Tôi đi học, được chơi với những người bạn mới, họ đưa tôi đi tới những nơi sang trọng mà ở quê tôi chỉ nghĩ nó tồn tại trong phim, họ đưa tôi đi ăn những món ăn đắt tiền nếu quy giá cũng bẳng cả đàn gà bà tôi nuôi mỗi năm. Họ cho tôi những lọ nước hoa mà tôi vừa dùng vừa thấy tiếc mùi hương giá cả cân gạo. Tôi thường cau mày mỗi khi ngồi lại và nghĩ, giá như người dân quê tôi được hưởng thụ những thứ đó, chỉ 10% thôi thì có thỏa cái công họ làm lụng vất vả không?

      Tôi yêu chính trị, bạn bè tôi nói tôi là chính trị gia, là người có ước mơ vĩ đại này nọ. Nhưng với tôi, làm chính trị không phải để đạt được cái gì to tát như Đại biểu Quốc hội, bộ trưởng, chủ tịch này nọ. Với tôi làm chính trị là đơn giản là san cho con đường của các em nhỏ tới trường được dễ dàng, cho đất cày của Bà con Nông dân quê tôi được mền lúa cấy lên tươi tốt. Đơn giản là cho người với người sống yêu thương nhau.”

      Đọc những lời tâm sự đó, ai mà không thương em sinh viên Phan Kim Khánh. Còn trẻ tuổi như vậy mà đã có hoài bảo đẹp, trong khi đa số sinh viên ở tuổi đó chỉ lo chuyện bồ bịch, selfie, hay ăn chơi. Khánh quả là một 'rare species' trong xã hội Việt Nam.

      Cũng như Drew viết bài cho tạp chí để nêu quan điểm mình, Khánh lập trang blog "Báo Tham Nhũng" và "Tuần Việt Nam" để nói lên hoài bảo đơn giản của mình. Ước mơ của Khánh hết sức đơn giản, và cũng thường hay nghe thấy trên những "đầu môi chót lưỡi" của các dân biểu, bộ trưởng và thủ tướng. Nhưng các quan nói điều đó thì được, còn Phan Kim Khánh thì không. Ngày 25/10/2017, Khánh bị tòa án tỉnh Thái Nguyên kết án 6 năm tù giam vì tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước".

      Phan Kim Khánh bây giờ cũng trở thành một sinh viên nổi tiếng trên thế giới. Rất nhiều báo đài nổi tiếng trên thế giới nêu trường hợp em bị giam giữ mà theo họ là không đúng luật pháp. Tuần qua, một tổ hợp luật sư bên Mĩ gởi thơ khiếu nại lên Liên hiệp quốc về trường hợp của Phan Kim Khánh.

      Có lẽ đối với vài người ở Việt Nam thì Khánh vi phạm luật pháp Việt Nam và đáng bị phạt. Nhưng luật là do người làm ra, thì người vẫn có thể thay đổi luật cho phù hợp với thế giới văn minh. Nếu Khánh ở Úc thì những gì em ấy làm là hoàn toàn hợp pháp, thậm chí còn được khuyến khích. Thật ra, nếu Khánh ở Úc thì với khả năng đó em ấy sẽ có một tương lai xán lạn. Ngược lại, nếu Drew Pavlou ở Việt Nam thì chắc anh ta cũng bị kêu án tù như Khánh, và không ai dám lên tiếng phản đối. Thế mới thấy câu "Định mệnh lệ thuộc vào địa lí" (geography is destiny) rất đúng cho trường hợp Drew Pavlou và Phan Kim Khánh.
      NGUYỄN VĂN TUẤN

      Xóa
  5. Báo Thanh Niên có bài: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao lâu, có mấy chặng đường cần tiếp tục làm rõ. Tại hội nghị báo cáo viên tuyên giáo trung ương sáng nay, Phó chủ tịch hội đồng lý luận Trung ương Phùng Hữu Phú cho biết, lộ trình phát triển đất nước ta thời kỳ quá độ “là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm được” và cần tiếp tục nghiên cứu.

    Ông Phú nói: “Cái gì còn tốt thì giữ lấy, cái gì chưa hoàn thiện thì bổ sung, cái gì chưa có mà giờ cần thiết thì thêm vào đó là đổi mới, chứ không phải đổi mới là phủ nhận sạch trơn… Không còn thừa nhận chủ nghĩa Mác – Lênin tức là không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng. Các đảng phái sẽ mọc lên như nấm và quốc gia sẽ bước vào thời kỳ thập nhị sứ quân, rối loạn”.

    Nhiều năm qua, dân tình đã ngán ngẩm với kiểu lý luận dối trá thế này. Bởi vì, mới đây nhờ virus corona đã lật mặt một nhà lý luận, công chúng mới biết đến lịch trình sinh hoạt của vị Phó Chủ tịch hội đồng lý luận Trung ương là ông Nguyễn Quang Thuấn: Đi máy bay từ Anh về VN bằng vé hạng thương gia; khi về đến nhà thì đi tập gym, ăn trưa tại khách sạn 5 sao; chiều thì đi đánh golf với thẻ hội viên có giá khoảng 3 tỷ đồng, tối đến thì ngủ ở một trong ba căn biệt thự mặt tiền ở thủ đô.

    Những người như ông Thuấn, ông Phú vẫn miệt mài đi rao giảng, rằng đảng Cộng sản của họ là đảng cầm quyền, đại diện cho giai cấp vô sản, cho công nhân và người lao động, thử hỏi còn mấy ai tin?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không biết kẻ nào nghĩ ra mấy chữ "THẾ LỰC THÙ ĐỊCH" vừa tối tăm ngu xuẩn lại vừa rất hèn hạ gian manh.

      Bốn chữ khốn nạn này là một thứ giống như cái Hồ Lô của bọn yêu tinh trong Tây Du Ký, nhưng cái Hồ lô trong Tây Du Ký chỉ giam nhốt con người và yêu quái, còn bốn chữ này đám cầm quyền hiện nay dùng để giam nhốt tất cả những con người, những thái độ, những quan điểm và những thông tin làm Đảng và các nhóm lợi ích chính trị, kinh tế và văn hoá sợ hãi, lo lắng hay không thích.

      Bốn chữ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH là minh chứng rõ ràng nhất cho sự mập mờ, gian lận, thiếu minh bạch, thiếu chuẩn mực cụ thể công khai và thiếu quan điểm sáng rõ, đàng hoàng. Chỉ cần tỏ ý không nhất trí với họ, phê phán phản biện họ hay kêu gọi đấu tranh ngăn chặn những sai lầm, tội ác của họ...là có thể bị họ dán ngay cho cái nhãn THẾ LỰC THÙ ĐỊCH.

      Kẻ nào đặt ra bốn chữ này quả là anh thợ may tài giỏi, may cho Đảng CSVN cái VÁY CHÍNH TRỊ rộng thùng thình để có thể tụt ra chụp lên đầu dân bất cứ lúc nào, bất cứ lý do gì không cần chuẩn mực, tội danh và lý do minh bạch. Nếu là một thể chế chính trị đàng hoàng, có văn hoá, có bản lĩnh, có tự trọng thì không bao giờ sử dụng một tội danh mập mờ thiếu tinh thần khoa học và luật pháp như thế.

      Bốn chữ ấy giống như những cái mũ trùm đầu của bọn cướp nhà băng, hay bọn cướp đường dùng chụp lên đầu các nạn nhân, không tý ty giá trị pháp lý nào. Bốn chữ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH sinh ra để đáp ứng nhu cầu của một THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ LẬP LỜ HAI MẶT, không có nguyên tắc công khai, không có tiêu chí rõ ràng, không có luật pháp nghiêm minh, không có bạn thù rõ rệt - tất cả chỉ là sự mập mờ nước đôi hai mặt của kẻ cơ hội luồn lách, yêu ghét chui lủi, công lý mập lờ, ứng xử luôn luôn thiếu tự trọng, thiếu đàng hoàng, thiếu bản lĩnh chịu trách nhiệm công khai về mọi hành vi của chính mình.

      Một đảng lãnh đạo đàng hoàng, sẵn sàng cho quân đội dùng bạo lực để cướp đất, cướp quyền sống của nhân dân thì việc núp sau cái váy ngôn từ chật hẹp và bẩn thỉu có tên là “THẾ LỰC THÌ ĐỊCH” để sẵn sàng chụp lên đầu dân hay chửi lén các lực lượng chính trị khác trên thế giới mà mình không tương thích – là cách hành xử lén lút khiến nhân dân có cảm giác coi thường và khinh bỉ.

      Nên dẹp bỏ cụm từ ma giáo mập mờ hèn hạ ấy đi!
      ĐỖ MINH TUẤN

      Xóa
  6. Đoạt mạng trước thềm Đại hội 13
    Đột tử trên ghế Chủ tịch nước, Trần Đại Quang vẫn kịp có lời nguyền cuộc chiến đoạt ghế sẽ là cuộc chiến đoạt mạng. Lời nguyền này của Quang được chứng khi trong đêm đại tang, sét bủa vây trên bầu trời Hà Nội.

    Đại hội 13 ngày càng giống ngưỡng cửa tử thần.

    Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Phú Trọng công cán Kiên Giang lại ngã bệnh đến mức giờ tay vẩy vẩy như cào cào gãy cánh. Vậy nhưng, cũng như Napoleon của nước Pháp thế kỷ 19 và Putin của nước Nga thế kỷ 21 “một khi ta đã có tột đỉnh quyền lực thì ta không thể từ bỏ, không thể cam tâm từ bỏ”

    Họp Trung ương, ông ta chỉ có thể ngồi vì hai chân đã không thể đứng dù chỉ vài phút. Ngồi và dạy đời Trung ương, nào là “đừng tưởng thấy đỏ là chín”, nào là “đừng nhìn gà hóa cuốc”, nào là “có con mắt tinh đời”, nào là “đừng chỉ thấy cái mã bên ngoài nó che đậy cái mã sơ sài bên trong”

    “Con mắt tinh đời” thế nào thì không biết, chỉ biết là lũ người dưới ông giờ đồng lòng, mồm thì bảo nhau một điều Tổng Bí thư, hai điều Tổng Bí thư và thượng tôn nguyên tắc “giữ gìn sức khỏe cho Tổng Bí thư”, tay chân thì cứ thế lẳng lặng chia nhau quyền lực, chia nhau thị phần. Tóm lại, chia để trị, còn ông lên chùa thành phỗng.

    Nhưng thời kỳ chia đều để trị chỉ kéo dài đến Đại hội, trong bó đũa phải có cột cờ. Nếu Đại hội này Trần, Nguyễn phân tranh không bên nào thế thượng phong, tất cả sẽ đều đồng thanh tương ứng, nhất nhất đồng lòng mời phỗng ngồi thêm nhiệm kỳ nữa cho toại ý Đảng, đẹp lòng dân.

    Trước khi toại ý Đảng, đẹp lòng dân thì cứ phải quyết tử với nhau đã.

    Để được lòng tất cả các bên, Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương hô biến “lợi ích nhóm”, “phe cánh” thành một khái niệm mỹ miều là “quy tụ” và bê vào Nghị quyết 214 của Bộ Chính trị như một phẩm chất không thể không có của yếu nhân.

    Thế là từ đó, đơn thư tố cáo về phe cánh, lợi ích nhóm bị vô hiệu hóa vì giờ làm gì còn những thứ xấu xa đó? Cuộc chơi trở nên sòng phẳng rõ rệt, anh nào mạnh thì anh đó “quy tụ”.

    Quyết tử lần này cũng đặc sắc gấp bội các nhiệm kỳ trước.

    Với tiêu chuẩn hàng đầu mà Nghị quyết 214 đưa ra là giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, đố đồng chí nào dám vi phạm mà xì tin ra cho “lề trái”. Thời gian qua, thông tin nhân sự toàn nhảm.

    Giờ các đồng chí chiến đấu với nhau bằng lề phải, vừa đúng kỷ luật Đảng, vừa xứng mặt hảo hán.

    Võ Văn Thưởng, kẻ bất mãn ngồi ghế Trưởng ban tuyên giáo trung ương, ngoài việc viết dăm bài chửi đổng những người đồng chí của mình là dân túy, thì ngày ngày ngồi uống nước nhạt “tọa sơn quan hổ đấu”.

    Truyền thông trong nước được dẫn dắt bởi cái gọi là chống tiêu cực, để trở thành hoặc công cụ cho phe phái, hoặc làm tiền, hoặc cả hai.

    Đến người chết rồi mà cũng còn bị dựng dậy để xung trận. Vụ án Hồ Duy Hải là một ví dụ điển hình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Con trai của Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa tử nạn ở tuổi 29, chưa kịp lập gia đình. Không biết chết con có giúp Trí hiểu được nỗi đau về những cái chết oan ở Bưu điện Cầu Voi 12 năm trước, khi mà chính Trí đột nhiên phất cờ cứu kẻ tạm gọi là đương kim hung thủ.

      Trí làm vậy không phải vì chính nghĩa hay lý tưởng cao đẹp gì, mà chỉ là cố lập công với họ Trần để không phải gia nhập câu lạc bộ sĩ quan sau khi kết thúc nhiệm kỳ này. Ghế chưa nhìn thấy đâu, chỉ thấy đời cha ăn mặn, đời con khát nước.

      Hai cô gái ở bưu điện Cầu Voi chết thảm khi mới đôi mươi, họ cũng chưa lập gia đình, họ bị cứa cổ đến chết. Không một ai quan tâm đến việc họ đã chết oan, không một ai quan tâm đến việc hung thủ phải đền mạng, mà chỉ dựng họ dậy để hạ bệ lẫn nhau. Bất công như vậy đến Trời xanh cũng phải nhỏ lệ.

      Không bàn Hồ Duy Hải có phải là hung thủ hay không, chỉ thấy vụ án này là sự lão luyện của các tay bạc già trên chính trường Việt.

      Truyền thông trong nước vào cuộc rất hăng, cứ như các anh hùng thời loạn tả xung hữu đột, không phải để kêu oan cho hai cô gái, mà là kêu oan cho hung thủ. Giới văn nghệ sĩ thì vào cuộc vì vẫn mang ảo tưởng thế thiên hành đạo và có cả những kẻ đầy toan tính cơ hội trong đó.

      Xóa
  7. Vừa xem xong truyền hình, tôi hỏi má:

    – Má ơi, đài truyền hình quốc gia công khai nói, những người bán hàng rong là “ký sinh trùng”, tức loài ôn dịch. Má thấy thế nào?

    Má tôi đã trên 80. Má nói:

    – Tao bán hàng rong từ thời Việt Nam Cộng hòa. Cả ngày với chiếc áo dài lóc cóc đôi guốc đi khắp phố rao bán đậu hũ. Bán sạch sẽ, văn minh. Bán xong ghé mua đậu về xay đến nửa đêm. Ba giờ sáng đã dậy nấu rồi gánh đi bán. Mỗi ngày đổi mồ hôi lấy được mấy đồng mua gạo nuôi các con. Lại còn giấu gạo nuôi cán bộ, lại còn lén lút rải truyền đơn rồi đi biểu tình… Có ăn bám của ai đâu mà bảo là ký sinh trùng?

    Những điều má nói tôi biết cả. Tôi còn biết có ngày má không bán hết, mấy anh em tôi phải ăn đậu hũ thay cơm. Và tôi nhớ nhiều hơn, cái cảnh thời hợp tác xã ngăn sông cấm chợ để nhà nước độc quyền thu mua nông sản, tôi gánh khoai giúp má đi chợ phiên từ lúc 3 giờ sáng. Hôm nào đến 5 giờ chưa bán xong thì bị thuế vụ rượt đuổi và cả gánh khoai bị họ giẫm đạp lên nát bét. Và cảnh má tôi ngồi nhìn khoai nát bét mà khóc…

    Chợt má tôi nói:

    – Có lẽ truyền hình quốc gia không cố tình đâu, con ạ.

    Má tôi nhân hậu, nhưng tôi thì không nhân hậu với những kẻ gọi má tôi là loài “ký sinh trùng”. Tôi dứt khoát:

    – Theo con biết, đó là một phóng sự đã được kiểm duyệt trước khi phát sóng. Trên một kênh khác, một thằng khác cũng đọc phóng sự này, nó chỉ bỏ chữ “trùng” và vẫn gọi má là sống “ký sinh”, tức ăn bám như giun như sán. Như vậy, không thể là lỗi của một thằng mà lỗi hệ thống. Không ngẫu nhiên mà trước đó, trong chiến dịch dẹp hàng rong ở Sài Gòn, không ít tờ báo nói dân bán hàng rong dơ bẩn, mất vệ sinh, lại còn đăng lời một đại gia có tên Nguyễn Văn Đực đòi đuổi dân bán hàng rong ra khỏi thành phố văn minh của chúng. Chúng xem dân bán hàng rong là ôn dịch đấy má.

    Má tôi thở ra một cái và nói:

    – Nếu thời chiến tranh mà chúng nó nói công khai như vậy thì má đã không tiếp tế lương thực cho chúng nó…

    Tôi an ủi má và hỏi:

    – Có lẽ cha mẹ nó không nói mà để dành cho con cháu chúng nó bây giờ nói. Nếu thời đó, cha mẹ chúng nó nói vậy thì má cũng không phải đi bán hàng rong, vì đã đi bán hàng rong thì thường phải làm nhiệm vụ cách mạng giao cho. Vậy không gánh hàng rong thì má phải làm gì để tiếp tế cho cán bộ?

    Mặt má tôi đanh lại. Má chỉ nói một câu gọn lỏn:

    – Má đi gánh cứt!
    CHU MỘNG LONG

    Trả lờiXóa
  8. Nguyên Đại
    22-9-2020

    Gã với tay lấy tờ báo “Nhân Dân” đọc để giết thời gian…Trong này, ngoài việc đọc báo vớ vẩn này thì không biết làm gì cả. Vào đây từ hôm 28-8, gã nhẩm… gần 4 tuần. Báo cho dân đọc mà, nên hơn nửa thế kỷ nay vẫn vậy: Đường lối đảng và chính phủ thì “lúc nào chả đúng”, và cách mạng thì “muôn thuở thành công”!

    Gã quên cái vụ đọc báo “Nhân Dân” từ lâu lắm rồi, có lẽ đã mấy chục năm. Gã không tưởng tượng ra là có ngày gã phải cố mà đọc. Tụi phản động nó bảo đọc mà muốn “ói” cũng không phải là cường điệu quá. Gã bất giác mỉm cười…

    Cái gì? Thằng Thưởng đòi lập viện triết học hả? Chắc là để nịnh bác Trọng thêm một chức viện trưởng nữa đây. Hồi nào tới giờ đảng có chấp nhận thứ triết học nào khác chủ nghĩa Mác-Lê đâu mà viện với chả vẹo. Cái chủ nghĩa Mác-Lê này đã hơn một thế kỷ rồi, “nghiêng-cứu” mấy đời rồi, bây giờ hết nghiêng, tới “đổ” luôn rồi, cứu gì mà cứu! “Bố thằng điên!” gã buộc miệng chửi.

    Gã ngồi trầm ngâm nhớ lại…

    Gần hai trăm năm trước, Mác [Karl Marx] học xong thần học, không kiếm được việc làm, ước mơ những người nghèo khổ được đổi chỗ với những người giàu có, rồi kiến tạo một xã hội bằng phằng, không có giai cấp. Mác không thực hiện được ước mơ đó và qua đời trong nghèo khó.

    Khoảng 50 năm sau, Lê-Nin [Vladimir Lenin] có tham vọng quyền lực, muốn lật đổ vua Nga. Muốn làm cách mạng thì phải có lực lượng và lòng căm thù. Lê-Nin vớ được lý luận của Mác, tập hợp những người nghèo và bọn lưu manh lại rồi giải thích rằng, lý do của sự nghèo túng của họ là do bọn người giàu “bóc lột” phải căm thù bọn chúng, giết bọn chúng để xây dựng nhà nước của “giai cấp vô sản”; vậy là “Cách Mạng Tháng Mười” diễn ra…

    Nhưng sau cách mạng, có hai vấn đề lớn không giải quyết được:

    1- Lãnh đạo của giai cấp vô sản bây giờ nó không chịu vô sản, nó không chịu “bằng phẳng” với dân. Không ưu đãi lãnh đạo, công an thì ai bảo vệ “nhà nước vô sản”, lấy ai trấn áp bọn “phản cách mạng”. Sự phân chia tài sản chung của nhà nước bắt buộc phải không đều: Có người nhiều, người ít. Vậy là lại nảy sinh giai cấp, nhưng sau cách mạng sự hình thành giai cấp và đấu tranh giữa các giai cấp còn khốc liệt, thê thảm hơn trước nhiều.

    Tụi “đảng lãnh đạo” giàu có bây giờ, không những chỉ có tiền như bọn tư bản địa chủ ngày trước; tụi nó còn có quyền lực, súng đạn, còn được những người nghèo “thành phần trung kiên với cách mạng” bảo vệ, được trí thức XHCN “bảo kê” nữa. Những người vô sản lý tưởng vẫn cứ vô sản… mất mạng, tử hình, tra tấn, chung thân.

    2- Các hình thức kinh tế tập thể đã không đem lại kết quả như Mác từng mơ ước. Nông trường tập thể chỉ có lụn bại vì “cha chung không ai khóc”. Công trường, nhà máy nếu thuần túy để công nhân lãnh đạo thì chỉ có chết; phải có đảng lãnh đạo. Chi bộ đảng phải xuất hiện nếu không thì bọn “thù địch” nó phá hỏng mất.

    Mà đảng vào thì tệ quan liêu, bao cấp, chạy đua để báo cáo thành tích… đảng ủy trở thành chủ mới, lần này họ có luật pháp, chính quyền, công an bảo kê. Các “ông trùm đỏ” trở nên bất khả xâm phạm. Công nhân vẫn tiếp tục bị bóc lột còn thậm tệ hơn trước, và hiệu quả công việc thì càng tệ hơn… Cho nên bác Mao nói, xã hội của Mác ba ngàn năm nữa cũng không có. Rồi thì… người ta kéo tượng Lê-nin xuống, lấy búa đập vô đầu.

    Nhưng thôi, mấy chuyện lý thuyết đó nhức đầu lắm, để cho “bố con” nó tự lừa, tự ngáo đá và “Trọng-Thưởng” với nhau…

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy hôm nay bụng gã đau thường xuyên hơn. Gã nghĩ: Thuốc ở nhà gởi vô cho mình, tụi nó mà đổi thành “thuốc của con Kim Tiến” thì cũng phiền! Tuy vậy, còn đỡ chứ nó đổi thành thuốc dành cho “thanh-quan[g]” thì “bỏ mẹ” thật. Gã lại giật thót không dám nghĩ nữa…

      Mấy hôm nay, tụi “nhóc con” có gọi mình lên thẩm vấn… Ối giời, “tao” là “vua thẩm vấn”; “tụi bay” không có cửa. Chiêu nào tao không biết, muốn không tao dạy thêm cho. Còn đánh tao hả, tụi bay chưa dám đâu… Thằng Trần Bắc Hà, nó bố lếu bố láo và ân oán nhiều quá! Tao thì tụi bay chưa dám đụng đâu…Đi chỗ khác chơi, các chú em…

      Nhưng ở trong này thì không giải quyết được việc gì cả, phải thoát ra ngoài rồi mới tính. Gã đã báo cáo là đang trị bệnh ung thư, xin về nhà để tiện việc chăm sóc. Thứ nhất là kêu gọi lòng nhân đạo của “các bác”: Ung thư rồi… sắp chết rồi… “tha cho người ta đi”. Thứ hai là các-bác cũng đâu muốn cháu chết trong tù, ít nhiều gì cũng mang tiếng. Nhưng vấn đề là mấy cái tên bác sĩ khám cho “mình” nó có nhận tiền để viết báo cáo theo ý mình không. Nó mà cứ viết theo “ý đảng” thì cái án này thành án… (khỉ thật, tụi miền Nam hay nói lái).

      Bao nhiêu năm “làm cách mạng” gã quá hiểu cái gì gọi là tình “đồng chí”, nhất là giữa các lãnh đạo với nhau. Lúc được thời, thì nó cười nịnh như “trâu hít…” giống như cái thằng Chu Hải Anh chuẩn bị thay cho gã làm chức chủ tịch Hà Nội. Lúc “xuống chó” thì tụi nó biến không thấy tăm hơi, ngon như “cha” Dũng, mà lúc “rớt”, rồi mẹ qua đời, đếch thằng nào tới, huống hồ là mình.

      Tụi “địch” nó bắn mình công khai, mình bắn lại… ăn thua là chuyện của anh hùng. Nhưng, đồng chí nó bán, nó “bắn” mình, tụi nó đâu có công khai, sơ suất là nó quất rụng ngay. Từ ngày rời khỏi trung học, bước vào nghề, gã đã hiểu chuyện này rồi. Tụi mày gọi tao là “Chung con”, nhưng tao không phải “con” đâu. Tao biết luật chơi! Lúc tao làm công an, truy án xét hỏi… tụi mày biết tao mà! Lúc tao “hiền từ” như con gái, trong vụ Đồng Tâm… tụi mày cũng biết tao mà…

      Gã lục lại trong danh sách các “đồng chí” của gã để giải quyết cái ca “ung thư” này. Gã ước mơ cái bệnh của gã nó “trở nên” nặng, thật nặng lúc này, chỉ lúc này thôi, để gã có thể may mắn thoát được chỗ này thì còn cơ hội trở mình, chứ ở trong này không giải quyết được việc gì cả… Gã lẩm bẩm, mình mà thoát được keo này thì khối thằng ước mơ “bị” ung thư… thằng Thăng, thằng Son, thằng Tuấn…

      Ước mơ bị ung thư! “Cách mạng vô sản” là cho tụi “vô sản” những ước mơ… Những ước mơ không bao giờ thành hiện thực, những ước mơ bị ung thư… Ngoi lên được như gã tới lúc này thì có một ước mơ. Ước mơ bị ung thư “thật” để được chết một cách bình yên. Gã vất tờ báo “Nhân Dân” sang một bên, nằm thở dài…cay đắng.

      Xóa
  9. Bữa tiệc chúng ta sắp chén đẫy hôm nay…

    Bữa cơm, toàn rau rừng của 7 đứa trẻ trong một câu chuyện đỉnh cao về tắc trách và máu lạnh.

    Chuyện như sau: Anh Xuyên, ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang- bố của 5 đứa trẻ họ Trương, nhưng trên giấy tờ thì lại là họ Chương. Có thể là do cách phát âm khi làm giấy tờ.

    Suốt bao năm, chỉ vì cái chữ Trương/Chương này mà gia đình không làm được hộ khẩu. Và 5/7 đứa con của anh, đứa lớn, đã 14 tuổi- suốt bao năm lâm vào cảnh thất học..

    Nguyên do không được đến trường là vì không có hộ khẩu.

    Quyền được giáo dục của trẻ em được ghi trong điều 37 Hiến pháp. Nhưng thực tế thì hiến pháp là hiến pháp, hộ khẩu là hộ khẩu mà kệ mẹ chúng mày là kệ mẹ chúng mày.

    Bữa trước, một thanh niên ở Từ Sơn, Bắc Ninh đã treo cổ tự vẫn trước những áp lực của cái nghèo và sự cùng quẫn.

    Dịch covid-19 đã khiến xưởng mộc của N bị ảnh hưởng. Anh, không rượu chè, cờ bạc, trai gái gì- nhưng không có cách gì để kiếm tiền.

    Không một xu, trong hoàn cảnh vợ dại, 2 con thơ. Trong hoàn cảnh bố câm điếc bẩm sinh, mẹ ung thư giai đoạn cuối, bà nội, đã ngoài 80, đau yếu liên tục.

    Có một chi tiết là năm ngoài, N đã phải bán đi một quả thận để có tiền chữa trị bệnh tật cho mẹ.
    Và rồi giờ đây, khi không còn gì để bán nữa.

    N, cũng như gia đình 7 đứa trẻ ở Tuyên Quang, đang sống ở đáy nghèo. Nghèo tiền bạc, nghèo chữ nghĩa, nghèo hiểu biết, nghèo cả tiếng nói trong xã hội này. Và, cái nghèo nhất là mất đi một lối thoát, một hi vọng.

    Hãy nhìn bữa cơm chỉ toàn rau. Và cơm có thịt chỉ là một ước mơ.

    Trong khi đó thì khắp nơi là cặp da, là quảng trường, tượng đài, là đấy, là 11 chữ ngót 11 tỉ bạc.

    Cụ Đoàn Phú Tứ, trong bữa tiệc đám cưới người nhà đại tá Trần Dụ Châu năm xưa đã viết gì nhỉ: “Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay, được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ".
    ĐÀO TUẤN

    Trả lờiXóa
  10. Những cái chết lãng nhách, những vụ đánh đập trẻ em tàn nhẫn trong trường mẫu giáo, những vụ giết người man rợ, những vụ bát nháo trong học đường, những vụ thờ cúng mông muội… Tất cả đều gây ra phẫn nộ và dẫn đến tranh cãi gay gắt, để rồi ngày mai sẽ có vài sự kiện kinh khủng tiếp theo, gây ra cơn phẫn nộ tiếp theo. Đất nước này giờ hệt như một bộ phim bị ai kéo dài bất tận. Đừng nói tôi bi thảm hóa vấn đề hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Những câu chuyện ấy xảy ra hàng ngày và được báo chí tường thuật hàng ngày. Sẽ là rất vô tri nếu vẫn nghĩ những sự việc kinh khủng ấy là đơn lẻ và không ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

    Bây giờ sự ác và cách sống ác đang tấn công tàn bạo và trực tiếp vào tầng lớp thấp nhất, những người được bảo vệ ít nhất, được trang bị kiến thức nền hạn chế nhất và có ít chọn lựa nhất. Như một tiến trình “phát triển” thông thường, sẽ đến lúc nó tấn công tầng lớp cao hơn, chạm đến chiếc cổng kín tường cao của thành phần giàu có hơn; và cuối cùng nó gõ cửa tầng lớp cai trị. Tôi đang thấy cái bóng của kẻ hủy diệt phủ rộng lên tất cả. Sẽ chẳng ai có thể thoát khỏi ảnh hưởng lây nhiễm của cơn “dịch ác” này. Không sự hủy diệt nào mà không có tiến trình thời gian. Chậm hay nhanh tùy vào khả năng ngăn chặn và ý muốn ngăn chặn. Không sự tàn phá cơ thể nào mà không mất một thời gian, nếu căn bệnh hiểm nghèo không được cứu chữa.

    Cái ác lan tràn mỗi lúc mỗi nhiều trên mọi miền thì vấn đề không còn là chuyện cá biệt hoặc mang tính địa phương. Một sự phân hủy xã hội, toàn diện, đang diễn ra. Nó là hậu quả tất yếu của một nền giáo dục tồi tệ, được định hình bằng những tư tưởng thảm hại “học và làm theo” và được quản lý bởi những viên chức hoặc bộ trưởng mà sự tự trọng và liêm sỉ còn tệ hơn học sinh tiểu học trường làng của nền giáo dục VNCH. Nó là hậu quả tất yếu của một sự đổ nát đạo đức được tạo ra bởi một thể chế được xây dựng trên căn bản và nền móng của cái ác và sử dụng sự bất nhân như cái trục xuyên suốt chiều dài lịch sử cai trị, đối với người dân lẫn với chính “đồng chí” của mình. Nó còn là hậu quả của việc ngược đãi thành phần trí thức, kể từ thời Hồ Chí Minh đến nay. Bộ hồ sơ dày cộm với những Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường trong quá khứ và những Trần Huỳnh Duy Thức trong hiện tại là bằng chứng cho điều đó...
    MẠNH KIM

    Trả lờiXóa

Best Blogger TipsBest Blogger Tips