Tiến sĩ Triết học Rupert Neudeck, ký giả, nhà hoạt động nhân đạo người Đức, ân nhân của hàng chục ngàn người tỵ nạn Việt Nam trên Biển Đông sau năm 1975, đã từ trần hôm 31-5, thọ 78 tuổi. Tên tuổi của ông gắn liền với Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức (Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e.V.) mà ông là người sáng lập vào năm 1982.
Vào đỉnh cao của làn sóng “thuyền nhân” năm 1979, nếu Pháp có “Ủy ban một con tàu cho Việt Nam” (Un bateau pour le Vietnam) vận động cứu giúp cho người tỵ nạn Việt Nam, thì tại Đức, vợ chồng TS. Neudeck cùng một nhóm thân hữu, trong đó có văn hào Heinrich Böll (Giải Nobel Văn chương 1972) đã thành lập Ủy ban “Ein Schiff für Vietnam” (Một tàu cho Việt Nam) và thuê con tàu Cap Anamur cứu người vượt biển Việt Nam.
Ba năm sau, TS. Neudeck cho thành lập một tổ chức cứu nguy với sứ mệnh tương tự, được đặt theo tên tàu Cap Anamur. Trong bối cảnh các nước Phương Tây dần dần đã không muốn nhận thêm người tỵ nạn Việt Nam, theo thống kê, 10.375 thuyền nhân Việt Nam đã được Cap Anamur vớt từ 226 ghe thuyền trên Biển Đông và đa số được đưa sang Tây Đức tỵ nạn trong sự phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).
Do bị quá tải và lo ngại trước nhiều nguy cơ khác nhau, đương thời, một số lý do đã được các chính phủ Âu - Mỹ đưa ra, mà trong đó đáng kể nhất là lập luận cho rằng người vượt biển Việt Nam là di dân kinh tế, ra đi vì mục đích kiếm sống chứ không phải tỵ nạn chính trị, do đó các quốc gia đã ký kết Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc về vị thế của người tỵ nạn không có bổn phận phải cứu vớt và tiếp nhận họ.
Radical Humaneness (Nhân đạo Cực đoan) - tiêu chí của phong trào Cap Anamur đã được thi sĩ Lê Trọng Phương nhắc lại trong một bài thơ ngắn tưởng niệm TS. Rupert Neudeck. Nhà văn Đoàn Minh Phượng, trong bài viết “Một con tàu” trên trang cá nhân thuộc mạng Facebook, đã diễn giải tiêu chí ấy của người sáng lập Cap Anamur là ông muốn “cứu người trước”, “cứu và không chờ thuyền nhân chứng minh bất cứ điều gì”.
“Cực đoan có nghĩa là tận gốc rễ, quyết liệt, không nhân nhượng. Trong khung cảnh chính trị phân cực (của thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi cuộc chiến Việt Nam mới kết thúc ít năm, và vẫn tồn tại hai nước Đức), thì chữ cực đoan cũng có nghĩa là mù quáng. Một chữ mang nhiều liên tưởng xấu. Nhưng TS. Neudeck cố ý lấy nó làm tính từ cho chữ Nhân đạo trong tiêu đề, là mục đích duy nhất của chương trình”, theo nhận định của Đoàn Minh Phượng.
TS. Neudeck với sứ mệnh nhân đạo cứu người của mình, đã: “Không nhân nhượng bên này một chút, bên kia một chút, mà nó ở bên trên. Trên mọi ý thức hệ, chính trị và tôn giáo. Nó không nhân danh gì khác, do đó không thể bị tấn công bởi ý thức hệ đối nghịch”. Đó là điều không phải ai cũng ý thức được, kể cả nhiều người vượt biển được Cap Anamur cứu vớt, và nghĩa cử của TS. Neudeck còn có thời sự tính trong khủng hoảng tỵ nạn hiện tại. NGUYỄN HOÀNG LINH
Tiến sĩ Triết học Rupert Neudeck, ký giả, nhà hoạt động nhân đạo người Đức, ân nhân của hàng chục ngàn người tỵ nạn Việt Nam trên Biển Đông sau năm 1975, đã từ trần hôm 31-5, thọ 78 tuổi. Tên tuổi của ông gắn liền với Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức (Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte e.V.) mà ông là người sáng lập vào năm 1982.
Trả lờiXóaVào đỉnh cao của làn sóng “thuyền nhân” năm 1979, nếu Pháp có “Ủy ban một con tàu cho Việt Nam” (Un bateau pour le Vietnam) vận động cứu giúp cho người tỵ nạn Việt Nam, thì tại Đức, vợ chồng TS. Neudeck cùng một nhóm thân hữu, trong đó có văn hào Heinrich Böll (Giải Nobel Văn chương 1972) đã thành lập Ủy ban “Ein Schiff für Vietnam” (Một tàu cho Việt Nam) và thuê con tàu Cap Anamur cứu người vượt biển Việt Nam.
Ba năm sau, TS. Neudeck cho thành lập một tổ chức cứu nguy với sứ mệnh tương tự, được đặt theo tên tàu Cap Anamur. Trong bối cảnh các nước Phương Tây dần dần đã không muốn nhận thêm người tỵ nạn Việt Nam, theo thống kê, 10.375 thuyền nhân Việt Nam đã được Cap Anamur vớt từ 226 ghe thuyền trên Biển Đông và đa số được đưa sang Tây Đức tỵ nạn trong sự phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).
Do bị quá tải và lo ngại trước nhiều nguy cơ khác nhau, đương thời, một số lý do đã được các chính phủ Âu - Mỹ đưa ra, mà trong đó đáng kể nhất là lập luận cho rằng người vượt biển Việt Nam là di dân kinh tế, ra đi vì mục đích kiếm sống chứ không phải tỵ nạn chính trị, do đó các quốc gia đã ký kết Công ước 1951 của Liên Hiệp Quốc về vị thế của người tỵ nạn không có bổn phận phải cứu vớt và tiếp nhận họ.
Radical Humaneness (Nhân đạo Cực đoan) - tiêu chí của phong trào Cap Anamur đã được thi sĩ Lê Trọng Phương nhắc lại trong một bài thơ ngắn tưởng niệm TS. Rupert Neudeck. Nhà văn Đoàn Minh Phượng, trong bài viết “Một con tàu” trên trang cá nhân thuộc mạng Facebook, đã diễn giải tiêu chí ấy của người sáng lập Cap Anamur là ông muốn “cứu người trước”, “cứu và không chờ thuyền nhân chứng minh bất cứ điều gì”.
“Cực đoan có nghĩa là tận gốc rễ, quyết liệt, không nhân nhượng. Trong khung cảnh chính trị phân cực (của thời kỳ Chiến tranh lạnh, khi cuộc chiến Việt Nam mới kết thúc ít năm, và vẫn tồn tại hai nước Đức), thì chữ cực đoan cũng có nghĩa là mù quáng. Một chữ mang nhiều liên tưởng xấu. Nhưng TS. Neudeck cố ý lấy nó làm tính từ cho chữ Nhân đạo trong tiêu đề, là mục đích duy nhất của chương trình”, theo nhận định của Đoàn Minh Phượng.
TS. Neudeck với sứ mệnh nhân đạo cứu người của mình, đã: “Không nhân nhượng bên này một chút, bên kia một chút, mà nó ở bên trên. Trên mọi ý thức hệ, chính trị và tôn giáo. Nó không nhân danh gì khác, do đó không thể bị tấn công bởi ý thức hệ đối nghịch”. Đó là điều không phải ai cũng ý thức được, kể cả nhiều người vượt biển được Cap Anamur cứu vớt, và nghĩa cử của TS. Neudeck còn có thời sự tính trong khủng hoảng tỵ nạn hiện tại.
NGUYỄN HOÀNG LINH