Có hay không "thế lực thù địch" muốn phá nát quan hệ Việt Mỹ? - Mời CA vào cuộc! |
Những ngày qua, trên các báo và các trang
mạng, nhiều người đã lên tiếng tranh cãi về việc cựu chiến binh Mỹ Bob
Kerrey được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của trường Đại học
Fulbright Việt Nam (FUV) mà chúng ta đều mong đợi với rất nhiều hy vọng,
mới được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tranh cãi đến nay chưa
xong.
Quả thật Bob Kerrey là một nhân vật không
hề đơn giản. Và cũng có thể, trong một chừng mực nhất định, trường hợp
của ông là rất tiêu biểu cho việc, dù muốn hay không, thì ta vẫn còn
phải nghĩ rất nhiều và cố mà thấu hiểu hơn nữa về cuộc chiến tranh đã
qua. Về những con người, từng con người, đã đi qua cái lò lửa địa ngục
ấy, bị nó đốt cháy và trui rèn. Số phận của họ, nỗi đau và trằn trọc
không dễ nguôi của họ. Nhất là những người còn sống sót và đang đối mặt
với cuộc sống hôm nay. Tôi, tôi cũng từng đi qua đó, và nay còn sống
sót. Nên tôi cũng muốn hiểu. Tôi quan tâm đến Bob Kerrey, trường hợp
kinh hoàng của ông ngày ấy, và cuộc đối mặt của ông hôm nay với thách
thức ông đang đảm nhận. Và cũng muốn tự nghĩ cả về chính mình.
Thạnh Phong/Bến Tre nơi xảy ra sự kiện - Tam Phước/Bến Tre nơi sinh ông Chủ tịch Thành phố HCM Nguyễn Thành Phong
Ngày 25/5/2016, tại Khách sạn Rex, TPHCM, ông Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định thành lập trường Đại học Fulbright (Fulbright University Vietnam – FUV) cho ông Bob Kerrey trước sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng.
Một sự trùng hợp lịch sử?
Ngày 25/5/2016, tại Khách sạn Rex, TPHCM, ông Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định thành lập trường Đại học Fulbright (Fulbright University Vietnam – FUV) cho ông Bob Kerrey trước sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng.
Một sự trùng hợp lịch sử?
Việt cộng dù có thật lòng "Hòa giải" hay không? Hình ảnh này vẫn là một biểu tượng cao đẹp |
Nhiều
người đã nói các chi tiết rồi, tôi chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Đầu năm
1969, Bob Kerrey là đại úy, chỉ huy một trung đội SEALs, kiểu đơn vị
biệt kích tinh nhuệ nhất hải quân Mỹ. Phân đội của ông được báo có lãnh
đạo cao cấp của Việt cộng sẽ họp cùng bí thư chi bộ địa phương ở Thạnh
Phong, một ấp nhỏ ven biển thuộc tỉnh Bến Tre. Ông cho đơn vị của mình
tập kích vào Thạnh Phong. Ông nói rằng ông không tự tay giết người, điều
ấy có thể tin, một người chỉ huy không nhất thiết phải tự mình bắn.
Nhưng ông thừa nhận ông chịu trách nhiệm toàn bộ: họ đã giết chết 24
người, trong đó có 14 phụ nữ và trẻ em cùng một ông già. Bob nói: “Cuối
cùng vẫn là những người phụ nữ đã chết, những đứa trẻ đã chết… vẫn là
cái chết.” Và là tội ác. “Tội lỗi đối với tôi là cảm giác đầy hủy
diệt…”. Suốt 32 năm nay. Suốt đời…
Sau
chiến tranh, Bob Kerrey từng là thượng nghị sĩ, là thống đốc bang, là
ứng viên tổng thống Hoa Kỳ, và trên tất cả các cương vị đó, ông đã có
đóng góp quan trọng và lâu dài cho quan hệ Việt – Mỹ và trao đổi giáo
dục giữa hai nước, ông cũng là một trong những nhân vật hàng đầu thiết
kế chương trình kiên trì suốt nhiều năm cho sự ra đời của FUV hôm nay.
Có thể nói không quá, ông đã làm tất cả cho Việt Nam, cho giáo dục Việt
Nam… Nhưng chưa bao giờ ông coi là có thể bù đắp tội lỗi đã gây ra.
Tôi
chưa từng gặp Bob Kerrey, nhưng tôi may mắn có một người bạn thân,
Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard, Chủ
tịch Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam (the Trust for University Innovation
in Vietnam – TUIV), đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho
FUV, cũng là người đã trực tiếp chọn Bob Kerry cho vị trí Chủ tịch Hội
đồng Tín thác FUV. Thomas Vallely kể với tôi rằng, khi những người bạn
cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của Bob Kerrey là thượng nghị sĩ
McCain và ngoại trưởng John Kerry đến gặp Bob để giúp ông trước nỗi ám
ánh tội lỗi đeo đẳng, thì Bob đưa ra cho các bạn một yêu cầu buộc họ
phải cam đoan: tuyệt đối không được bào chữa cho ông! Tôi nói với Thomas Vallely: “Vậy thì ông đã chọn rất đúng người lãnh đạo FUV!”.
Tôi
cũng nói với Vallely rằng, nhưng phần tôi, là một người cũng từng có
mặt trong suốt cuộc chiến tranh ấy, tôi thấy tôi cũng có bổn phận nói
điều này khi tôi đọc được câu Bob Kerrey trả lời phóng viên Vietnamnet.
Ông nói: “Hành động của tôi ở Việt Nam là kinh khủng và tôi tin đã được
điều tra kĩ càng. Đó không phải là Mỹ Lai. Tuy nhiên, như bộ phim tài
liệu sẽ sớm được phát của Ken Burns cho thấy: Chiến thuật của chúng tôi đã khiến ít nhất một triệu người vô tội thiệt mạng.”
Bob Kerrey không để cho ai bào chữa cũng quyết không tự bào chữa cho
mình, ông biết ông là một tội phạm không cầu mong được tha thứ, nhưng
đồng thời bằng trải nghiệm đau đớn nhất của mình, ông cũng chỉ ra mâu
thuẫn chết người trong cái mà ông gọi là “chiến thuật của chúng tôi”,
tức của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: để tiêu diệt Việt Cộng phải đánh
bật họ ra khỏi dân thường, ra khỏi “phụ nữ và trẻ con” (còn được gọi là
chiến thuật “tát nước để bắt cá”). Mà điều ấy là vô phương, bởi vì, đặc
biệt ở nông thôn, thời ấy, hai thực thể đó về căn bản là một. Không thể
đánh trúng cái này mà không đánh trúng cái kia! Không thể diệt Việt Cộng
mà không giết dân, đàn bà và trẻ con! Cho nên, cho phép tôi nói điều
này: Bob Kerrey là tội phạm, điều ấy ông đã đau đớn nhận, nhưng ông cũng
là nạn nhân. Nạn nhân bi thảm của cái “chiến thuật” nghe rất hay ho
kia. Bob Kerrey nhận ra mâu thuẫn chết người ở chiến thuật ấy, nhưng
không dùng nó để bào chữa cho mình. Điều đó là vĩ đại. FUV có được một
người đứng đầu như vậy là tuyệt đẹp. Và tôi cho lựa chọn của FUV là thật
nhân văn.
Còn
riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính
Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân
vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính
tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng
chết để che cho chúng tôi?
Hóa ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi…
Nguyên Ngọc/Bài gốc
Nguyên Ngọc/Bài gốc
"Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước, tôi nghĩ đây là sai lầm hết sức buồn. Tôi không ủng hộ vai trò của ông Kerrey ở Việt Nam," ông Jonathan London - Nhà xã hội học người Mỹ nhận xét, giải pháp 'tốt nhất' đối với ông Kerrey là rút khỏi vai trò này.
Trả lờiXóaÔng Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, yêu cầu Đại học Fulbright có quyết định 'phù hợp' về ông Bob Kerrey. "Người phát ngôn Bộ Ngoại giao trong cuộc họp báo chiều nay cho biết những đau thương mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được,"
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại đại học George Mason, Washington DC cho rằng, trong việc này chỉ có một câu hỏi rõ rệt là "có tha thứ hay không tha thứ". "Mỗi người sẽ nhìn ở một góc độ, cảm quan khác nhau và kinh nghiệm cá nhân khác nhau, tôi tôn trọng những ý kiến đó." Đối với Giáo sư Hùng: "Có hai điều, thứ nhất, là nó phù hợp với truyền thống mà Việt Nam vẫn nói là rộng lượng và tha thứ, thứ hai là phù hợp với chính sách của chính phủ là gác quá khứ, hướng tới tương lai."
Ông cũng nhắc tới bài viết của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu ví dụ về kinh nghiệm của người Nhật đối với Hiroshima và nước Mỹ, mà nhiều người coi việc Hoa Kỳ giữ Nhật Hoàng lại ngai vàng là hành động khôn ngoan và có lợi cho Hoa Kỳ.
Riêng về ông Kerrey, ông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá rằng ông Bob Kerrey đã chứng tỏ được hai điều kiện ở vai trò tại Đại học Fulbright là 'có khả năng và có uy tín'.
Cựu Đại tá quân đội Việt Nam Phạm Hữu Thắng nói ông Kerrey đã xin lỗi, và ông ấy "đã làm rất nhiều để có đại học Fulbright tại Việt Nam".
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt về việc nhìn nhận câu chuyện này từ góc độ thân nhân của các nạn nhân, vị cựu đại tá cho biết, có lẽ người thân của những người bị tàn sát "sẽ rất khó tha thứ".
"Hồi nhỏ khi tôi ở làng ven sông cũng đã từng bị bom Mỹ rà soát vào những khu dân cư của chúng tôi, chúng tôi đã từng chịu bom Mỹ từ nhỏ rồi, từ những thời năm 67, 68. Lúc đấy rõ ràng Mỹ chúng tôi coi như là ác thú.
"Tất nhiên là sau này có nhiều chiều thông tin thì chúng tôi cũng thấy rõ hơn, nhưng dù sao đi nữa, những hành động như thế rõ ràng ở những thời điểm như thế là không chấp nhận được.
"Tôi biết có nhiều người phản đối ông Bob Kerrey, nhưng theo tôi nghĩ đa số người dân Việt Nam sẽ tha thứ. Cái chính là do anh đến với thiện chí tốt.”
Về dư luận liên quan tới quá khứ của ông Bob Kerrey, tôi cho rằng đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ.
Trả lờiXóaChúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt. Chúng ta hãy cùng đọc những lời tâm sự đau đớn của ông Bob Kerrey được báo Quân đội Nhân dân ghi lại từ năm 2001, ngay sau khi sự kiện Thạnh Phong được công bố: “Nếu tôi mất cả hai tay, hai chân, cả thị lực, thính lực của mình, thì cũng không nhiều bằng những gì tôi đã mất đêm hôm đó… Tôi xin nhân dân Việt Nam tha thứ cho tôi”.
Ngày 29-5-2016, khi truyền thông Việt Nam nêu lại vấn đề này, ông Bob Kerrey tiếp tục thể hiện sự hối lỗi sâu sắc: “Tôi đã xin lỗi nhân dân Việt Nam về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách thành tâm và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại tới”.
Tôi nghĩ đó là những lời thốt ra từ gan ruột một con người hoàn toàn bất lực với việc sửa chữa lỗi lầm của mình.
Vì thế, ông đã tìm mọi cách khác để chuộc lỗi với nhân dân Việt Nam, trong đó có việc nỗ lực sử dụng vai trò Thượng nghị sỹ, cùng với Thượng nghị sỹ John McCain và Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi và gây sức ép lên Chính phủ Hoa Kỳ, yêu cầu bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Ông là người ủng hộ mạnh mẽ đàm phán các hiệp định thương mại giữa hai nước, cải thiện hệ thống giáo dục Việt Nam thông qua chương trình Fulbright.
Tổng thống Barack Obama, trong phát biểu trước thanh niên tại TPHCM ngày 25/5 vừa qua, đã cảm ơn và ghi nhận đích danh ông Bob Kerrey vì đã đi đầu trong quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước.
Tôi hiểu ông phải rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay, dù hiểu rõ hậu quả của nó, cũng vì để có cơ hội tốt nhất giúp cho dự án FUV thành công, hiến tặng nhân dân Việt Nam những kinh nghiệm quý báu mà ông tích cóp trong nhiều năm qua.
Những nỗ lực của ông Bob Kerrey là hoàn toàn chân thành và cần được ghi nhận.
Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc.
Nếu chúng ta không giầu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay.
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama và việc ra đời của FUV, theo tôi, là một cơ hội lịch sử để chúng ta chấp nhận sự hòa giải và nên là dịp để cả hai nước khép hẳn lại quá khứ, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp hơn, vì con cháu chúng ta và vì lợi ích lâu dài của dân tộc.
Hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết. Lịch sử thì không thể thay đổi, nhưng tương lai lại tùy thuộc vào mỗi chúng ta.
Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa.
ĐINH LA THĂNG
Ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TPHCM, tuyên bố trên báo Tuổi Trẻ ủng hộ ông Kerrey ở vị trí này vì rất có ích lợi cho đất nước. Bài báo Tuổi Trẻ bị gỡ xuống. Và bài viết tiếp theo của bà Tôn Nữ Thị Ninh bài xích ông Kerrey một cách hằn học hơn, lại được đăng lên! Nhân vật nào có đủ quyền lực gỡ bài của ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM? Thế lực nào đủ mạnh để buộc nhân vật đó làm điều này?
XóaTrong nước, vụ cá chết tuy chưa giải quyết, nhưng dư luận lại quan tâm đến một vấn đề khác nóng hơn. Đó là việc ông Bob Kerrey, một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh ở Việt Nam, được mời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).
Trả lờiXóaPhản ứng mạnh nhất, và sớm nhất, đến từ bà Tôn Nữ thị Ninh, một nhân vật ngoại giao Cộng Sản. Theo bà này :
“ông Bob Kerry hoàn toàn không thể giữ vị trí Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam. Và cũng không thể nhân danh tương lai mà bỏ qua sự thật ông đã là người đã trực tiếp tham gia vào cuộc thảm sát thường dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, người già tại thôn Thạnh Phong vào tháng 2/1969”
Vụ Thạnh Phong là như thế nào? Hãy xem bài của nhà văn Nguyên Ngọc.
Mới đây nhất, nhân vật ưa trình diễn Đinh La Thăng vốn không bỏ qua một cơ hội nào để lấy điểm người Sài Gòn cũng vội vã ý kiến (Xem trên)
Dường như, sợi dây thần kinh xấu hổ của các vị lãnh đạo cộng sản đã bị bất khiển dụng, đã bị tê liệt hết thuốc chữa rồi.
Trong chiến tranh, đối đầu nhau là hai bên tham chiến, sẵn sàng bắn giết nhau trước hết là để tự vệ, để sống còn. Mấy anh Việt Cộng ở Thạnh Phong chết nhát, không dám ra trực diện đối đầu với đám lính Mỹ súng ống đầy người, nên núp trong dân, lấy dân làm mộc che thân. Trong trường hợp này, “Collateral Damage” là điều không thể tránh khỏi. Thử hỏi, không có tin tình báo về mấy anh lãnh đạo cao cấp Việt Cộng đang tụ họp bàn chuyện gây xáo trộn ở địa phương thì làm gì xẩy ra vụ Thạnh Phong. Giết người, nhất là đàn bà, trẻ em, dù trong thời chiến, vẫn phải xem là có tội. Với vụ Thạnh Phong, đơn vị lính Mỹ dưới quyền ông Bob Kerrey có tội bao nhiêu thì đám lãnh đạo Việt Cộng chết nhát dùng dân che thân phải mang tội gấp hai lần như vậy. Không có đám hèn nhát các ông thì những người dân vô tội Thạnh Phong chắc chắn sẽ không phải chết oan. Để rồi ngày nay nói về sự kiện ấy với tư cách kẻ không có tội lên án kẻ có tội. Đó là một thái độ thiếu lương thiện với lịch sử, với chính vong linh những người chết oan năm ấy.
Cái giọng điệu của quý ông bà Việt Cộng hôm nay nói về Bob Kerrey, dù bênh hay chống việc ông ta được mời giữ chức vụ Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, đều cố tình làm ngơ chi tiết “không có lửa làm sao có khói” này. Lại còn mở miệng nhân nghĩa “vượt qua thù hận, vị tha”.
Tôi chưa bao giờ đồng tình với việc quân đội Mỹ có mặt ở miền Nam trước đây, vì sự có mặt của họ đã làm cho miền Nam mất chính nghĩa, không chỉ với người dân trong nước mà còn cả với thế giới vốn không hiểu biết nhiều lắm về thực chất cuộc chiến lúc bấy giờ. Bây giờ, người dân trong nước và thế giới có mở mắt ra thì mọi sự cũng đã rồi.
Thế nhưng đã hơn 40 năm sau cuộc chiến, những luận điệu tuyên truyền ấu trĩ thời chiến tranh vẫn cứ được đem ra nhai đi nhai lại. Để làm gì vậy? để xoa dịu cái mặc cảm ăn mày ăn nhặt hôm nay với kẻ cựu thù năm xưa chăng? Hay không dám nhìn thẳng vào mình, không dám nhận ra những sai lầm làm chết ba triệu con người Việt Nam để chẳng được cái tích sự gì, ngoài hơn hai mươi năm cố gắng thoát ra khỏi hậu quả của sự sai lầm năm xưa?
Nhìn lại mình khó đến vậy sao?
Chúng ta đã sống qua một giai đoạn lịch sử đầy những nhiễu nhương. Sai Đúng Phải Trái Sống Chết Công Tội đan lẫn vào nhau, xoắn xuýt vào nhau, thành búi, thành bó. Để gỡ những mớ rối rắm ấy cần thời gian rất dài. Mà những người trong cuộc nhiều nhất cũng chỉ còn vài năm nữa để sống. Sao mỗi người trong chúng ta không thể tự sòng phẳng với mình, tự lương thiện – dù chỉ một lần – với chính mình ? Mà giả như không thể làm được điều đó – vì nó khó quá, vì nó ngược lại với bản chất của con người mình – thì ít nhất, cũng đừng làm rối rắm thêm mớ rối rắm hiện nay, đừng mang thêm tội lừa dối các thế hệ mai sau nữa.
T.VẤN
Cái tên Bob Kerrey là liều thuốc thử mà Mỹ đặt ra cho phía Việt Nam. Đối với Mỹ, tìm một người để làm bất cứ một công việc gì có lẽ cũng không phải chuyện khó, nhưng tại sao lại là Bob Kerrey ngay trong thời điểm này?
Trả lờiXóaChỉ ngay sau khi Tổng thống Obama về nước, chúng ta lại thấy nội bộ trí thức Việt mâu thuẫn cỡ nào. Nếu chơi đánh cờ, rõ ràng phía Việt đã thua ngay từ những bước đi đầu tiên. Nhân đây mới thấy Mỹ chơi cờ cao tay ra sao, chỉ một cái tên Bob Kerrey đã khiến nội bộ Việt lủng củng thấy rõ.
Việc này chẳng làm nước Mỹ mất mát thứ gì, đối với họ chẳng qua là chiêu bài ngoại giao, họ chọn nhân vật thống soái chắc chắn có ý đồ/mục đích của họ.
Họ đâu có dở hơi mà đưa một kẻ giết thường dân năm xưa qua cho người Việt phán tội. Họ đưa một nhân vật chịu nhiều sức ép - chịu sự phản đối của ngay cả những học giả Mỹ - như Bob Kerrey qua để biết lòng dân Việt khác với lãnh đạo Việt như thế nào, họ muốn biết giới trí thức Việt sẽ phản ứng ra sao, họ muốn biết nỗ lực hòa giải của họ sẽ được soi dưới lăng kính nào, và hơn hết, họ muốn từ đó quyết định chiến lược tiếp theo đối với Việt Nam.
Chiến tranh luôn mang đến đau thương, lấy chuẩn mực đạo đức của thời bình để quy kết thế giới lửa đạn là điều không thể. Đến đây, tôi xin dùng từ “chọn lựa” thay cho “tha thứ”!
Khi không thể hoặc không biết có nên tha thứ hay không, mà phải đưa ra quyết định thì quyết định đó đương nhiên dựa trên sự chọn lựa. Sự chọn lựa này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành Fulbright, và rất có thể khiến cho phía Mỹ “suy nghĩ nhiều hơn” về tổng thể quan hệ ngoại giao hai nước.
Dĩ nhiên không thể ngây thơ cho rằng những người nói họ sẵn sàng tha thứ đồng nghĩa với nỗi đau của họ sẽ được vơi đi, không nên nhìn vào những ví dụ của sự tha thứ để áp đặt trường hợp, và cá nhân tôi cũng không hề nghĩ một cách suôn sẻ rằng tha thứ sẽ giúp cho dân tộc mạnh mẽ và phát triển như mong đợi. Nếu có tha thứ, thì tha thứ có lẽ cũng chỉ là một sự chọn lựa bất đắc dĩ trong trường hợp này mà thôi.
Cuối cùng, ngoài thời gian hàn gắn vết thương lòng, hãy để câu chuyện diễn ra tự nhiên như những gì nó bắt đầu. Tương lai sẽ chứng minh sự chọn lựa này là đúng hay sai, thực tế không nên sa đà vào câu chuyện này thêm nữa.
ANH THƯ