Trước nay, trong các chuyến công du,
lãnh đạo Việt Nam thường có thói quen mang theo những bức hoạ khảm xà cừ
hay sơn mài hình Chùa Một Cột, Vịnh Hạ Long…, những thứ này đã quá
nhàm. Chuyến đi của ông Trọng (Lú) có tính lịch sử, cũng nên mang theo một
món quà đặc biệt, có khả năng tạo ấn tượng nơi người nhận, và gây chú ý
trong dư luận nước chủ nhà.
Hãy nhìn vào lịch sử của Mỹ, để xem món quà nào do quốc khách tặng đã được chú ý nhiều.
Thời Tổng Thống đầu tiên George Washington,
món quà nhận được từ nước ngoài nổi đình đám nhất là chiếc chìa khoá
ngục Bastille của Pháp. Hầu Tước (Marquis) Lafayette vốn là một phụ tá
của Washington trong cuộc chiến dành độc lập cho Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Về Pháp, đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng 1789, Lafayette
được trao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng Vệ Binh Quốc Gia, và được giữ chìa
khoá Ngục Bastille. Tháng 3, 1790, Lafayette
gửi chiếc chìa khoá Bastille tặng Tổng Thống Mỹ.
George Washington rất trân trọng món quà
này, ông trưng bầy nó tại phòng khánh tiết Phủ Tổng Thống ở New York.
Khi thủ đô tạm đặt tại Philadelphia, ông cũng trưng bầy chiếc chìa khoá ở
đây. Trước khi về hưu năm 1797, chìa khoá Bastllle được đem về tư dinh
của Washington ở Mount Vernon, và vẫn còn giữ tại đó cho đến nay.
Món quà Khrushchev tặng Eisenhower trong
chuyến thăm nước Mỹ vào tháng 9 năm 1959 là một vật làm giống hệt vệ
tinh nhân tạo Sputnik thu nhỏ, đựng trong một cái hộp. Hai năm trước đó,
ngày 4 tháng 10, 1957, Liên Xô đã qua mặt Mỹ trong lãnh vực không gian,
bất ngờ phóng lên quỹ đạo quanh trái đất một vệ tinh nhân tạo nhỏ, hình
trái cầu, đường kinh hơn nửa mét với 4 que antenna, nặng 184 pounds,
mang tên Sputnik. So với ngày nay, vệ tinh này chỉ là một thứ đồ chơi,
sống được có bốn tháng, nhưng hơn nửa thế kỷ trước, nó đã gây chấn động
dư luận thế giới, khiến giới khoa học Mỹ mất ăn mất ngủ.
Lúc đầu, Khrushchev đã định mở món quà đặc
biệt này trước ống kính TV thế giới ngay khi tới Mỹ tại phi trường quân
sự Andrews, nhưng sau nghĩ lại, đã chỉ trao quà tại Bạch Ốc.
Từ hai món quà của Lafayette và Khrushchev,
có thể rút ra kết luận, món quà tặng của quốc khách cần mang tính lịch
sử, và có giá trị áp đảo về tinh thần. Món quà để TBT Trọng tặng TT
Obama gồm cả hai đặc tính trên, chính là Cây
Búa của đồng chí Nguyễn Văn
Thắng. Giá trị lịch sử ở chỗ chính nó là một di vật lịch sử đang được
trang trọng trưng bầy trong Bảo tàng Quân đội, và hình ảnh của nó trên
Đảng kỳ, và áp đảo ở chỗ người Mỹ nhìn thấy sẽ khiếp sợ.
Nếu cho rằng cây búa này đã trở thành bảo
vật quốc gia, không thể lấy ra khỏi viện bảo tàng để tặng nước ngoài,
thì có thể làm quà bằng một cái khác giống như vậy, hay theo kích thước
và trọng lượng nhỏ hơn, kiểu món quà Sputnik của Khrushchev, với lời dẫn
cả tiếng Việt và tiếng Anh vẫn để y hệt lời dẫn của cây búa nguyên
thủy. Điều này sẽ là cơ hội để TBT Đảng Cộng Sản VN khẳng định trước Hoa
Kỳ và thế giới rằng: “Chúng tôi có thể không hoàn hảo trong việc sử
dụng tiếng Anh, nhưng chúng tôi là bậc thầy trong lãnh vực sử dụng cây
búa một cách tuỳ tiện, dù trên con người, hay con
bò”.
Bài gốc đầy đủ: Cây búa – con người và con bò
Bài gốc đầy đủ: Cây búa – con người và con bò
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét