Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang hôm
nay dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đức Quốc xã ở Moscow,
trong khi nhiều quốc gia phương Tây tẩy chay sự kiện phô trương sức mạnh
quân sự rầm rộ này.
Chuyến thăm Nga của ông Sang kéo dài 3
ngày, theo lời mời của Tổng thống Vladimir Putin, không lâu sau khi hai
quốc gia kỷ niệm 65 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chủ tịch Việt Nam là một trong số các
nhà lãnh đạo của châu Á, trong đó có cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình, tới dự lễ duyệt binh quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn
người.
Đài truyền hình Việt Nam là một trong số ít các cơ quan truyền thông quốc tế tường thuật trực tiếp sự kiện này.
Tư chủ tịch và Sơn hợi hôm 09/5 tại Mạc Tư Khoa |
Trước đó, hôm 8/5, Chủ tịch Sang đã hội kiến Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga.
Theo báo chí trong nước, tại cuộc gặp
này, ông Sang nói rằng, “dù tình hình thế giới có nhiều biến chuyển
nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ, trân trọng và
biết ơn những tình cảm cùng sự giúp đỡ quý báu mà người cộng sản và nhân
dân Nga đã dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc”.
Hướng Đông
Việc đánh dấu Ngày Chiến thắng với sự
tham dự của nhiều quan chức từ châu Á cho thấy Nga đang hướng về phương
Đông trong khi căng thẳng với phương Tây gia tăng.
Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã tẩy chay quộc duyệt binh của Nga vì các hành động của nước này ở Ukraine.
Sử gia Nga Andrei Zubov nói với đài VOA
rằng việc phương Tây quay lưng lại với Nga đã khiến Moscow “xoay sang
các chế độ cộng sản và phi dân chủ”.
Trong khi phương Tây thực thi các biện
pháp chế tài kinh tế đối với Nga, Bắc Kinh và Moscow năm ngoái đã ký một
thỏa thuận 400 tỷ đôla về khí đốt thiên nhiên.
Ngay trong đám nguyên thủ lèo tèo, chỗ ngồi của anh kụ Ra-Ủn xem chừng yếm thế wá |
Trong lễ duyệt binh hôm nay, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình ngồi ngay sát bên phải Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Nhiều loại khí tài tối tân của Nga cũng đã ra mắt dịp này như xe tăng
chiến đấu T-14 Armata.
Tư chủ tịch "vị thế" còn được đứng hàng đầu |
Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng có mặt ở Nga
trong chuyến thăm “mang tính biểu tượng” tới quốc gia đồng minh trong
Chiến tranh Lạnh.
Ngoài ra, lần đầu tiên, quân đội Trung Quốc được mời tham gia diễu hành tại Quảng trường Đỏ với hàng nghìn binh sĩ Nga khác.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dự
kiến tới Nga tham dự các lễ kỷ niệm trong chuyến công du nước ngoài của
ông này kể từ khi lên nhậm chức, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì “các vấn
đề nội bộ”./VOA
Tuần này, Nga làm lễ kỉ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức. Cũng giống như VN, Nga cũng có diễu binh hoành tráng theo phong cách cẳng ngỗng. Nhưng theo tin tức tôi đọc được thì Chính phủ Nga mời 68 nguyên thủ các nước trên thế giới đến chia vui, nhưng chỉ có 20 đáp lời, một số thì từ chối thẳng thừng, một số thì do dự, một số thì im lặng không buồn trả lời. Nhưng cũng như trường hợp VN, cứ mỗi lần Nga kỉ niệm ngày đó là mỗi lần chúng ta biết thêm những sự thật xấu xa đằng sau cái chiến thắng đó.
Chẳng hạn sự kiện thảm sát Katyn (ảnh trên) ở Ba Lan. Những người Ba Lan mà tôi quen nhắc đến sự kiện này là họ giận tím mặt và không tiếc lời chửi Nga. Ngày 17/9/1939, Nga tấn công Ba Lan và bắt giam hơn 20 ngàn sĩ quan, binh lính, tu sĩ của Ba Lan. Họ bị giam ở khu rừng Katyn (phía Tây của Belarus và Ukraine). Sau đó, có văn bản của Tổng thanh tra Bộ Nội vụ Liên Xô là L. Beria gửi đến Stalin đề nghị bắn bỏ tất cả, không cần điều tra. Lí do là những tù binh này “không nhìn thấy sự hối cải của kẻ thù đối với lãnh đạo Xô Viết”. Stalin và Bộ Chính trị Nga phê chuẩn y đề nghị của Beria. Ngày 22/3/1940, lính Nga thực hiện cuộc thảm sát có tổ chức lớn nhất trong lịch sử Ba Lan và thế giới. Sự chiến thắng đi kèm theo sự thảm sát. Do đó, không ngạc nhiên khi lãnh tụ Ba Lan chẳng thèm tham gia buổi lễ diễu binh.
Dĩ nhiên, chưa nói đến con số 20 triệu người Nga hi sinh trong trận chiến. Sau chiến tranh, Stalin giam cầm gần 2 triệu người trong các trại tập trung. Hàng trăm ngàn người ở Tiệp, Ba Lan, Nam Tư, Hungary, v.v. cũng bị đưa vào trại tập trung. Ấy thế mà họ diễu binh ăn mừng thì quả là khó hiểu nổi họ suy nghĩ gì trong đầu.
Ở VN chúng ta may mắn là không có thảm sát như vụ Katyn. Nhưng lại có một “adverse effect” khác: hàng trăm ngàn dân quân cán chính phải đi tù “cải tạo”, hàng triệu người bỏ nước ra đi, và đất nước lâm vào cảnh nghèo khó. Cho đến nay, sau 40 năm chiến tranh kết thúc, tuy đất nước đã thống nhất về mặt chính trị, nhưng lòng người vẫn chưa thống nhất. Nói chung, tôi thấy chiến thắng nào của phe XHCN đều đi kèm theo thảm nạn sau đó.
Nhưng VN khác với Nga ở một điểm. Chúng ta có đựợc chứng từ và văn bản của Beria và những người trong Bộ chính trị Liên Xô đứng đằng sau vụ giết người rùng rợn ở Katyn. Còn ở VN, chúng ta không biết ai ra lệnh giam giữ người cải tạo. Đó là một sự thật chưa được tiết lộ. Chúng ta cũng không biết ai là thủ phạm đằng sau vụ thảm sát ở Huế (Tết Mậu Thân).
Như tôi có lần nhắc lời của chúa Jesus rằng “The truth will set you free” (sự thật sẽ giải thoát cho bạn). Khi nào sự thật vẫn còn lẫn tránh thì chúng ta chưa được giải phóng vậy. Những người dấu giếm hoặc che dấu sự thật, hay những kẻ chứa chấp cho sự gian dối phải liệt vào nhóm có tội với lịch sử. - NGUYỄN VĂN TUẤN
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trình bày một sự thật về chuyện bà sẽ không tham dự lễ diễu binh tại Nga nhằm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát-xít Đức. Lý do không phải là một vấn đề mặc cảm từ kẻ thua cuộc, mà nước Đức muốn bày tỏ thái độ không ủng hộ hình thái Phát-xít mới đang xuất phát từ nước Nga, qua sự kiện Ucraina và Crimea. Thế nhưng sau lễ kỷ niệm một ngày, ngày 10 tháng 5, bà Angela Merkel sẽ đến đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô danh ở Nga.
Nước Đức cũng như nhiều quốc gia khác như Mỹ, Anh, Pháp, Ba Lan… đã từ chối không tham dự lễ diễu binh ở Nga, mặc dù chiến thắng Phát-xít Đức không riêng về nước Nga. Mỗi quốc gia đều kỷ niệm ngày lịch sử này bằng các cách khác nhau trong hòa bình và mơ ước đến tương lai, và không có diễu binh. Đối với họ, có thể dùng xe tăng và hình tượng chiến thắng, giải phóng… sẽ trở nên thô bỉ và kiêu ngạo khi nhắc về nỗi đau của đồng loại.
Nhờ sự thật, tôi cũng nhận ra rằng chung quanh mình vô số kẻ nói dối như một bản năng. Nói dối dù chỉ để làm tươi hồng thêm màu sắc giả tạo đã có. Ngày 9 tháng 5, kỷ niệm 70 chiến thắng Phát-xít Đức, trên trang của VOV có bài chính luận, khẳng định rằng chiến thắng của người Nga là “tiền đề vững chắc để làm nên một Điện Biên lừng lẫy 5 châu chấn động địa cầu, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975 và đang tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế thành công như ngày nay”. Nhiều năm trước, nếu không có sự thật, có thể tôi và các bạn đã tin những dòng chữ đanh thép và kêu vang này là trí tuệ, là sự thật.
Nước Nhật, một trong những quốc gia phe Trục bị lên án, cũng đã nhìn lại Đệ nhị Thế Chiến bằng sự thật lịch sử. Phát biểu nhân dịp này, hoàng thái tử Naruhito nói rằng xin đất nước và dân tộc Nhật bản hãy cùng nhau “nhìn lại quá khứ một cách khiêm tốn nhất”. Nhìn lại khiêm tốn, để thấy rõ công và tội hiển hiện trong lịch sử.
Nếu được nhìn đủ công – tội như vậy, mới hiểu vì sao với hơn 20 triệu người đã chết trong Đệ nhị Thế chiến nhưng chính quyền Liên Xô vẫn bị căm ghét ở Châu Âu, khi lạm dụng chiến thắng và cai trị. Cũng như chúng ta cũng phải tự hỏi vì sao người dân Campuchia vẫn có nhiều người căm ghét Việt Nam, dù đã giải phóng cho họ năm 1979.
Sự thật lịch sử cho thấy Liên Xô đã dùng xe tăng nghiền nát người đòi tự do ở Hungary vào 1956, thảm sát ở Tiệp Khắc vào năm 1968. Sự thật cho thấy Cuba và Triều Tiên không phải là thiên đường, các lãnh tụ cộng sản ở Đông Âu hay Châu Mỹ chỉ là những tên độc tài hoang tưởng. - TUẤN KHANH
Nguồn các bài trên: -Anh
Ba Sàm
Bài cũ: -Tháng tư đen và nỗi buồn Sơn Hợi
Bài cũ: -Tháng tư đen và nỗi buồn Sơn Hợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét