Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt
Tường trình từ Yangon
YANGON, Myanmar (NV) -“Miến Ðiện đang thay đổi. Và thay đổi đến độ chóng mặt”, cô Moe Moe Najing nói với phóng viên Người Việt.
Tường trình từ Yangon
YANGON, Myanmar (NV) -“Miến Ðiện đang thay đổi. Và thay đổi đến độ chóng mặt”, cô Moe Moe Najing nói với phóng viên Người Việt.
Ngồi cạnh người tài xế, lúc xe chạy trên đường University Avenue và đi ngang qua ngôi biệt thự của Aung San Suu Kyi, cô bảo, người dân chúng tôi vô cùng sững sờ và hoàn toàn không ngờ có ngày được phép thong dong ngay trước cửa nhà của “Daw,” người lãnh đạo Liên Ðoàn Toàn Quốc Ðấu Tranh Vì Dân Chủ.
Daw, có nghĩa là The Lady, là cách gọi yêu thương trang trọng mà dân chúng Myanmar dành cho bà Aung San Suu Kyi. Nhiều người dân tại đây vẫn gọi tên đất nước của họ bằng tên cũ “Burma” tức Miến Ðiện.
Con đường chạy ngang nhà Daw khá rộng, nhựa trải đường mới còn thơm mùi khói. Cô Moe nói, thế giới bên ngoài không biết, là chỉ trong thời gian vỏn vẹn ba ngày, con đường được làm mới như thế này chỉ vì chuyến viếng thăm của Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton. Và sau đó là một loạt nhân vật quan trọng của Tây phương. Học xong cao học môn lịch sử Ðại Học Yangon, cô Moe đang lấy bằng tiến sĩ và đang tạm kiếm sống bằng nghề hướng dẫn viên du lịch.
Cô Moe còn hóm hỉnh kể một chuyện tiếu lâm nhân gian: “Có một người Anh không có hai chân mà vẫn leo lên được đỉnh núi Everest, một người Mỹ không có tay mà vẫn lội băng ngang vùng biển Manhche, còn đất nước chúng tôi, nhà cầm quyền không có tim mà vẫn cai trị nửa thế kỷ qua.” Nhưng bây giờ thì khác rồi, cô Moe nói.
Người chủ quán Pandonmar ở ngay trung tâm Yagon cũng nói như thế. Chỉ vào tấm hình treo trên tường chụp phái đoàn 4 thượng nghị sĩ Mỹ do John McCain cầm đầu, người chủ quán bảo, họ đã đến đây ăn sau cuộc họp với Daw và họ không ai thèm biết đến thủ đô mới của đất nước chúng tôi là Naypyidaw mà chỉ nói về thủ đô cũ là Yangon. Nhưng họ biết là các tướng lãnh cầm quyền xứ chúng tôi vì tin phong thủy nên mới dời đô như vậy.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain và bà Aung San Suu Kyi (trên) Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và bà Aung San Suu Kyi (ảnh dưới) tại tư gia của bà ở Rangoon, năm 2011.
Mời phóng viên Người Việt ly nước trà truyền thống, ông chủ quán bảo, chúng tôi đang chuyển mình hướng tới dân chủ, hy vọng đám tướng lãnh Junta lần này sẽ thật sự thay đổi chứ không như những lần đàn áp dân chủ dã man như trong cuộc nổi dậy của dân chúng năm 86 và lần phủ nhận kết quả bầu cử năm 89, khi Daw và những đồng chí của bà chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử Quốc Hội.
Daw, hình ảnh của bà và thân phụ bà, Tướng Aung San, người hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập được rất nhiều nơi trên đường phố Yagon, thậm chí tại một ngôi chợ quê trên đường đi tới thắng cảnh số một của Myanmar là Golden Rock Temple. Qua lời người thông dịch, người đàn ông bán hàng bảo, chỉ cách đây chưa đầy một năm, ai dám đề cập đến Daw là có thể bị bắt chứ đừng nói đến việc bán hình ảnh Daw trên đường phố.
Ông Trần Nguyên Thắng, người điều hành văn phòng chuyên tổ chức tour du lịch ở California và từng đến Myanmar nhiều lần, nhận xét, so với hai năm trước đây, mọi sự thay đổi nhiều, đường phố sạch sẽ hơn, hạ tầng cơ sở khá hơn, đời sống người dân dễ thở hơn rất nhiều, và chính phủ đang cố hội nhập với thế giới.
Myanmar là một trong 10 nước thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á, dân số tròm trèm 60 triệu, với 8 sắc dân chính, Kachin, Kayah, Kayin, Chin, Bamarinion, Rakhine và Shan; đa số dân theo Phật Giáo tiểu thừa, 4% Công Giáo, một số nhỏ là Hồi Giáo; nguồn thu nhập chính là nông nghiệp, có nhiều quặng mỏ và, nổi tiếng trên thế giới là nơi xuất cảng hồng ngọc và đá quý.
Hơn nửa thế kỷ dưới sự cai trị của Junta, nhóm tướng lãnh quân phiệt, để lại một đất nước nghèo đói, lạc hậu vì bị các nước Tây phương cấm vận kinh tế; bây giờ Miến Ðiện đang chuyển mình với sự lèo lái của Tổng Thống Thein Sein; nhưng dấu vết của một thời tụt hậu vẫn còn nhan nhản: Phi trường quốc tế Ragon trông buồn thiu, không đủ tiêu chuẩn để tiếp đón du khách, nhà vệ sinh vẫn còn dùng loại bàn cầu ngồi bệt, thủ tục nhập cảnh luộm thuộm mất quá nhiều thì giờ của khách thập phương, Internet trì chậm, điện thoại viễn liên quá đắt, đổi ngoại tệ lấy tiền bản xứ thì ôi thôi, giấy tiền có nếp gấp ở giữa là bị chê ngay... Ðược cái là người dân hiền hòa, thân thiện, chịu khó.
Công cuộc đổi thay vẫn còn đang tiếp tục. Có được ngày hôm nay, phải kể công đầu là Daw và những thành viên Liên Ðoàn Toàn Quốc Ðấu Tranh vì Dân Chủ. Chính thái độ kiên trì không chùn bước và sẵn sàng hy sinh dấn thân đấu tranh của Daw và các thành viên của Liên Ðoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, cùng với việc cấm vận của các nước phương Tây đã đẩy đám Junta phải nhượng bộ. Nhưng cũng nên khâm phục cựu Tướng Thein Sein nay đang là tổng thống, vì ông đã từng bước một dám chia tay với quá khứ độc tài toàn trị của tập đoàn ông và trả lại quyền làm người cho dân chúng.
Con đường trước mắt chắn chắn vẫn còn chông gai nhưng ít nhất dân chúng Myanmar đã thấy lấp ló trước mắt một tương lai dân chủ.
Daw, hình ảnh của bà và thân phụ bà, Tướng Aung San, người hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập được rất nhiều nơi trên đường phố Yagon, thậm chí tại một ngôi chợ quê trên đường đi tới thắng cảnh số một của Myanmar là Golden Rock Temple. Qua lời người thông dịch, người đàn ông bán hàng bảo, chỉ cách đây chưa đầy một năm, ai dám đề cập đến Daw là có thể bị bắt chứ đừng nói đến việc bán hình ảnh Daw trên đường phố.
Ông Trần Nguyên Thắng, người điều hành văn phòng chuyên tổ chức tour du lịch ở California và từng đến Myanmar nhiều lần, nhận xét, so với hai năm trước đây, mọi sự thay đổi nhiều, đường phố sạch sẽ hơn, hạ tầng cơ sở khá hơn, đời sống người dân dễ thở hơn rất nhiều, và chính phủ đang cố hội nhập với thế giới.
Myanmar là một trong 10 nước thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á, dân số tròm trèm 60 triệu, với 8 sắc dân chính, Kachin, Kayah, Kayin, Chin, Bamarinion, Rakhine và Shan; đa số dân theo Phật Giáo tiểu thừa, 4% Công Giáo, một số nhỏ là Hồi Giáo; nguồn thu nhập chính là nông nghiệp, có nhiều quặng mỏ và, nổi tiếng trên thế giới là nơi xuất cảng hồng ngọc và đá quý.
Hơn nửa thế kỷ dưới sự cai trị của Junta, nhóm tướng lãnh quân phiệt, để lại một đất nước nghèo đói, lạc hậu vì bị các nước Tây phương cấm vận kinh tế; bây giờ Miến Ðiện đang chuyển mình với sự lèo lái của Tổng Thống Thein Sein; nhưng dấu vết của một thời tụt hậu vẫn còn nhan nhản: Phi trường quốc tế Ragon trông buồn thiu, không đủ tiêu chuẩn để tiếp đón du khách, nhà vệ sinh vẫn còn dùng loại bàn cầu ngồi bệt, thủ tục nhập cảnh luộm thuộm mất quá nhiều thì giờ của khách thập phương, Internet trì chậm, điện thoại viễn liên quá đắt, đổi ngoại tệ lấy tiền bản xứ thì ôi thôi, giấy tiền có nếp gấp ở giữa là bị chê ngay... Ðược cái là người dân hiền hòa, thân thiện, chịu khó.
Công cuộc đổi thay vẫn còn đang tiếp tục. Có được ngày hôm nay, phải kể công đầu là Daw và những thành viên Liên Ðoàn Toàn Quốc Ðấu Tranh vì Dân Chủ. Chính thái độ kiên trì không chùn bước và sẵn sàng hy sinh dấn thân đấu tranh của Daw và các thành viên của Liên Ðoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, cùng với việc cấm vận của các nước phương Tây đã đẩy đám Junta phải nhượng bộ. Nhưng cũng nên khâm phục cựu Tướng Thein Sein nay đang là tổng thống, vì ông đã từng bước một dám chia tay với quá khứ độc tài toàn trị của tập đoàn ông và trả lại quyền làm người cho dân chúng.
Con đường trước mắt chắn chắn vẫn còn chông gai nhưng ít nhất dân chúng Myanmar đã thấy lấp ló trước mắt một tương lai dân chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét