Cảnh sát chống bạo động nã hơi cay và dùng dùi cui để tấn công người biểu tình tại Hong Kong. Cuộc đối đầu căng thẳng đã biến thành bạo lực trong tuần thứ 12 của làn sóng phản đối.
Hàng ngàn người biểu tình, nhiều người đội mũ cứng và đeo mặt nạ phòng khí độc, diễu hành qua khu công nghiệp Kwun Tong hôm thứ Bảy và bị cảnh sát chặn đường. Một số người biểu tình dùng súng cao su bắn đá, khiến cảnh sát ra tay.
Người biểu tình hôm thứ Bảy đối diện với cảnh sát trong vài giờ đồng hồ bên ngoài một đồn cảnh sát tại Kwun Tong.
Họ đòi phải dỡ bỏ các cột đèn thông minh, nơi mà giới chức nói là chỉ để nhằm đo mức độ ô nhiễm không khí, nhưng người biểu tình sợ rằng chúng được dùng để cài đặt hệ thống theo dõi của Trung Quốc, gồm cả cài đặt thiết bị gắn công nghệ nhận diện.
Cuộc đối đầu kết thúc khi một số người biểu tình ném gạch đá và các chai nước vào cảnh sát. Cảnh sát phản ứng bằng việc tấn công lại bằng dùi cui.
Một số người đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tình trạng bạo lực nổ đã phá vỡ bầu không khí yên tĩnh nhưng ngột ngạt vốn đã lơ lửng từ hơn một tuần nay.
Hàng trăm ngàn người biểu tình đã tuần hành trong ôn hòa hôm Chủ Nhật tuần trước, và muốn tăng cao tinh thần trước cảnh sát.
"Tôi biết rằng xử sự ôn hòa sẽ không giải quyết được vấn đề," Ryan, một người biểu tình là sinh viên, 19 tuổi, nói với hãng tin AFP. "Chính phủ sẽ không thèm đáp lại cuộc biểu tình ôn hòa," anh nói. (BBC)
Có một mẩu đối thoại được nhiều người Hong Kong lan truyền gần đây trên các trang mạng xã hội.
Trả lờiXóaCâu chuyện được kể theo lời của một thầy giáo dạy “đại cương” (tạm dịch từ “General education” – thường được chỉ hoạt động truyền tải các nội dung về nền tảng kỹ năng, kiến thức, tư duy, văn hóa và xã hội, nhằm hướng đến việc phát triển nhân cách của người học).
Khi đang đi ngoài đường, thầy bị hai cảnh sát vác súng chặn lại đòi tra xét.
– Cảnh sát: Chúng tôi muốn xem thử trong ba lô của anh có chứa thứ gì phạm pháp không.
– Thầy: Cứ tự nhiên.
– Cảnh sát: Chúng tôi muốn kiểm tra cả bóp của anh.
– Thầy: Được.
– Cảnh sát: Ồ, có bằng dạy học, anh là thầy giáo à? Anh dạy môn gì vậy?
– Thầy: Tôi dạy đại cương.
– Cảnh sát: Chính là mấy ông thầy như các anh dạy hư đám học sinh, làm tụi nó bây giờ suốt ngày ra đường đi quậy phá! (khẩu khí bắt đầu lên cao)
– Thầy: Tôi cầm phấn dạy dỗ thế hệ sau vẫn còn tốt hơn nhiều việc các anh cầm gậy múa may “dạy bảo” họ.
– Cảnh sát: (im lặng)
– Thầy: Các anh còn muốn tra hỏi gì không? Không thì tôi đi tiếp đây.
– Cảnh sát: Anh đi đi.
Cuộc đối thoại này có thật sự xảy ra hay không thì không có cách nào xác nhận. Nhưng việc nó được lan truyền nhanh chóng cho thấy một tâm trạng đồng nhất, hay ít nhất là phổ biến trong nhiều người Hong Kong vào thời điểm này.
Họ xem cảnh sát là phe ác, không chỉ đi áp bức người khác mà còn chuyên đi gieo rắc những cái xấu cho thế hệ tương lai.
Cảnh sát thì ngược lại, ngày càng xem những người dân Hong Kong, hoặc ít nhất là những người tham gia hoặc/và ủng hộ biểu tình, là kẻ thù.
Người ta có thể nghe thấy cảnh sát trong lúc dàn quân đi giải tán người biểu tình không ngần ngại hét vang “tất cả bọn gián biến đi ngay!”.
Ngay cả trong thông cáo của mình, Hiệp hội Cảnh sát (tổ chức nghiệp đoàn của cảnh sát Hong Kong) cũng công khai gắn người biểu tình với loài côn trùng không mấy được ưa thích này.
Còn người biểu tình thì tất nhiên không kiêng nể gì khi sẵn sàng gọi cảnh sát là “chó”, bên cạnh vô số những từ chửi rủa khác.
Khi mà phong trào phản kháng của người Hong Kong đã kéo dài sang đến tuần thứ 11, các bên tham gia dường như không còn đủ kiên nhẫn với nhau.
Với sự giận dữ liên tục bị dồn nén, họ càng lúc càng thấy phía đối diện của mình mất đi hình dáng người.