Từ khi một số rất lớn dân Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối dữ dội dự luật dẫn độ (được đưa ra thảo luận vào tháng 4, 2019) và đòi có dân chủ hơn từ tháng 6 đến nay, nhiều người đã suy nghĩ và đặt câu hỏi:
“Liệu Xi Jinping có đem xe tăng qua dẹp biểu tình ở Hong Kong – như Deng Xiaoping đã làm ở Thiên An Môn ngày 4 tháng 6/1989 hay không?”
Có lẽ nhiều người sẽ cười và cho rằng đó chỉ là một câu hỏi bi quan, vô căn cứ. Lo bò trắng răng!
Nhưng đã gần hai tháng, người dân Hong Kong vẫn tiếp tục biểu tình, tăng phần bạo động; họ chiếm cứ công sở, chiếm bót cảnh sát, cảnh sát bị cáo buộc đã dùng bạo lực, tấn công nhà báo, v.v..
Rồi cuộc biểu tình chuyển sang ủng hộ dân chủ, đòi tự do hơn và ít lệ thuộc hơn vào chính quyền ở Hoa lục bắt đầu hồi tháng 7, có tuyệt thực, có sự tham dự của người lớn tuổi; đến cuối tháng, dân Hong Kong đã tụ tập, ngồi phản đối ở phi trường.Sang tháng 8, nhiều thành phần xã hội khác nhau đã xuất hiện trong những cuộc biểu tình, từ khối chuyên viên tài chính, đến y giới và công chức; sau cuộc tổng đình công ngày 5 tháng 8 là sự tham gia của giới luật gia, rồi giáo dân Thiên Chúa giáo và tiếp tục những cuộc biểu tình ở Phi trường chống lại bạo lực của cảnh sát...
Tình cảm của người dân Hong Kong đang cao vời vợi, e rằng không ai lui bước trước bạo lực của cảnh sát...
Tuy không ai có thể đoán được trước Xi Jinping sẽ làm gì, nhưng phần lớn người ta tin rằng dân Hong Kong sẽ không còn những lời dằn mặt hay cảnh cáo từ Bejing nữa. Tai sao? Vì Beijing đã tuyên bố “ưu tiên cấp bách nhất là khôi phục tình trạng bình thường”, mà ai cũng thể hiểu rằng Beijing muốn tuyên bố “chúng tôi sắp hết kiên nhẫn”.
Ngày Quốc khánh 1 tháng 10 sắp tới kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến tình trạng trở nên cấp bách hơn nữa.
Ngày Quốc khánh 1 tháng 10 sắp tới kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến tình trạng trở nên cấp bách hơn nữa.
Đối với tất cả những điểm vừa kể là viễn cảnh đem xe tăng sang Hong Kong sẽ làm mất mặt Tập Cận Bình và rõ ràng đó là thất bại lớn của chính sách “một quốc gia hai hệ thống”. Xi Jinping có sẵn sàng trả giá này để “ổn định” Hong Kong không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét