Nước đã sinh ra vô vàn vật sống, các loài chim đã bay trên mặt đất và dưới bầu trời.
Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. Rồi đã có muôn loài sinh sôi nảy nở đầy rẫy trong nước trên đất dưới bầu trời. Đó là ngày thứ năm của cuộc khai thiên lập địa. Đến ngày đó tuy chưa có loài người, nhưng Thiên Chúa đã quyết định trong vũ trụ chỉ có hai loài: "Loài có hơi thở" và "Loài không có hơi thở".
Ngày hôm sau Thiên Chúa phán: "Ta dựng nên loài người theo hình ảnh Ta. Nó sẽ cai trị chim trời, cá bể, các súc vật, các thú rừng và các côn trùng bò trên đất". Thiên Chúa sẽ dựng nên loại Người giống hình ảnh Chúa. Liền có như vậy.
Chúa ngắm nhìn mọi sự mình tạo thành, thấy rất tốt lành. Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. Đó là ngày thứ sáu. Rồi Người cho phép:
– Con người được ăn tất cả các loài có hơi thở và không có hơi thở.
– Các loài có hơi thở khác ăn lẫn nhau và ăn thêm cả loài không có hơi thở.
Gà là một loài có hơi thở đã ăn giun-ăn dế, ăn thóc, ăn cỏ, đôi khi ăn cả sỏi đá nữa. (Sỏi đá không thở tí nào).
Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. Rồi đã có muôn loài sinh sôi nảy nở đầy rẫy trong nước trên đất dưới bầu trời. Đó là ngày thứ năm của cuộc khai thiên lập địa. Đến ngày đó tuy chưa có loài người, nhưng Thiên Chúa đã quyết định trong vũ trụ chỉ có hai loài: "Loài có hơi thở" và "Loài không có hơi thở".
Ngày hôm sau Thiên Chúa phán: "Ta dựng nên loài người theo hình ảnh Ta. Nó sẽ cai trị chim trời, cá bể, các súc vật, các thú rừng và các côn trùng bò trên đất". Thiên Chúa sẽ dựng nên loại Người giống hình ảnh Chúa. Liền có như vậy.
Chúa ngắm nhìn mọi sự mình tạo thành, thấy rất tốt lành. Đã có một buổi chiều và một buổi sáng. Đó là ngày thứ sáu. Rồi Người cho phép:
– Con người được ăn tất cả các loài có hơi thở và không có hơi thở.
– Các loài có hơi thở khác ăn lẫn nhau và ăn thêm cả loài không có hơi thở.
Gà là một loài có hơi thở đã ăn giun-ăn dế, ăn thóc, ăn cỏ, đôi khi ăn cả sỏi đá nữa. (Sỏi đá không thở tí nào).
"Phải tôn vinh và phục vụ con người, vì chí ít cũng là tôn vinh và phục vụ hình ảnh Chúa". Gà trống đã dạy các con như thế. "Cả mẹ nó nữa, mẹ mái mơ thân thương, tươi ròn, ấm áp của các con tôi, cũng phải dặn dò các con tôi như thế". Gà trống đã nói với vợ như thế. Rồi ngẩng cao đầu kiêu hãnh, trịnh trọng dẫm những bước chân khẳng định chân lý, đi quanh cô vợ mái mơ và đàn con chiếp chiếp thơ ngây.
– Cục – Cục, Chíp – chíp chàng ơi. Mai là ngày rằm đấy.
– Em yêu, anh hiểu. Anh biết. Em hãy ở lại chăm nom đàn con.
– Trốn đi chàng ơi, ngày mai NGƯỜI sẽ cắt tiết chàng để cúng tổ tiên và nhắm rượu đấy.
– Cục – Cục, Chíp – chíp chàng ơi. Mai là ngày rằm đấy.
– Em yêu, anh hiểu. Anh biết. Em hãy ở lại chăm nom đàn con.
– Trốn đi chàng ơi, ngày mai NGƯỜI sẽ cắt tiết chàng để cúng tổ tiên và nhắm rượu đấy.
– Không, không là không… Em yêu, anh muốn nói cho em hiểu rằng: "Đêm và sáng sớm mai anh còn phải gáy".
-Thôi, thiếp xin chàng, rằm và mùng một chớ chủ quan, hãy trốn đi rồi thỉnh thoảng lẻn về với em. Hôm mùng một đầu tháng NGƯỜI đã cắt tiết một cụ gà trống thiến rồi.
-Thôi, thiếp xin chàng, rằm và mùng một chớ chủ quan, hãy trốn đi rồi thỉnh thoảng lẻn về với em. Hôm mùng một đầu tháng NGƯỜI đã cắt tiết một cụ gà trống thiến rồi.
Để giữ giọng mà im lặng là vàng, gà trống kiêu hãnh vươn cao chiếc vương miện, dẫm những bước chân khẳng định. Nó những muốn nói với vợ con:
"Dù biết ngày mai phải chết, thì hôm nay vẫn sống như không bao giờ chết".
Hôm đó gà trống đã gáy báo bình minh trước vầng sáng đầu tiên của mặt trời, như gà vẫn gáy sáng từ ngàn xưa và sau nữa.
Hôm đó, khi ánh bình minh lên cao, soi chói lọi cửa chuồng gà, gà mẹ mái mơ và đàn con thơ ngây cùng chứng kiến chiếc mũ miện của gà trống bố chúc xuống chiếc bát sành.
Còn NGƯỜI thì hát lẩm nhẩm: "Gái cắt tai – giai cắt cổ, tao hóa kiếp cho mày khỏi kiếp gà, kiếp sau mày lên làm người".
Đó là bài ca để cắt cho ra nhiều tiết và để linh hồn con người yên tâm với linh hồn con gà là hát bài ca cắt tiết đó sẽ không bị linh hồn con gà thù oán.
Sáng nay mẹ con nhà mái mơ nghe – nhìn tất cả, nhớ cả ánh mắt cuối cùng của bố như trối trăng:
"Chúa đã sinh ra ta là loài có hơi thở, chỉ được phép ăn những loài có hơi thở yếu hơn như châu chấu, cào cào hoặc giun dế".
Đó là bài ca để cắt cho ra nhiều tiết và để linh hồn con người yên tâm với linh hồn con gà là hát bài ca cắt tiết đó sẽ không bị linh hồn con gà thù oán.
Sáng nay mẹ con nhà mái mơ nghe – nhìn tất cả, nhớ cả ánh mắt cuối cùng của bố như trối trăng:
"Chúa đã sinh ra ta là loài có hơi thở, chỉ được phép ăn những loài có hơi thở yếu hơn như châu chấu, cào cào hoặc giun dế".
Cái bát sành thấm đỏ máu gà. Hơi thở của gà trống đã kiệt, mắt đã nhắm nghiền mà cái "giẫy giẫy" cuối cùng còn nghe như thể: "Sáng nay ta đã làm tròn bổn phận – hỡi loài có hơi thở khỏe hơn… Còn nếu sự này hoãn lại, thì sáng mai ta vẫn phải gáy báo bình minh, vì đó là một bổn phận"./Bài gốc
Luật sư, Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, như nhiều người từng biết, là một nhân vật nổi tiếng vào thế kỷ trước. Ông nổi tiếng tuổi trẻ tài cao, đậu hai bằng tiến sĩ văn chương và luật tại Pháp ở tuổi 22. Ông nổi tiếng là một luật sư có tài hùng biện. Ông nổi tiếng là người yêu nước đã tặng tài sản cho nhà nước và theo Kháng Chiến lên Việt Bắc chống Pháp. Ông nổi tiếng tại Đại Hội Luật gia Dân chủ ở Bỉ năm 1956, nhờ vận động thành công sự ủng hộ của quốc tế đối với chủ trương thống nhất đất nước bẳng quân sự. Ông nổi tiếng qua việc nhà cầm quyền Cộng Sản đền ơn bằng cách trao cho ông hàng chục chức vụ quan trọng, chức nào cũng đứng đầu bằng chữ “phó”. Ông tiếp tục nổi tiếng qua việc công khai chỉ ra những sai trái về phương diện luật pháp của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Và khi bị trừng phạt, ông nổi tiếng qua thành tích sợ hãi quá mức, đến nỗi không chu toàn được nhiệm vụ đối với vợ con và bản thân mình.
Trả lờiXóaCộng Sản đã không bỏ tù ông, mà trừng phạt gia đình ông một cách dã man, quỷ quyệt hơn, là cắt hộ khẩu. Trong một chế độ mọi người sống nhờ hộ khẩu, mà bị cắt hộ khẩu, sống cũng như chết. Chết dã man, chết từ từ. Cuối cùng, gia đình ông đã thoát chết, một phần, nhờ một con gà. Con gà đẻ trứng thường, nhưng với gia đình ông, trong hoàn cảnh khốn cùng, mỗi cái trứng của nó, đúng là trứng vàng.
Tuy không có bằng tiến sĩ chăn nuôi, ông Nguyễn Mạnh Tường đã biết nuôi gà đúng nguyên tắc. Trong cuốn hồi ký Un Excommunié do Quê Mẹ xuất bản năm 1992, chỉ trong vỏn vẹn nửa trang sách (trang 256), ông đã mô tả đầy đủ về con gà cứu tinh của gia đình mình. Qua đó, có thể rút được vài bài học quý.
Trước hết, muốn cho gà đẻ trứng, phải cho nó ăn. Người không có gạo ăn, lấy gì cho gà ăn? Mỗi buổi chiều, ông Nguyễn Mạnh Tường làm như nhàn du tản bộ ra chợ, lén nhặt những lá rau rơi rụng, kín đáo mang về cho gà. Nhờ thế, gà đẻ trứng đều đặn, đẻ hoài.
Trên hai chục năm trước, vào thời Việt Nam mới mở cửa, người viết biết một vài viên chức làm cho xí nghệp lớn của Mỹ, đi VN thăm dò cơ hội đem vốn tới đầu tư. Sau một vài chuyến đi về, hỏi thăm triển vọng làm ăn, được trả lời: “Họ ngu quá, không làm ăn được”. Hỏi tại sao, tham nhũng hả? Đáp: Tham nhũng ở đâu chả có. Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương… đều có tham nhũng. Nguyên tắc cơ bản người cầm quyền ở VN không biết, là muốn tham nhũng, trước hết, phải cho xí nghiệp cơ hội sống. Không cho gà ăn mà chỉ đòi trứng, kiếm đâu ra trứng?
Thứ nhì, con gà chỉ có thể làm những gì theo khả năng bẩm sinh. Gia đình ông Nguyễn Mạnh Tường gồm ba người, hai ông bà và cô con gái. Con gà cứu tinh chỉ có thể đẻ mỗi ngày một trứng. Hoặc trứng dầm nước mắm cả nhà ăn chung với rau luộc, hoặc luân phiên, cứ ba ngày một người được nguyên quả trứng. Không thể ép gà đẻ mỗi ngày hai hay ba trứng, để ai cũng có phần. Dù Mẹ Âu Cơ, có khả năng đẻ trăm trứng, nhưng hàng ngàn cán bộ, ai cũng đòi phần trứng của mình, Mẹ cũng đành chạy ra biển thoát thân.
Nếu ví toàn dân như con gà đẻ trứng, Gà Việt Nam đã và đang bị cưỡng bách đẻ mỗi ngày ít nhất hai trứng, một trứng nuôi Đảng, một trứng nuôi Nhà Nước; hai hệ thống cầm quyền song hành, cùng được cung phụng bằng tiền thuế của dân đóng cho ngân quỹ quốc gia.
ĐINH TỪ THỨC